YOMEDIA

Bộ 4 đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019

Tải về
 
NONE

Bộ 4 đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019​ được Học247 tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước. Bộ đề thi gồm 4 đề với các phần đề thi à phần gợi ý giải chi tiết. Với bộ đề thi này, hi vọng các em sẽ có thêm một tư liệu tham khảo hay và bổ ích. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

(Thời gian làm bài: 60 phút)

ĐỀ 1

Câu 1: (4,0 điểm)

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1,0 điểm)

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5 điểm)

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu), trong đó có dùng cụm C - V để mở rộng câu. (Gạch chân cụm C - V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2,0 điểm)

Câu 2: (1,0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Sống chết mặc bay" - Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (5,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

ĐỀ 2

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.

1. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?

A. Hồ Chí Minh                                  B. Đặng Thai Mai                            

C. Phạm Văn Đồng                           D. Hoài Thanh

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?

A. Biểu cảm                                         B. Nghị luận        

C. Tự sự                                              D. Miêu tả

3. Trong bốn từ sau: “Tổ quốc, đất nước, sông núi, giang sơn” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ                                          B. Hai từ             

C. Ba từ                                            D. Bốn từ            

4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

A. Người ta là hoa đất.                      B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Uống nước nhớ nguồn.               D. Bán anh em xa mua láng giềng gần.

5. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?

A. Lên thác xuống ghềnh                  B. Vong ân bội nghĩa                       

C. Hoài niệm tuổi thơ                         D. Được voi đòi tiên               

6. Nhận xét nào đúng với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?

A. Là một bài thơ Đường                   B. Bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán                  

C. Là bài thơ tứ tuyệt                          D. Là bài thơ làm theo thể Đường luật      

7. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

A. Kính trọng                                    B. Yêu quý                             

C. Gần gũi                                          D. Nhớ nhung               

8. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?

A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận                      

B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết

C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận

D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận          

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hãy cho biết:

a) Nêu khái quát về tác giả và xuất xứ của văn bản?

b) Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác? Sự giản dị ấy gắn liền với đời sống tinh thần của Bác như thế nào?

Câu 2 (6,0 điểm):

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?

ĐỀ 3

PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? 

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.                 

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

C. Uống nước nhớ nguồn.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. [...] (Thép Mới) 

A. Một trạng ngữ.

C. Ba trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.

D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.                           

B. Câu chủ động.

 C. Câu rút gọn.                          

 D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?

A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.

C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.                                           

D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)

A. Điệp ngữ.                         

B. Nhân hoá.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.                              

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt:  “Mệt quá!”

A. Xác định thời gian.

C. Gọi đáp.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

 A. Ở đâu.

C. Nơi đâu.

 B. Chỗ nào.

D. Khi nào.

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

 (Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

ĐỀ 4

Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ 1

Câu 1: (4,0 điểm)

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

  • Tác giả là Hồ Chí Minh
  • Ý nghĩa của tác phẩm: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta”.

b. Từ gạch chân là trạng ngữ.

  • "Từ xưa đến nay":  Trạng ngữ chỉ thời gian.
  • "Mỗi khi": diễn tả một việc diễn ra nhiều lần.

c. Câu câu đặc biệt:

  • Và lắc.
  • Và xóc.

d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu), trong đó có dùng cụm C - V để mở rộng câu. (Gạch chân cụm C - V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2,0 điểm)

Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.

Câu 2: (1,0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?

  • Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống khổ cực của dân với cuộc sống sa hoa của bọ quan lại.
  • Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với cuộc sống khổ cực của người dân; Thái độ lên án gay gắt đối với bọn cầm quyền vô trách nhiệm.
  • Nghệ thuật: kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp; Ngôn ngừ phần nào thể hiện tính cách của nhân vật

Câu 3: (5,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

  • Mở bài
    • Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm...).
    • Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp.
  • Thân bài
    • Giải thích ý nghĩa câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
      • Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
      • Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
    • Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây
      • Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)... Cho VD.
    • Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm)
      • Trân trọng, ghi nhớ công ơn.
      • Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.
      • Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...).
      • Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó...
      • Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.
      • Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.
  • Kết bài
    • Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ.
    • Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
    • Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí.
    • Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.

ĐỀ 2

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.

1. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?

A. Hồ Chí Minh                               

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?

B. Nghị luận        

3. Trong bốn từ sau: “Tổ quốc, đất nước, sông núi, giang sơn” có mấy từ Hán Việt?

B. Hai từ             

4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

A. Người ta là hoa đất.                     

5. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?

C. Hoài niệm tuổi thơ                         

6. Nhận xét nào đúng với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?              

D. Là bài thơ làm theo thể Đường luật      

7. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

B. Yêu quý                                    

8. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?

B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hãy cho biết:

a) Khái quát về tác giả và xuất xứ của văn bản

  • Tác giả
    • Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
  • Tác phẩm
    • Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).

b) Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác? Sự giản dị ấy gắn liền với đời sống tinh thần của Bác như thế nào?

  • Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản.
  • Cái nhà sàn chỉ hai ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.
  • Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần người phục vụ.
  • Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
  • Giản dị trong lời nói, bài viết.

Câu 2 (6,0 điểm): Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?

  • Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
    • “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
    • Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
  • Thân bài
    • Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
      • “Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
      • “Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
      • → Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
    • Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
      • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
      • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
      • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn
    • Cần làm gì để có được lòng biết ơn
      • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
      • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
      • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
      • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
  • Kết bài
    • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
    • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

ĐỀ 4

Câu 1 (1 điểm)

  • Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
  • Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

Câu 2 (2 điểm)                   

  • Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
  • Ví dụ (học sinh lấy ví dụ đúng)
  • Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
  • Ví dụ (học sinh lấy ví dụ đúng)

Câu 3 (3 điểm)       

a.                        

  • Trích từ tác phẩm :Sự giàu đẹp của tiếng Việt".
  • Tác giả: Đặng Thai Mai.

b.                        

  • Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.

c.

  • Trạng ngữ: “Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây”.
  • Trạng ngữ chỉ cách thức.

Câu 4 (5 điểm)                   

  • Yêu cầu: 
    • Xác định và viết đúng kiểu bài chứng minh, đúng chủ đề.
    • Bố cục: 3 phần rõ ràng.
    • Không sai nhiều lỗi chính tả, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
    • Luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, dẫn chứng xác thực.      
  • Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.
  • Thân bài       
    • Giản dị trong bữa ăn:
      • Chỉ vài ba món giản đơn.
      • Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
      • Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
    • Giản dị trong căn nhà:
      • Vẻn vẹn có 3 phòng.
      • Lộng gió và ánh sáng.
    • Giản dị trong việc làm:
      • Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
      • Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
    • Trong quan hệ với mọi người:
      • Viết thư cho một đồng chí.
      • Nói chuyện với các cháu miền Nam.
      • Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
    • Giản dị trong lời nói, bài viết:
      • Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
      • "Nước Việt Nam là một...”
  • Kết bài          
    • Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
  • Lưu ý
    • Điểm trừ tối đa đối với bài viết không biết triển khai luận điểm, không biết lập luận và không nêu dẫn chứng  là 1 điểm.
    • Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn thuyết minh  là 0,5 điểm.
    • Điểm trừ tối đa bài viết mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt là 0,5 điểm.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF