YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hàm Giang

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các bạn Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hàm Giang. Tài liệu này sẽ giúp các bạn thêm phần tự tin trước kì thi và góp phần củng cố kiến thức đã học để đạt được điểm cao hơn. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo để ôn tập và phục vụ công tác ra đề thi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÀM GIANG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và từ bao giờ? Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?

Câu 2. Trình bày sự hình thành của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào? 

Câu 3. Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng? Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của phong trào này.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và từ bao giờ? Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?

- Các quốc gia cổ đại phương Đônng xuất hiện ở lưu vực các con sông lớn Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc

- Xuất hiện sớm vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV – IIITCN

- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại

Câu 2: Trình bày sự hình thành của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào? 

* Từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương quốc người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va.

- Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia Đông Nam Á:

+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527)

+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chăm pa, vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng co huy hoàng.

+ Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa thế kỷ XI, hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.

+ Thế kỷ XIV  lập vương quốc của người Thái.

+ Giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.

* Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt:

- Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Chính trị: tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa: các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

Câu 3: Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng? Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của phong trào này.

- Nguyên nhân:

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

+ Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến và giáo lí đạo Ki-tô kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản muốn xóa bỏ chướng ngại phong kiến, muốn có nền văn hóa riêng.

- Nội dung của phong trào:

+ Phong trào Văn hóa Phục hưng khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn cổ đại Hy Lạp, Rô-ma,

+ Xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kỹ thuật.

- Ý nghĩa:

+ Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

+ Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

+ Mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Tư hữu xuất hiện tác động đến xã hội như thế nào?

Câu 2: Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây?

Câu 3: Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc  phong kiến? Nhận xét?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Sự tiến bộ của công cụ lao động (đồ sắt) làm cho năng suất lao động tăng lên tạo ra sản phẩm dư thừa. khi có sản phẩm dư thừa thì không thể chia đều cho tất cả mọi người mà những người có chức phận lợi dụng chức quyền chiếm của chung của xã hội khi chi dùng cho các công việc chung Þ tư hữu xuất hiện

- Tác động:

+ Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ: Người đàn ông làm những công việc nặng nhọc, giành lấy quyền trụ cột trong gia đình, con cái lấy theo họ cha.

+ Xã hội phân chia giai cấp: Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội tăng lên do khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác nhau.

Þ Công xã thị tộc rạn vỡ đưa con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại.

Câu 2:

* Thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông

a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học

- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng

- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

b. Chữ viết

- Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do sự phát triển của đời sống người ta cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý

c. Toán học

- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,... mà toán học ra đời.

- Thành tựu: Tính diện tích các hình, số Pi = 3,16, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ

d. Kiến trúc

 Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lý trường thành,...là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người

* Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô-ma

a. Lịch và chữ viết

- Lịch:

+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

- Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

c. Văn học

- Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,...

- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

d. Nghệ thuật

- Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông

- Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na,...

Câu 3:

- Nho giáo :

+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.

- Phật giáo :

+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

- Sử học :

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

- Văn học :

+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...

+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...

- Khoa học - kĩ thuật :

+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học...

+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

- Nghệ thuật kiến trúc :

Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như : Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hàm Giang. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF