YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN:  CÔNG NGHỆ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Sử dụng phân lân có gì khác với sử dụng phân đạm, phân kali, vì sao?

Câu 2: Trình bày những hiểu biết của mình về chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.

Câu 3: Vì sao nói: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi sử dụng không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Phân lân chủ yếu dùng để bón lót; phân đạm, kali chủ yếu dùng để bón thúc cho cây trồng. Lí do: Phân lân khó hòa tan trong nước, nên cây hấp thụ chậm, phải bón lót ngay từ đầu mới phát huy tác dụng của phân; phân đạm và kali ngược lại, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả của phân nhanh, vì thế chủ yếu dùng để bón thúc. Cũng có thể bón lót bằng phân đạm, kali những lưu ý bón ít để tránh lãng phí.

- Phân lân bón kết hợp với phân hữu cơ (ủ lẫn với phân chuồng, phân xanh…) có hiệu quả cao hơn bón riêng biệt; ngược lại, phân đạm, kali bón riêng biệt trực tiếp vào đất là tốt nhất. Lí do: Phân lân khó tiêu, nếu được ủ với phân hữu cơ sẽ giúp quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành dạng lân dễ tiêu, cây hấp thụ lân nhiều hơn; phân đạm và kali dễ hòa tan, dễ chuyển hóa nên không cần kết hợp với phân khác.

- Phân lân nên bón tập trung vào gốc cây hiệu quả hơn bón rải rác trên bè mặt đất; phân đạm, kali bón rải rác trên bề mặt đất hay tập trung đều được tùy theo yêu cầu của từng loại cây trồng. Lí do: Phân lân thường bị đất giữ chặt trên bề mặt keo đất, nên hạn chế để phân lân tiếp xúc với đất trên diện rộng (ví dụ: người ta chế ra dạng phân viên để bón trực tiếp vào gốc lúa).

Câu 2:

- Vi khuẩn được sử dụng để sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là những vi khuẩn có tinh thể protein độc ở giai đoạn bao tử. Những tinh thể này rất độc đối với một số loài sâu nhưng không độc với những loài khác.

- Một số loài sâu hại, khi nuốt tinh thể protein vào bụng sẽ gây tê liệt và chết sau vài giờ

- Một trong những vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất là Baccillus thuringiensis. Từ loài vi khuẩn này người ta đã sản xuất ra thuốc trừ sâu Bt.

Câu 3:

- Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu dùng không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật, bởi vì:

- Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có phổ độc rất rộng, nên được dùng để diệt nhiều loài sâu, bệnh trên nhiều loại cây khác nhau. Mặt khác, những thuốc này lại được người nông dân sử dụng với nồng độ, liều lượng cao (để nhanh chóng dập tắt dịch hại). Chính vì vậy, thuốc hóa học bảo vệ thực vật vừa diệt sâu, bệnh lại vừa gây hại cho cây trồng, làm giảm năng suất và phẩm chất của nông sản.

- Sử dụng không hợp lí, không đúng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, nước. Từ đó phá vỡ cân bằng sinh thái đã ổn định của các quần thể sinh vật.

- Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật không đúng còn tạo cơ hội xuất hiện những quần thể dịch hại kháng thuốc. Những quần thể dịch hại này có khả năng chống đỡ với thuốc, làm thuốc mất tác dụng.

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1: Chế phầm sinh học là:

A. Những chế phẩm được sản xuất ra bằng công nghệ vi sinh.

B. Những chế phẩm được sản xuất từ việc khai thác, sử dụng các vi sinh vật gây hại cho sâu, bệnh hại cây trồng, thông qua công nghệ vi sinh nhằm mục đích bảo vệ cây trồng.

C. Những chế phẩm được sản xuất ra từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật.

D. Những chế phẩm trong thành phần có chứa nhiều loại vi sinh vật khác nhau.

Câu 2: Thuốc trừ sâu Bt còn được gọi là:

A. Chế phẩm nấm trừ sâu.

B. Chế phẩm vi rút trừ sâu.

C. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.

D. Chế phẩm sinh học trừ sâu.

Câu 3: Sâu bọ hại cây trồng thường hay bị nhiễm vi rút ở giai đoạn:

A. Trưởng thành.

B. Trứng sâu.

C. Sâu non.

D. Nhộng.

Câu 4: Chế phẩm vi rút trừ sâu còn có tên gọi là:

A. Chế phẩm vi rút nhân đa diện.

B. Thuốc trừ sâu N.P.V.

C. Chế phẩm nấm vi rút trừ sâu.

D. Chế phẩm vi khuẩn nhân đa diện.

Câu 5: Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có hiệu quả vào lúc:

A. Sâu, bệnh mới chớm xuất hiện trên đồng ruộng là phun thuốc ngay.

B. Sâu, bệnh phát triển thành dịch mới dùng thuốc.

C. Dịch hại phát triển tới ngưỡng gây hại.

D. Phun thuốc theo định kì thời gian.

Câu 6: Biện pháp cơ giới, vật lí là biện pháp quan trọng vì:

A. Rẻ tiền, dễ áp dụng.

B. Không làm ảnh hưởng tới môi trường.

C. Hiệu quả cao (bắt, biệt sâu trưởng thành), ít tốn kém, dễ thực hiện và không ảnh hưởng môi trường sinh thái.

D. Không làm ảnh hưởng đến các loài thiên địch của sâu, bệnh hại

II.Tự Luận

Câu 1: Trình bày các biện pháp hạn chế tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

Câu 2: Trình bày thành tựu thứ 2 của ngành nông lâm ngư nghiệp.

ĐÁP ÁN

II. Tự Luận

Câu 1:

- Muốn hạn chế tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thực vật, cần thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

+ Chỉ dùng thuốc khi dịch hại đã tới ngưỡng gây hại.

+ Lựa chọn loại thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường.

+ Dùng đúng thuốc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng thời gian theo chỉ dẫn của cơ sở sản xuất thuốc.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 2: Thành tự thứ hai của ngành nông lâm ngư nghiệp:

+ Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

+ Sản xuất lương thực tăng liên tục

+ Một số được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng?

Câu 2. So sánh tính chất của đất mặn và đất phèn

Câu 3. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất xám bạc màu, cần thực hiện những biện pháp kĩ thuật gì? Giải thích tác dụng các biện pháp đó.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.

+ Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống thuần khiết và có chất lượng rất cao.

+ Giai đoạn này có nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.

+ Giai đoạn này được thực hiện ở các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách.

- Giai đoạn 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.

+ Hạt giống nguyên chủng có chất lượng và độ thuần khiết cao.

+ Giai đoạn này được thực hiện ở các công ti, các trung tâm giống.

- Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng.

+ Hạt giống xác nhận được nhân ra để cung cấp cho sản xuất đại trà.

+ Giai đoạn này thực hiện ở các cơ sở nhân giống liên kết giữa công ti giống và cơ sở sản xuất.

Câu 2.

Bảng so sánh đất mặn và đất phèn

 

Đất mặn

Đất phèn

Giống nhau

- Đất có thành phần cơ giới nặng.

- Khi khô đất nứt nẻ và cứng.

- Hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu.

- Đất có độ phì nhiêu thấp.

Khác nhau

- Đất chứa nhiều muối tan như: NaCl, Na2SO4 làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây.

- Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.

- Đất chứa nhiều chất độc hại cho cây như Al3+, Fe3+, CH4, H2S...

- Đất rất chua.

       

Câu 3.

- Trước hết phải xây dựng bờ vùng, bờ thửa, hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí nhằm hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng, các hạt keo và sét.

- Cày sâu dần kết hợp với bón tăng phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ giới đất (góp phần làm tăng tỉ lệ chất mùn trong đất, tăng hạt keo cho đất) làm cho đất tơi xốp, hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng. Kết hợp bón phân hữu cơ với phân hóa học (N, P, K) một cách hợp lí. Nếu bón nhiều phân hóa học sẽ làm đất chua hơn.

- Bón vôi cải tạo đất vì vôi có tác dụng làm giảm độ chua của đất, tăng kết cấu của đất.

- Luân canh, xen canh cây trồng hợp lí, giữ cho mặt đất canh tác luôn được che phủ nhờ các tầng tán cây trồng, hạn chế xói mòn lớp đất mặt (ví dụ trồng ngô xen với cây họ Đậu…)

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu có những điểm gì khác nhau?

Câu 2: Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Làm gì để tăng độ phì nhiêu của đất?

Câu 3: Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Đặc điểm khác giữa đất xòi mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu.

 

Đất xám bạc màu

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Nguyên nhân hình thành

Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du, địa hình dốc thoải nên rửa trôi các chất dinh dưỡng, hạt sét, keo đất.

Loại đất này trồng lúa lâu đời bằng canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng.

Hình thành ở vùng miền núi, độ dốc cao, dốc kéo dài nên tốc độ xói mòn càng mạnh, rửa trôi hầu hết chất dinh dưỡng, lớp đất mặt bị bào mòn. Mưa càng lớn, mưa tập trung lượng đất bào mòn rửa trôi càng mạnh, trơ sỏi đá.

Tính chất đất

Tầng đất mặt mỏng, tỉ lệ cát lớn, hạt keo và sét ít. Đất thường bị khô hạn.

Tầng đất mặt rất mỏng, trơ sỏi đá. Hạt keo, sét bị cuốn trôi.

Câu 2:

- Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

- Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.

- Muốn tăng độ phì nhiêu cho đất, cần thực hiện tốt một số khâu kĩ thuật sau:

+ Bón phân hữu cơ đã ủ hoai cùng với bón vôi hợp lí.

+ Bón phân hóa học ít và cân đối giữa đạm, lân, kali.

+ Các biện pháp làm đất đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.

+ Thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lí.

Câu 3:

Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.

+ Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống thuần khiết và có chất lượng rất cao.

+ Giai đoạn này có nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.

+ Giai đoạn này được thực hiện ở các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách.

- Giai đoạn 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.

+ Hạt giống nguyên chủng có chất lượng và độ thuần khiết cao.

+ Giai đoạn này được thực hiện ở các công ti, các trung tâm giống.

- Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng.

+ Hạt giống xác nhận được nhân ra để cung cấp cho sản xuất đại trà.

+ Giai đoạn này thực hiện ở các cơ sở nhân giống liên kết giữa công ti giống và cơ sở sản xuất

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON