YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đại An

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đại An được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT ĐẠI AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Liên hệ với kiến thức phần lịch sử thế giới (thời nguyên thủy), trên đất nước Việt Nam đã tìm thấy dấu vết của

A. Loài vượn cổ

B. Người tối cổ

C. Các công cụ bằng đá

D. Người tinh khôn

Câu 2. Dấu tích người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay

A. 40 vạn – 50 vạn năm

B. 30 vạn – 40 vạn năm

C. 20 vạn – 30 vạn năm

D. 10 vạn – 20 vạn năm

Câu 3. Nguyên liệu chủ yếu mà người tối cổ sử dụng để chế tác công cụ lao động là

A. Đá      

B. Xương thú

C. Gỗ      

D. Đồng

Câu 4. Phương thức kiếm sống của người tối cổ là

A. Săn bắt, đánh cá

B. Săn bắn, hái lượm, đánh cá

C. Săn bắt, hái lượm

D. Trồng trọt và chăn nuôi

Câu 5. Người tối cổ sinh sống thành

A. Các thị tộc, do người cao tuổi đứng đầu

B. Từng nhóm nhỏ, do một người cao tuổi đứng đầu

C. Từng gia đình, mỗi gia đình khoảng 3 – 4 thế hệ

D. Từng bầy lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính

Câu 6. Đặc điểm của công cụ do người tối cổ chế tác là

A. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

B. Công cụ đá ghè đẽo có hình thù rõ ràng

C. Công cụ đá ghè đẽo, mài cẩn thận

D. Công cụ chủ yếu bằng xương, tre, gỗ

Câu 7. Ý nào nhận xét đúng về địa bàn phân bố của người tối cổ trên đất nước ta

A. ở miền núi phía Bắc nước ta ngày nay

B. ở miền Bắc và miền Trung nước ra ngày nay

C. chủ yếu ở miền Nam nước ta ngày nay

D. ở nhiều địa phương trên cả nước

Câu 8. Xã hội nguyên thủy trân đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tức là tương ứng với sự xuất hiện của

A. người tối cổ

B. người tinh khôn

C. xã hội có giai cấp và nhà nước

D. loài vượn cổ

Câu 9. Cuộc sống của cư dân Sơn Vi có đặc điểm khác so với cư dân Núi Đọ là

A. sống thành từng bầy với khỏng 20 – 30 người, gồm 3 – 4 thế hệ

B. kiếm sống bằng phương thức săn bắt hái lượm

C. sống thành các thị tộc, bộ lạc

D. biết trồng các loại rau, củ, qua và chăn nuôi các loại thú nhỏ

Câu 10. Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là

A. sống trong các thị tộc bộ lạc

B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước

C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính

D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai

Câu 11. Công cụ của cư dân Hòa Bình và Bắc Sơn có nét đặc trưng là

A. công cụ bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng

B. công cụ bằng đá được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi

C. công cụ bằng đá được ghè đẽo nhiều hơn, lưỡi đã được mài cho sắc

D. đa số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ

Câu 12. Cách đây khoảng 5000 – 6000 năm, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ trên đất nước ta là

A. săn bắn, hái lượm

B. săn bắn, hái lượm, đánh cá

C. săn bắn, hái lượm và trồng rau, củ quả

D. nông nghiệp trồng lúa

Câu 13. Cách đây 5000 – 6000 năm, với sự xuất hiện của cuốc đá đã tạo ra sự thay đổi gì trong cuộc sống của người nguyên thủy trên đất nước ta?

A. Năng suất lao động tăng gấp đôi

B. Đời sống vật chất được ổn định và cải thiện vượt bậc

C. Năng suất lao động tăng đời sống vật chất được ổn định và cải thiện hơn, cuộc sống tinh thần được nâng cao

D. Mở ra nhiều phương thức kiếm sống so với thời kì trước

Câu 14. Thành tựu không thuộc giai đoạn cách mạng đá mới ở Việt Nam là

A. Phát triển kĩ thuật mài, cưa, khoan đá, chế tác đồ gốm

B. Nông nghiệp trồng lúa nước

C. Chế tác và sử dụng đồ trang sức

D. Phát minh ra lửa

Câu 15. Đến nền văn hóa nào trên đất nước ta, người nguyên thủy biết kĩ thuật làm gốm

A. Văn hóa Hòa Bình

B. Văn hóa Bắc Sơn

C. Văn hóa Phùng Nguyên

D. Văn hóa Sơn Vi

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1A

2B

3A

4C

5D

6A

7D

8B

9C

10D

11C

12D

13C

14D

15B

16C

17D

18D

19A

20B

21B

22B

23A

24A

25B

26A

27B

28B

29B

30A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ phương Bắc là

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt

B. Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân

C. Chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta

D. Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc?

A. Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cưu Chân và Nhật Nam

B. Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng.

C. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian

D. Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm

A. 40      

B. 41

C. 42      

D. 43

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ tại

A. Mê Linh (Vĩnh Phúc)

B. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)

C. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội)

D. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh)

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào?

A. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh; Trưng Trắc lên ngôi vua đóng đô tại đây

B. Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định bị giết tại trận

C. Được nhân dân nhiệt tình ảnh hưởng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm Cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyền đô hộ

D. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước

Câu 6. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Được đông đảo nhân dân tham gia

B. Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số

C. Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa

D. Lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận; quân thủy, quân bộ và tượng binh

Câu 7. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua đã quyết định đóng đô ở

A. Cổ Loa      

B. Hoa Lư

C. Mê Linh      

D. Luy lâu

Câu 8. Chính quyền được thành lập sau khởi nghĩa Hai Bà Trung thắng lợi được đánh giá là

A. Chính quyền tuy còn sơ khai nhưng mang tính độc lập, tự chủ rõ ràng

B. Chính quyền do nhân dân bầu ra

C. Chính quyền được sự thừa nhận của phong kiến phương Bắc

D. Chính quyền chủ yếu thực hiện chức năng quân sự

Câu 9. Những nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta là

A. Lãng Bạc, Mê Linh, Cẩm Khê, Luy Lâu

B. Chu Diên, Mê Linh, Hát Môn, Cổ Loa

C. Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Chu Nhai

D. Lãng Bạc, Cổ Loa, Hạ Lôi, Cẩm Khê

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa ra sao trong lịch sử dân tộc

A. Thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc

B. Thể hiện khí phách dân tộc và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam

C. Đánh bị ý chí xâm lược của nhà Hán

D. Mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc

Câu 11. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhằm chống lại ách cai trị của

A. Nhà Hán      

B. Nhà Tống

C. Nhà Ngô      

D. Nhà Lương

Câu 12. Mùa xuân năm 544 diễn ra sự kiện gì?

A. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bước vào giai đoạn quyết liệt

B. Lý Bí lên ngôi vua, lập nên nước Vạn Xuân

C. Nước Vạn Xuân được thành lập

D. Lý Bí trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục

Câu 13. Kinh đô của nước Vạn Xuân được dựng lên ở đâu?

A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)

B. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

C. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh)

D. Hoa Lư (Ninh Bình)

Câu 14. Dạ Trạch Vương là tên gọi của nhân dân đối với

A. Lý Bí

B. Triệu Quang Phục

C. Lý Phật Tử

D. Lý Thiên Bảo

Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật cuộc khởi nghĩa Lý Bí

A. Diễn ra qua hai giai đoạn; khởi nghĩa và kháng chiến

B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt

C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta

D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1C

2D

3A

4C

5D

6C

7D

8A

9D

10B

11D

12B

13C

14B

15C

16A

17C

18C

19C

20B

21D

22C

23C

24A

25A

26A

27C

28B

29B

30A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Quốc hiệu Đại Cồ Việt được đặt vào năm nào?

A. Năm 939      

B. Năm 965

C. Năm 968      

D. Năm 980

Câu 2. Trấn là đơn vị hành chính được đặt ra đầu tiên dưới triều đại nào?

A. Tiền Lê      

B. Lý

C. Trần      

D. Hồ

Câu 3. Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua

A. Lý Thái Tổ

B. Lê Thái Tổ

C. Trần Thánh Tông

D. Lê Thánh Tông

Câu 4. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm

A. Sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ

B. Hai ban: văn ban và võ ban

C. Ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính

Câu 5. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế

A. Dân chủ      

B. Cộng hòa

C. Quân chủ       

D. Quân chủ chuyên chế

Câu 6. Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là

A. Vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia

B. Vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước

C. Quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp

D. Tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự

Câu 7. Đại Cồ Việt/ Đại Việt bắt đầu đặt quan hệ với Champa để củng cố các vùng biên giới của đất nước từ

A. Triều Trần – Trần Thái Tông

B. Triều Tiền Lê – Lê Đại Hành

C. Triều Đinh – Đinh Tiên Hoàng

D. Triều Lý – Lý Thái Tổ

Câu 8. Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Thánh Tông

D. Lý Nhân Tông

Câu 9. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình Luật

B. Quốc triều hình luật

C. Hình thư

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới triều đại nào?

A. Triều Lý      

B. Triều Trần

C. Triều Lê sơ      

D. Triều Nguyễn

Câu 11. Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Quốc triều hình luật

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 12. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc

D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã

Câu 13. Trong các thế kỉ XI – XV, quân đội được tổ chức gồm

A. Hai bộ phận: quân bảo vệ vua và quân bảo vệ đất nước

B. Ba bộ phận: quân bảo vệ vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ đất nước

C. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành(cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh)

D. Một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước

Câu 14. Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo

A. Chế độ “ngụ binh ư nông”

B. Chế độ nghĩa vụ quân sự

C. Chế độ lao dịch

D. Chế độ trưng binh

Câu 15. Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là

A. Đinh Bộ Lĩnh

B. Đinh Công Trứ

C. Đinh Điền

D. Ngô Xương Ngập

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1C

2B

3D

4C

5D

6A

7D

8C

9C

10A

11C

12B

13C

14A

15A

16A

17B

18D

19B

20A

21C

22B

23C

24A

25C

26B

27B

28B

29B

30D

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đại An. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON