YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Mạc Đỉnh Chi

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi Học kì 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Mạc Đỉnh Chi được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em ôn tập môn Ngữ văn 10 KNTT, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT MẠC ĐỈNH CHI

ĐỀ THI HK2

MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Năm mươi người con theo cha xuống biển
Năm mươi người con theo mẹ lên rừng
Những người con ngồi đúc trống đồng
Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu
Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt
Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền
Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm
Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng
Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi
Tiếng mây bay vương vấn sắc trời
Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi
Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ
Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi
Bật ra thành tiếng Việt trên môi…

(Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Theo tác giả: Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì?

A. Chắc nịch.

B. Thánh thót.

C. Ngạt ngào.

D. Âu yếm.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

A. Điệp từ.

B. Nhân hoá.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

A. Bối rối.

B. Bồi hồi.

C. Yêu thương.

D. Lo lắng.

Câu 5. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?

A. Thánh Gióng.

B. Con Rồng cháu Tiên.

C. Bánh chưng bánh giầy.

D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Câu 6. Nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu?

A. Tiếng mẹ đẻ.

B. Tiếng của thiên nhiên.

C. Âm thanh của muôn loài.

D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

Câu 7. Đoạn trích đề cập đến đề tài nào dưới đây?

A. Thiên nhiên.

B. Đất nước.

C. Con người.

D. Tiếng Việt.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió
Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.

Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

MÂY TRẮNG CÒN BAY

Bảo Ninh

Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.

Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.

Mây ngay ngoài, các bác kìa! - bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.

Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.

Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Bà cụ nói - Y thể cây lá ngoài vườn.

Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.

Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?

Tay nọ làm thinh.

Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?

Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.

Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc - bà cụ nói - Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.

Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:

Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

Dạ thưa - Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay - Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.

Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.

Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.

Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.

Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.

Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.

Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.

Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.

Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.

Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.

Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.

Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.

Thực hiện yêu cầu:

Nhan đề phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

---------Hết---------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

C

0,5

2

A

0,5

3

C

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

- Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ:

- Tạo nhịp điệu, gợi sự sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

- Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.

+ Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

+ Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

+ Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5

9

- Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích: Giọng điệu: ngọt ngào, tha thiết – rất phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc: sự trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

 

 

 

10

- Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt:

- Mỗi người phải tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

 

VIẾT

4,0

   

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

   

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa nhan đề và khía cạnh nội dung của truyện Mây trắng còn bay.

0,25

   

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2.0

   

“Mây trắng còn bay” tạo nên không gian bồng bềnh, hư ảo; gợi sự thanh thản, bình yên, sự chảy trôi của cuộc đời, của quá khứ.

- Nhan đề còn là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, vết thương chiến tranh; là sự trân trọng những hi sinh thầm lặng của con người trước, trong và sau chiến tranh.

- Nghệ thuât: Tạo tình huống đặc sắc; hình ảnh giàu sức gợi; ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm, tính cách của các nhân vật…

   

- Đánh giá chung:

+ Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện.

+ Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả.

0,5

   

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

   

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

I + II

   

10

Đề số 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Sẽ là thảm họa nếu nước Mỹ coi nhẹ vấn đề cấp bách này. Mùa hè oi bức của những người dân da đen bất mãn sẽ không qua đi, cho tới khi làn gió thu của tự do và bình đẳng tới. 1963 sẽ không phải là năm kết thúc, mà là năm bắt đầu. Với những ai đang hy vọng viển vông rằng người da đen chỉ đang xả bớt sự bực bội và rồi sẽ trở nên hài lòng, thì xin thưa, nếu nước Mỹ phớt lờ chúng tôi để trở lại với công việc kinh doanh thường nhật, thì người da đen sẽ khiến họ phải giật mình tỉnh giấc. Nước Mỹ sẽ không bình yên cho tới khi người da đen nhận được quyền công dân của mình. Những cơn lốc của các cuộc nổi dậy sẽ làm rung chuyển nền móng của nước Mỹ chừng nào công lý chưa soi sáng nơi đây.

Nhưng có một điều mà tôi phải nói với những con người đang đứng trước ngưỡng cửa của lâu đài công lý, rằng trong quá trình lấy lại địa vị đáng có của chúng ta, chúng ta không được phép để bản thân phạm phải tội lỗi. Đừng thỏa mãn cơn khát tự do của chúng ta bằng cách uống chén hận thù và cay đắng. Chúng ta vĩnh viễn phải cư xử dựa trên nền tảng phẩm cách và nguyên tắc cao. Chúng ta không được cho phép cuộc kháng nghị sáng tạo của chúng ta trở nên bạo lực. Xin được nhắc lại rằng chúng ta phải nâng bản thân lên tới tầm cao mà sức mạnh vật chất có thể gặp được sức mạnh tâm hồn.

Tinh thần chiến đấu mới đang sục sôi bên trong cộng đồng người da đen không được phép dẫn chúng ta tới việc ngờ vực toàn bộ tất cả người da trắng, bởi vì rất nhiều người anh em da trắng, những người có mặt ở đây ngày hôm nay, đã nhận ra rằng vận mệnh của tất cả chúng ta gắn liền với nhau, rằng tự do của tất cả chúng ta là không thể tách rời.

Chúng ta không thể bước đi đơn độc.

Chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta đang đồng hành cùng nhau.

Chúng ta không thể quay lưng.

Sẽ có những người hỏi, “Chừng nào thì các bạn mới hài lòng?” Chúng tôi sẽ không bao giờ hài lòng khi người da đen vẫn còn là nạn nhân của những hành động hung ác ghê tởm của cảnh sát. Chúng tôi sẽ không hài lòng, khi tấm thân mệt mỏi sau một quãng đường dài vẫn không thể tìm được nơi nghỉ ngơi trong các nhà nghỉ bên đường hay khách sạn trong thành phố. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những người da đen còn phải di chuyển từ khu tập trung da đen nhỏ tới khu tập trung da đen lớn hơn. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những đứa trẻ da đen bị tước đoạt nhân phẩm và tự trọng bởi những tấm biển “Chỉ dành cho người da trắng”. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi một người da đen ở Mississippi không được bầu cử, khi một người da đen ở New York tin rằng anh chẳng có gì để bầu. Không, không, chúng tôi không hài lòng, và chúng tôi sẽ không hài lòng cho đến khi mưa công lý tuôn rơi cùng với dòng sông của chính nghĩa.

Tôi hiểu rằng để các bạn tới được đây, có những người đã phải vượt qua nhiều gian nan và thử thách lớn. Có những người chỉ vừa mới bước ra khỏi xà lim. Có những người đến từ khu vực mà hành trình kiếm tìm tự do khiến bạn phải đối diện với giông bão bức hại cùng những cơn gió dữ bạo hành từ cảnh sát. Các bạn đã trở thành những con người khổ đau nhưng sáng tạo. Hãy tiếp tục với niềm tin rằng khổ đau rồi sẽ có ngày hồi báo. Hãy quay trở lại Mississippi, trở lại Alabama, trở lại Nam Carolina, trở lại Georgia, trở lại Louisiana, trở lại những khu ổ chuột và khu tập trung của người da đen tại các thành phố phía Nam, và mang trong mình niềm tin rằng bằng cách này hay cách khác, tình thế có thể và sẽ thay đổi.

Đừng đắm chìm trong tuyệt vọng, tôi xin được chia sẻ với mọi người ở đây hôm nay, các bạn của tôi.

(Trích Tôi có một giấc mơ – Diễn văn chính trị của Martin Luther King năm 1963, Dẫn theo http://trithucvn.org)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

A. Nghị luận

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Văn bản sử dụng thao tác lập luận nào là chính?

A. Bác bỏ

B. Bình luận

C. Phân tích

D. So sánh

Câu 3. Văn bản đề cập tới vấn đề nào?

A. Nạn phân biệt chủng tộc

B. Ảnh hưởng bạo lực

C. Tác động của công lí

D. Tác động của vật chất

Câu 4. Theo tác giả, điều gì “Sẽ là thảm họa nếu nước Mỹ coi nhẹ vấn đề cấp bách này’?

A. Cơn gió dữ bạo hành từ cảnh sát

B. Sự đối xử thiếu bình đẳng

C. Sự bất mãn của người da đen

D. Hành động hung ác ghê tởm của cảnh sát

Câu 5. Mục đích của văn bản là gì ?

A. Đòi quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ chính sách phân biệt chủng tộc, đòi quyền được đối xử bình đẳng của người da đen

B. Thảm cảnh của người da đen dưới chính sách phân biệt chủng tộc của người Mĩ, đòi quền bình đẳng, tự do dân chủ

C. Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen

D. Lên án cuộc chiến tranh phân biệt chủng tộc, đối xử thiếu bình đẳng của chính quyền Mĩ đối với người da đen

Câu 6. Quan điểm của tác giả trong bài viết là gì?

A. Người da đen cần phải được bố trí việc làm đầy đủ

B. Người da đen phải được tự do như người da trắng

C. Kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

D. Người da đen phải được đối xử bình đẳng với người da trắng

Câu 7. Ý nào khái quát được nội dung của đoạn trích

A. Bài viết đưa ra thực trạng người da đen đang phải chịu đó là sự bất bình đẳng, vì thế người da đen đã đang và sẽ đấu tranh đòi quyền bình đẳng của mình. Chừng nào người da đen được bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại

B. Cảnh báo thực trạng nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang gia tăng, người da đen đang tổ chức biểu tình, làn sóng biểu tình đang dâng cao, điều ấy gây bất ổn cho cục diện chính trị nước Mỹ.

C. Cảnh báo những nguy cơ của tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang diễn ra vào mùa hè, làm sóng đấu trang của người da đen đang bùng phát mạnh mẽ, và nó chỉ dừng lại khi người Mỹ đối xủa công bằng với họ.

D. Những tác hại tiềm ẩn của tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, người da đen bị đối xử bất công, điều ấy sẽ gây ra tình trạng bất ổn về chính trị ở nước Mỹ trong thời gian sắp tới, và chỉ dừng lại khi người da đen được đối xủa công bằng

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “chúng ta không thể…” trong phần cuối đoạn trích?

Câu 9. Nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm trong văn bản.

Câu 10. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về nạn phân biệt chủng tộc?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về hành trình theo đuổi ước mơ của mỗi người.

---------Hết---------

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

A

0.5

2

B

0.5

3

A

0.5

4

C

0.5

5

C

0.5

6

D

0.5

7

A

0.5

8

Cái nhìn thể hiện sự tin tưởng vào tương lai những triển vọng trong tương lai mà đại dịch mang lại, quan điểm khoa học, cụ thể.

0.5

9

Nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm trong văn bản: Các luận điểm được trình bày, sắp xếp theo trình tự nhất định của một quá trình đấu tranh. Chúng ta không thể đảo luận điểm ước mơ của người da đen lên trước luận điểm người da đen bị đối xử bất công, bởi phải chỉ ra người da đen bị đối xử bất công thì mới dẫn đến ước mơ.

1,0

10

- Phân biệt chủng tộc là một vấn đề nam giải của toàn nhân loại

- Hiểu đơn giản, phân biệt chủng tộc là phân biệt đối xử giữa các nhóm người dựa trên đặc điểm màu da, nguồn gốc dân tộc

- Nạn phân biệt chủng tộc sẽ khiến chia rẽ dân tộc, có thể trở thành căn nguyên của bạo loạn, nội chiến, gây tổn hại nghiê trọng đến nền kinh tế và sự phát triển của xã hội

- Cuộc chiến chống nạn phân biệt chủng tộc chưa khi nào chấm dứt và cần sự chung tay của những lương tri công bằng và nhân ái

1,0

Đề số 3

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

MỘT BỮA NO

Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, ti tỉ giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi.

[...]

Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.

Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm... Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán.

Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tổng bà đi.

[…] Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi.

Cứ đi được một quãng ngắn, bà lại phải ngồi xuống nghi. Nghỉ một lúc lâu, trống ngực bà mới hết đánh, tai bà bớt lùng bùng, mắt bà bớt tối tăm, người tàm tạm thôi quay quắt. Bà nghỉ tất cả năm sáu quãng. Thành thử đến tận non trưa, bà mới tới nhà mình định tới: ấy là nhà bà phó Thụ, nuôi cái đĩ. Bà quen gọi như vậy, ngay từ khi nó còn nhỏ; cái đi tức là đứa con của anh con trai đã cướp công bà để về với đất, yên thân mà mặc tất cả những gì còn lại. Anh con trai chẳng còn phải khổ sở như bà ngày nay.

[...] Bây giờ dám gọi sao? Chó thính tai mà lại rất mau chân. Chúng xộc cả ra thì khốn. Ấy thế là bà lão đành ngồi đợi dịp. Cải đi bế em ra ngõ chơi chẳng hạn... Hay là có người nào trong nhà đi đâu ... Hay là có người đàn ông khoẻ mạnh nào đến nhà bà phó Thụ, để cho bà đi ghẹ...

Bà ngồi rỗi, tưởng tượng ra đủ mọi cái may mắn tương tự thế. Chỉ còn mỗi một cái bà chưa nghĩ đến: ấy là lúc chính bà phó Thụ ra, hoặc đi đâu về. Thì chính bà phó Thụ đi chợ về. Mới thoạt trông thấy bà lão, bà tưởng là một con mẹ ăn mày. Bà hơi cau mặt:

- Ai kia? Ai ngồi làm gì kia? Chó nó ra, nó lôi mỡ ra cho đấy. Sao mà bạo thế?

Bà lão quay lại mỉm cười móm mém:

- Bẩm bà đi chợ về....

Bà phó Thụ mở to đôi mắt đỏ ngầu, nhìn kĩ hơn một chút. Bà nhận ra bà cái đĩ ở. Tức thì mặt bà nguỷu xuống. Bà lão này còn muốn quấy quả gì nữa đây? Để vòi tiền thêm chăng? Bà lão nên một tiếng và chống tay lên đầu gối, bẩy rẩy đứng lên. Bà phó hỏi:

- Bà đi đâu thế?

Bà lão lại rên tiếng nữa để mở đầu câu nói (bà rên cũng như một vài người khác bạ lúc nào cũng thở dài. Cái ấy thành thói quen).

- Bẩm bà, con lên chơi với cháu. Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quả!

- Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. Tôi không giữ. Bà tưởng nó đã làm giàu làm có cho tôi rồi đấy, hẳn?

Bà cần phải nói ráo riết ngay để chặn họng, không cho bà lão mở mồm vòi vĩnh. Bà lão bị những lời tàn nhẫn ấy hắt vào mặt quả nhiên không còn nói sao được nữa. Bà củi đầu, như một con mẹ ăn cắp lúa, bị tuần sương tóm được. Bà phó chiếp chiếp mồm luôn mấy cái, rồi vác mặt lên trời mà bảo:

- Chơi với bời! Cái lúc nó mới đến, trông như con giun chết, cạy gỉ mũi còn chưa sạch thì không thấy chơi với bời. Người ta nuôi mãi, bây giờ mới trơn lông đỏ da một tỉ, đã phải đến mà giở quẻ. Tưởng báu ngọc lắm đấy! Tưởng người ta đã phải giữ khu khu lấy đấy... Úi chào! Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? Muốn bắt nó về, cho nhà nào nó nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. Ai người ta thiết? Cứ trả lại tiền người ta..

Bà lão rưng rưng nước mắt. Khôn nạn, bà có ý quăt quéo thế đâu? Bà lão mếu máo:

- Bẩm bà, bà dạy thể thật oan cho con quả. Trời để con sống bằng này tuổi đầu, con còn dám lừa lọc hay sao? Thật có trời trên kia làm chứng, nếu con quả định đến đây để dỗ dành cháu về để đem cho người khác thì trời cứ vật chết con đi! Con chi xin bà cho được trông thấy cháu, bà cháu chơi với nhau một lúc. Cũng chẳng còn mấy chốc nữa mà con chết, con cũng tưởng đi chơi dối già một bận...

- Nó không được rỗi mà chơi với bà. Chẳng chơi bời gì cả! Bà đã trót lên thì vào đây, tôi cho một bữa cơm. Bận sau thì đừng vẽ con khi nữa. Nhà tôi không có thói phép cho chúng nó như thế được. Con tôi đi học tận Hà Nội, dễ tôi cũng phải nay ra chơi, mai ra chơi với nó đẩy! Đã đi ở mà còn không biết phận... Chơi với bời! ...

Môi bà lại chiệp chiệp và xìa ra...

Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:

- Bà đi đâu đấy?

- Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.

Câu nói rất thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói. Như thế người ta gọi là nửa đùa nửa thật. Một cách lấp liếm cái ý định của mình bằng cách nói toạc nó ra. Cái đã bế em, dắt bà ra đầu chái, để không bị ai nhìn nữa...

- Da bà xấu quá! Sao bà gầy thể?

- Chỉ đói đẩy thôi, cháu ạ. Chẳng sao hết.

- Lớp này bà ở cho nhà ai?

- Chẳng ở với nhà ai.

Thế lại đi buôn à?

Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được. Người nhọc lắm.

Thế thì lấy gì làm ăn?

- Chỉ nhịn thôi chứ lấy gì mà ăn!

Bà cháu mới kịp trao đổi với nhau từng ấy câu thì bà phó đã the thẻ hỏi:

Nó bế em đi đâu rồi?

Ấy là dấu hiệu bà sắp gọi. Cái đĩ vội đặt em xuống đất, bảo:

- Bà giữ nó hộ con một tí.

Nó cởi dải yếm lấy ra một cái túi rút con con. Trong túi xóc xách mấy đồng trinh. Nó rút ra, đếm lấy hai xu, giúi cho bà...

- Con biểu bà để bà ăn bánh đúc. Bà về đi!

Tiếng bà phó giục:

- Cái đĩ đi đâu rồi? Đem em về đây, rồi quét nhà, dọn cơm.

- Vâng!

Nó tất tưởi bế em chạy về. Bà lão hãi chó, lẽo đẽo đi theo cháu. Bà phó trông thấy mà

lộn ruột. Bà xa xả:

- Bà đừng theo đít nó thế. Bà cứ ngồi một chỗ rồi mà ăn cơm, Khiếp thật thôi!

Vơơơng!...

Bà lão “vâng” thành một tiếng rên. Bà vào nhà, ngồi xón vén vào một xó ngay xuống đất. Bà phó cất lấy con. Cái đi lụt cụt chạy xuống nhà dưới. Một lát sau, tiếng đũa bát bắt đầu lạch cạch... Bà phó bảo:

Bà xuống dưới này mà ăn cơm.

Bà bế con ra. Bà lão theo sau. Tiếng khung cửi đã ngừng. Mấy cô dệt cửi đều là con gái hoặc con nuôi bà phó Thụ, đang tới tấp, cô xới cơm, cô bỏ rau, cô sẻ mắm, chung quanh cái mâm gỗ đặt ngay trên mặt đất. Cả nhà quây quần vào, chỉ ngồi có một mâm. Bà lão chẳng đợi ai phải bảo, ngồi ngay xuống cạnh cháu, tay run run so đũa. Trông bà so đũa mà ngửa mắt! Bà phó muốn giật xoét lấy làm thật nhanh cho đỡ bực. Nhưng bà nhịn được. Bà chỉ chép miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu. Cái đi hiểu nên chỉ nhìn xuống đất. Nó giận bà nó lắm.

Nó đã bảo bà nó về đi mà bà nó không chịu về…

Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hằm hằm. Lũ con gái, con nuôi, con ở, biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tí, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:

- Mời bà phó...

Nhưng bà vừa mới hả mồm ra thì bà phó đã cau mặt quát:

- Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!

Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quả. Mọi người đều lặng lẽ, cắm củi, mải mốt. Đôi đũa này lên lại có đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà đánh rơi cả mắm ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:

- Sẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy!

Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà mới ăn chưa hết hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi người khác cũng thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy. Thật ra thì lệ mỗi người chỉ được ăn có ba vực cơm thôi. Mà phải ăn nhanh để còn làm. Nhưng bà lão nhà nghèo, đã quen sống vô tổ chức, làm gì hiểu trong những nhà thừa thóc, thừa tiền, lại có sự hạn chế miệng ăn như vậy? Bà đoán rằng họ khảnh ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp. Nhưng người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật. Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội mấy miếng cơm còn lại như một con gà con nuốt nhái. Rồi nó buông bát đĩa.

Bà bảo cháu:

- Ăn nữa đi, con ạ. Nồi còn cơm đấy. Đưa bát bà xới cho.

Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:

- Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!

À! Bây giờ thì bà lão hiểu. Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khi tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì.

Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:

- Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?

- Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?

Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm.

Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!

Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch.

Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một ti gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. Bà phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con gái, con nuôi:

- Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào! ...

(Trích Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại, 2010)

Câu 1: Truyện ngắn “Một bữa no” viết về đề tài gì?

A. Người nông dân.

B. Người trí thức.

C. Người phụ nữ.

D. Cái đói.

Câu 2: Nhân vật bà cụ trong truyện rơi vào tình cảnh như thế nào?

A. Chồng con chết, sống một mình cô đơn.

B. Nghèo, cô đơn sống một mình.

C. Nghèo, chồng chết, đứa con duy nhất cũng chết, phải một mình nuôi đứa cháu gái, cuối cùng cũng bán đứa cháu duy nhất cho bà phó Thụ mà vẫn không hết nghèo, số phận khổ đau khiến bà gạt đi cả lòng tự trọng để chết bằng “một bữa no”.

D. Cái chết đau đớn, vật vã – chết no

Câu 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn được đặt vào nhân vật nào?

A. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn được đặt vào nhân vật bà lão

B. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn được đặt vào nhân vật bà lão

C. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn có sự kết hợp giữa người kể chuyện và nhân vật bà lão

D. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn có sự kết hợp giữa người kể chuyện và nhân vật bà lão.

Câu 4: No dồn đói góp được nhắc tới trong câu chuyện là

A. Tục ngữ

B. Thành ngữ

C. Ca dao

D. Danh ngôn

Câu 5: No dồn đói góp nghĩa là gì?

A. Tình trạng ăn uống, tiêu pha không có chừng mực hoặc thất thường, lúc thì quá đầy đủ, thừa thãi, lúc lại thiếu thốn mọi thứ

B. Dồn những bữa no, bữa đói lại

C. Thiếu thốn nhiều

D. Ham ăn, ham uống

Câu 6 : Qua nhân vật bà lão trong câu chuyện, Nam Cao muốn phản ánh điều gì về người nông dân?

A. Người nông dân vốn là những người nghèo nhưng hay sĩ diện

B. Đời sống khổ sở của người nông dân, phải nhịn đói cho qua ngày rồi chết trong một bữa no

C. Người nông dân vốn là những người lương thiện, nhưng sự hà khắc của chế độ phong kiến cùng với sự bóc lột của bọn thực dân đã đẩy họ vào con đường tha hóa, bần tiện

D. Người nông dân sống cuộc đời nghèo khổ cuối cùng được sung sướng cho dù chết vì no

Câu 7: Giọng văn của Nam Cao được thể hiện trong câu chuyện:

A. Chua xót, mỉa mai

B. Hả hê, sung sướng

C. Giễu cợt, trào phúng

D. Ngậm ngùi, xót thương

II. VIẾT (4đ)

Viết nào văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Một bữa no (Nam Cao).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

A

0,75

 

2

C

0,75

 

3

C

0,75

 

4

B

0,5

 

5

A

0,5

 

6

C

2,0

 

7

A

1,0

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Mạc Đỉnh Chi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON