YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Phú

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Trần Phú sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Chọn và khoanh tròn phần trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4.

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Vì sao lão Hạc lại ân hận khi bán chó?

A. Vì lão rất yêu quý nó.

B. Vì lão tự cho mình đã “nỡ tâm lừa nó”.

C. Vì lão đã bán mất một kỉ vật của con.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Nhân vật ông giáo giữ vai trò gì trong truyện Lão Hạc?

A. Nhân vật kể chuyện.

B. Nhân vật chứng kiến câu chuyện.

C. Nhân vật tham gia câu chuyện.

D. Nhân vật được nghe lại câu chuyện.

Câu 3: Một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi:

A. Tác phẩm phải rất đẹp.

B. Là tác phẩm độc đáo.

C. Tác phẩm to lớn, quy mô.

D. Vì cuộc sống con người.

Câu 4: Vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá một cách trực tiếp?

A. Vì Xiu muốn tự mình kể lại sự việc đó cho Giôn-xi nghe.

B. Vì nhà văn muốn tạo ra cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ.

C. Vì đó là sự việc không quan trọng.

D. Vì đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước.

Câu 5: (1 điểm)

Đoạn trích: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn... hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” đã được tác giả kết hợp những biện pháp tu từ nào để miêu tả hai cây phong? Giá trị của những phép tu từ đó.

Câu 6: (1 điểm)

Đọc truyện Lão Hạc, ta hiểu gì về nhà văn Nam Cao?

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông Giáo nghĩ: “Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.

Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là nghĩa gì?

Câu 2: (4 điểm)

Hãy tưởng tượng ra phản ứng của Giôn-xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuôi cùng và cái chết của cụ Bơ-men rồi viết lại phần kết của câu chuyện.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

1. D

2. C

3. D

4. B

Câu 5:

Đoạn trích: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây... như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” miêu tả hai cây phong đã được tác giả kết hợp những biện pháp tu từ sau:

- Nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, nói quá.

- Giá trị: Sử dụng các phép tu từ trên thể hiện sự tưởng tượng kì diệu, phong phú của tác giả, viết về hai cây phong bằng tất cả tình yêu thương nồng hậu. Hai cây phong có một sức sống vô cùng mãnh liệt, biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của con người thảo nguyên.

Câu 6: (1 điểm)

Đọc truyện Lão Hạc, người đọc hiểu nhà văn Nam Cao:

- Là người đồng cảm với cảnh đời, số phận của người nông dân nói chung và lão Hạc nói riêng, chia sẻ với nỗi đau khổ của nhân vật.

- Ông thấy được và ca ngợi những nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của người nông dân: nhân hậu, giàu tình thương yêu, giàu lòng tự trọng.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1:

Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ: “Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.“Nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là:

- Vì người tốt như lão Hạc không có đất dung thân. Chỉ có cái chết mới có thể bảo toàn nhân phẩm của mình.

- Xã hội không có tình người đã bức bách con người, dồn người nông dân đến bước đường cùng, không có lối thoát.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

B. Tự sự, biểu cảm, nghị luận,

C. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

D. Tự sự, miêu tả, nghị luận.

Câu 2: Câu văn nào không nói lên tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?

A. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.

B. Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

C. Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ.

D. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập.

Câu 3: Theo em, chất thơ trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ đâu?

A. Từ những câu văn trữ tình giàu cảm xúc.

B. Từ những câu văn giàu nhạc điệu.

C. Từ những câu văn có nhiều hình ảnh gợi tả, nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ...

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Bút kí

D. Hồi kí

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.

B. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

C. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.

D. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.

Câu 6: Chi tiết nào dưới đây thể hiện sắc thái hài hước trong những câu văn miêu tả trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

B. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

C. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ giọng vẫn hầm hè” có nghĩa là gì?

A. Thái độ coi chừng đối phương.

B. Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự.

C. Giọng nói phát ra từ trong cổ họng.

D. Lốì nói gàn dở, ngớ ngẩn.

Câu 8: Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...” trích trong văn bản nào?

A. Tôi đi học

B. Lão Hạc

C. Tức nước vỡ bờ

D. Trong lòng mẹ

Câu 9: Nhận định nào đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?

A. Cô bé bán diêm là truyện cổ tích có hậu.

B. Cô bé bán diêm là truyện cổ tích thần kì

C. Cô bé bán diêm là truyện ngắn có tính bi kịch.

D. Cô bé bán diêm là truyện ngắn có hậu.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) (mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?

“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

A. Hoạt động của lưỡi.

B. Hoạt động của miệng.

C. Hoạt động của răng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom                 

B. Xộc xệch

C. Xồng xộc                   

D. Xao xác

Câu 3: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?

A. Rào rào

B. Xào xạc

C. Mênh mông

D. Lách cách

Câu 4: Từ địa phương là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.

B. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.

C. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

D. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

Câu 5: Từ “mà” trong câu văn sau thuộc từ loại nào?

“Trưa nay các em được về nhà cơ mà.”

 (Tôi đi học - Thanh Tịnh)

A. Thán từ

B. Tình thái từ  

C. Trợ từ

D. Quan hệ từ

Câu 6: Câu văn nào trong đoạn văn dưới đây có chứa thán từ?

"... Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?”

A. Câu 1              

B. Câu 2

C. Câu 3               

D. Câu 4

Câu 7: Câu văn nào dưới đây có chứa tình thái từ?

A. Ôi! Sáng xuân nay xuân 61.

B. Này! Con đừng làm như thế.

C. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé!                 

D. Chiều biên giới em ơi!

Câu 8: Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì?

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

 (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

A. Nói quá

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nói giảm, nói tránh

Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất định nghĩa về câu ghép?

A. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên.

B. Câu ghép là câu có chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ vị còn lại được bao chứa trong kết cấu chủ vị nòng cốt.

C. Câu ghép là câu có hai kết cấu chủ vị trở lên, chúng bao chứa lẫn nhau.

D. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm không bao chứa tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu.

Câu 10: Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?

A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

B. Sóng đã cài then đêm sập cửa.

C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Câu 11: Quan hệ từ được in đậm trong các câu trong đoạn văn sau chỉ quan hệ nào?

“Nếu ai có bộ mặt không được xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, đẻ xẻ chia”...

(Tấm gương - Băng Sơn)

A. Quan hệ mục đích

B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nguyên nhân

D. Quan hệ nhượng bộ

Câu 12: Dấu hai chấm trong đọan văn sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?

“Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?”

A. Đúng                               

B. Sai

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Xác định câu ghép trong những ví dụ sau, chỉ ra các quan hệý nghĩa giữa các vế câu:

a. “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tựnhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.

(Tôi đi học - Thanh Tịnh)

b. “Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy,tôi hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này?...”

(Hai cây phong - Ai-ma-tốp)

Câu 2: (2 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và dấu câu đã học. Chủ đề: Mùa xuân đã về.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)

1. C

2. D

3. C

4. C

5. B

6. B

7. C

8. D

9. D

10. B

11. B

12. B

II. Phần tự luận: (4 điểm)

Câu 1:

Xác định câu ghép trong những ví dụ sau, chỉ ra các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

a. Câu ghép: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

- Quan hệ nguyên nhân.

b. Câu ghép: Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia.

- Quan hệ tiếp nối.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau, chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Nhốn nháo.

B. Vật vã.

C. Trao tặng.

D. Sòng sọc.

Câu 2: “Ru tréo” là từ tượng thanh. Đúng hay sai?

A. Đúng                           

B. Sai.

Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. Xôn xao

B. Rũ rượi

C. Xộc xệch

D. Xồng xộc

Câu 4: Câu: “Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” là câu gì?

A.Câu đơn

B. Câu ghép

C. Câu đặc biệt

D. Câu phức

Câu 5: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được dùng trong câu văn trên với mục đích gì?

A. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp,

C. Đánh dâu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.

Câu 6: Các vế của câu ghép sau đây được nối với nhau bằng cách nào?

“Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào củng nhìn rõ” (Hai cây phong - Ai-ma-tốp)

A. Dùng dấu phẩy.

B. Dùng cặp quan hệ từ.

C. Dùng dấu hai chấm.

D. Dùng cặp phó từ hô ứng.

Câu 7: Câu văn sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở lại một mình”. (Nguyễn Khải)

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nói giảm, nói tránh

D. Nói quá

Câu 8: Từ “hở” trong câu những câu thơ sau:

“Cái phút hoa quỳnh nở

Nó thế nào hở trăng?

Nó thế nào hở sao?

Nó thế nào hở gió?

Cái phút hoa quỳnh nở

Làm sao tìm lại đây?”

 (Hoa quỳnh - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Thuộc từ loại nào?

A. Thán từ

B. Tình thái từ.

C. Trợ từ.

D. Quan hệ từ.

Câu 9: Dòng nào sau đây có chứa tình thái từ?

A. Đã dậy rồi hả trầu?

B. Cuốn truyện này hay ơi là hay.

C. Nào đi tới! Bác Hồ ta nói.

D.  Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu 10: Nói giảm, nói tránh, nói quá đều là biện pháp tu từ?

A. Đúng.                     

B. Sai.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1: Người ta thường dùng các cách nào để nói giảm, nói tránh.

Tìm 3 ví dụ có sử dụng nói giảm, nói tránh.

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) vế chủ đề: Huế - Thành phố Festival của Việt Nam, trong đó có sử dụng câu ghép, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép thích hợp.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

1. C

2. B

3. A

4. B

5. B

6. B

7. C

8. C

9. C

10. A

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF