Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Công nghệ 12 chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
ĐỀ THI GIỮA HK1
NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: CÔNG NGHỆ 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Hạt giống siêu nguyên chủng có độ thuần khiết và chất lượng:
A. Thấp
B. Rất thấp
C. Cao
D. Rất cao
Câu 2. Hệ thống sản suất giống có giai đoạn:
A. Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
B. Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng
C. Sản xuất hạt giống xác nhận
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống:
A. Có chất lượng và độ thuần khiết rất cao
B. Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng
C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản suất đại trà
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Trường hợp nào hạt giống được sản xuất theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn?
A. Giống cây do tác giả cung cấp
B. Giống cây nhập nội
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 5. Một phần của cơ thể thực vật là:
A. Tế bào
B. Mô thực vật
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Cơ thể thực vật được hình thành từ:
A. Một tế bào
B. Nhiều tế bào giống nhau
C. Nhiều tế bào khác nhau
D. Đáp án khác
Câu 7. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào có bước nào sau đây?
A. Chọn vật liệu nuôi cấy
B. Khử trùng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 8. Mẫu vật liệu nuôi cấy sau khi cắt sẽ được:
A. Tẩy rửa bằng nước sạch
B. Khử trùng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 9. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây hoa là:
A. Hoa lan
B. Hoa đồng tiền
C. Hoa cẩm chướng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây:
A. Cây hoa
B. Cây lâm nghiệp
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 11. Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính gì của đất?
A. Chua
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12. Độ chua tiềm tàng:
A. Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên
B. Là độ chua do H+ trên bề mặt keo đất gây nên
C. Là độ chua do Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên
D. Cả B và C đều đúng
Câu 13. Trừ đất phù sa trung tính, đa số các đất nông nghiệp:
A. Chua
B. Ít chua
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 14. Căn cứ vào phản ứng của đất để làm gì?
A. Bố trí cây trồng phù hợp
B. Bón phân
C. Bón vôi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Căn cứ nguồn gốc hình thành và độ phì nhiêu của đất, người ta chia đất thành:
A. Độ phì nhiêu tự nhiên
B. Độ phì nhiêu nhân tạo
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 16. Yếu tố nào có trong đất dễ bị khoáng hóa?
A. Chất hữu cơ
B. Mùn
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 17. Loại đất nào cần được cải tạo?
A. Đất xám bạc màu
B. Đất mặn
C. Đất phèn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Đất xám bạc màu có tầng đất mặt:
A. Mỏng
B. Dày
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 19. Lớp đất mặt của đất xám bạc màu có lượng keo:
A. Lớn
B. Nhỏ
C. Vừa
D. Đáp án khác
Câu 20. Đất xám bạc màu có lượng vi sinh vật trong đất :
A. Ít
B. Nhiều
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 21. Cải tạo đất bằng cách bón phân hóa học tức là:
A. N
B. P
C. K
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22. Cải tạo đất xám bạc màu bằng cách luân canh cây trồng:
A. Cây họ đậu
B. Cây lương thực
C. Cây phân xanh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Có mấy nguyên nhân chính gây xói mòn đất?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có lượng chất dinh dưỡng:
A. Nghèo
B. Giàu
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 25. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là:
A. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn
B. Sét và limon bị cuốn trôi
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
ĐÁP ÁN
1D |
2D |
3A |
4B |
5C |
6C |
7C |
8C |
9D |
10C |
11C |
12D |
13A |
14D |
15C |
16C |
17D |
18A |
19B |
20A |
21D |
22D |
23B |
24A |
25C |
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Sử dụng phân lân có gì khác với sử dụng phân đạm, phân kali, vì sao?
Câu 2. Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Làm gì để tăng độ phì nhiêu của đất?
Câu 3. Lập bảng phân biệt phân hóa học với phân hữu cơ về đặc điểm và tính chất của chúng.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
- Phân lân chủ yếu dùng để bón lót; phân đạm, kali chủ yếu dùng để bón thúc cho cây trồng. Lí do: Phân lân khó hòa tan trong nước, nên cây hấp thụ chậm, phải bón lót ngay từ đầu mới phát huy tác dụng của phân; phân đạm và kali ngược lại, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả của phân nhanh, vì thế chủ yếu dùng để bón thúc. Cũng có thể bón lót bằng phân đạm, kali những lưu ý bón ít để tránh lãng phí.
- Phân lân bón kết hợp với phân hữu cơ (ủ lẫn với phân chuồng, phân xanh…) có hiệu quả cao hơn bón riêng biệt; ngược lại, phân đạm, kali bón riêng biệt trực tiếp vào đất là tốt nhất. Lí do: Phân lân khó tiêu, nếu được ủ với phân hữu cơ sẽ giúp quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành dạng lân dễ tiêu, cây hấp thụ lân nhiều hơn; phân đạm và kali dễ hòa tan, dễ chuyển hóa nên không cần kết hợp với phân khác.
- Phân lân nên bón tập trung vào gốc cây hiệu quả hơn bón rải rác trên bè mặt đất; phân đạm, kali bón rải rác trên bề mặt đất hay tập trung đều được tùy theo yêu cầu của từng loại cây trồng. Lí do: Phân lân thường bị đất giữ chặt trên bề mặt keo đất, nên hạn chế để phân lân tiếp xúc với đất trên diện rộng (ví dụ: người ta chế ra dạng phân viên để bón trực tiếp vào gốc lúa).
Câu 2.
- Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.
- Muốn tăng độ phì nhiêu cho đất, cần thực hiện tốt một số khâu kĩ thuật sau:
+ Bón phân hữu cơ đã ủ hoai cùng với bón vôi hợp lí.
+ Bón phân hóa học ít và cân đối giữa đạm, lân, kali.
+ Các biện pháp làm đất đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
+ Thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lí.
Câu 3.
Bảng phân biệt tính chất, đặc điểm của phân hóa học và phân hữu cơ:
Nội dung |
Phân hóa học |
Phân hữu cơ |
Số lượng nguyên tố dinh dưỡng |
Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng. |
Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. |
Tỉ lệ chất dinh dưỡng |
Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao và ổn định. |
Tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp và không ổn định. |
Độ hòa tan |
Dễ hòa tan nên cây hấp thụ nhanh, cho hiệu quả nhanh. |
Phải qua quá trình khoáng hóa cây mới hấp thụ nên hiệu quả chậm. |
Bón phân liên tục trong thời gian dài |
Phân hóa học, nhất là đạm, kali dễ làm cho đất chua bị chai cứng. |
Phân hữu cơ không làm hại đất, ngược lại còn cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. |
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng?
Câu 2. So sánh tính chất của đất mặn và đất phèn
Câu 3. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất xám bạc màu, cần thực hiện những biện pháp kĩ thuật gì? Giải thích tác dụng các biện pháp đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống thuần khiết và có chất lượng rất cao.
+ Giai đoạn này có nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Giai đoạn này được thực hiện ở các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách.
- Giai đoạn 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Hạt giống nguyên chủng có chất lượng và độ thuần khiết cao.
+ Giai đoạn này được thực hiện ở các công ti, các trung tâm giống.
- Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng.
+ Hạt giống xác nhận được nhân ra để cung cấp cho sản xuất đại trà.
+ Giai đoạn này thực hiện ở các cơ sở nhân giống liên kết giữa công ti giống và cơ sở sản xuất.
Câu 2.
Bảng so sánh đất mặn và đất phèn
Đất mặn |
Đất phèn |
||
Giống nhau |
- Đất có thành phần cơ giới nặng. - Khi khô đất nứt nẻ và cứng. - Hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu. - Đất có độ phì nhiêu thấp. |
||
Khác nhau |
- Đất chứa nhiều muối tan như: NaCl, Na2SO4 làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây. - Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu. |
- Đất chứa nhiều chất độc hại cho cây như Al3+, Fe3+, CH4, H2S... - Đất rất chua. |
|
Câu 3.
- Trước hết phải xây dựng bờ vùng, bờ thửa, hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí nhằm hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng, các hạt keo và sét.
- Cày sâu dần kết hợp với bón tăng phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ giới đất (góp phần làm tăng tỉ lệ chất mùn trong đất, tăng hạt keo cho đất) làm cho đất tơi xốp, hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng. Kết hợp bón phân hữu cơ với phân hóa học (N, P, K) một cách hợp lí. Nếu bón nhiều phân hóa học sẽ làm đất chua hơn.
- Bón vôi cải tạo đất vì vôi có tác dụng làm giảm độ chua của đất, tăng kết cấu của đất.
- Luân canh, xen canh cây trồng hợp lí, giữ cho mặt đất canh tác luôn được che phủ nhờ các tầng tán cây trồng, hạn chế xói mòn lớp đất mặt (ví dụ trồng ngô xen với cây họ Đậu…)
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu có những điểm gì khác nhau?
Câu 2: Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Làm gì để tăng độ phì nhiêu của đất?
Câu 3: Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Đặc điểm khác giữa đất xòi mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu.
Đất xám bạc màu |
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá |
|
Nguyên nhân hình thành |
Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du, địa hình dốc thoải nên rửa trôi các chất dinh dưỡng, hạt sét, keo đất. Loại đất này trồng lúa lâu đời bằng canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng. |
Hình thành ở vùng miền núi, độ dốc cao, dốc kéo dài nên tốc độ xói mòn càng mạnh, rửa trôi hầu hết chất dinh dưỡng, lớp đất mặt bị bào mòn. Mưa càng lớn, mưa tập trung lượng đất bào mòn rửa trôi càng mạnh, trơ sỏi đá. |
Tính chất đất |
Tầng đất mặt mỏng, tỉ lệ cát lớn, hạt keo và sét ít. Đất thường bị khô hạn. |
Tầng đất mặt rất mỏng, trơ sỏi đá. Hạt keo, sét bị cuốn trôi. |
Câu 2:
- Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.
- Muốn tăng độ phì nhiêu cho đất, cần thực hiện tốt một số khâu kĩ thuật sau:
+ Bón phân hữu cơ đã ủ hoai cùng với bón vôi hợp lí.
+ Bón phân hóa học ít và cân đối giữa đạm, lân, kali.
+ Các biện pháp làm đất đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
+ Thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lí.
Câu 3:
Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống thuần khiết và có chất lượng rất cao.
+ Giai đoạn này có nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Giai đoạn này được thực hiện ở các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách.
- Giai đoạn 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Hạt giống nguyên chủng có chất lượng và độ thuần khiết cao.
+ Giai đoạn này được thực hiện ở các công ti, các trung tâm giống.
- Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng.
+ Hạt giống xác nhận được nhân ra để cung cấp cho sản xuất đại trà.
+ Giai đoạn này thực hiện ở các cơ sở nhân giống liên kết giữa công ti giống và cơ sở sản xuất
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác: