YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Cầu Ngang

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Cầu Ngang được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CẦU NGANG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Câu 1: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.

B. Hình thành tương đối sớm.

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.

D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống.

Câu 2:  Ý nào sau đây không phù hợp với loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?

A. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.                           B. Tay được dùng để cầm nắm.

C. Sống cách đây 6 triệu năm.                                  D. Chia thành các chủng tộc lớn.

Câu 3: Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là

A. Thừa tướng và Thái úy.                                        B. Thái úy và Thái thú.

C. Tể tưởng và Thừa tướng.                                     D. Tể tướng và Thái úy.

Câu 4: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?

A. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.

B. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa.

C. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.

D. Đều là hai vương triều suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.

Câu 5: Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là

A. vương quốc phát triển nhất.

B. vương quốc hùng mạnh nhất.

C. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất.

D. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.

Câu 6: Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?

A. Công cụ bằng đồng.                                             B. Công cụ bằng sắt.

C. Công cụ bằng kim loại.                                        D. Thuyền buồm vượt biển.

Câu 7:  Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì

A. mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.

B. chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.

C. có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa.

D. nhà vua có quyền lực tối, giúp việc là lãnh chúa và tăng lữ.

Câu 8: Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là

A. sông Hằng.                    B. sông Namada.           C. sông Ấn.                    D. sông Gôđavari.

Câu 9:  Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là

A. sự bùng nổ về dân số.

B. đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển.

C. thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.

D. con đường giao thương từ Tây Âu sang phương Đông qua Tây Á bị độc chiếm.

Câu 10:  Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

A. công xã.                         B. thị tộc.                       C. làng bản.                    D. bộ lạc.

Câu 11:  Thị tộc được hình thành

A. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.

B. từ khi Người tinh khôn xuất hiện.

C. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.

D. từ khi Người tối cổ xuất hiện.

Câu 12:  Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

A. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

B. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.

C. vùng ven biển Địa Trung Hải.

D. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.

Câu 13: Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?

A. Sông Mê Công.                                                    B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ.

C. Dãy Trường Sơn.                                                 D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 14: Người ta nói: "Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ". Sở dĩ như vậy là vì?

A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ.

B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây.

C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học.

D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử.

Câu 15: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là

A. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.                                B. Âu Lạc, Phù Nam.

C. Âu Lạc, Champa, Phù Nam.                                D. Champa, Phù Nam.

Câu 16:  Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

D. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

II. PHẦN TỰ LUÂN: (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm). Tại sao nói công cụ lao động bằng sắt ra đời góp phần làm cho xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời?

Câu 2 (1.0 điểm). Vài trò của thành thị Tây Âu thời Trung đại?

Câu 3 (3.5 điểm). So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây theo nội dung sau?

 

Phương Đông

Thời gian nhà nước ra đời

Điều kiện tự nhiên

Kinh tế

Chính trị

Xã hội

 

 

 

 

 

 

 

Phương Tây

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

D

D

A

C

C

B

A

C

B

B

B

D

A

A

C

A

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Bộ Quốc triều hình luật dưới triều Lê Sơ còn có tên khác là

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Hoàng việt luật lệ.

Câu 2. Vị vua tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn thời Lê sơ là

A. Lê  Thái Tổ.                             

B. Lê Thái Tông. 

C. Lê Nhân Tông.

D. Lê Thánh Tông.

Câu 3. Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Thăng Long vì

A. đây là quê hương của Lý Thái Tổ.

B. vua nằm mơ nơi đây có Rồng thiêng.

C. bắt chước vua Bàn Canh bên phương Bắc.

D. Thăng Long có địa thế thuận lợi về mặt quân sự, kinh tế..

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói: “Triều đại Lê sơ là triều đại phát triển nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là vì...”

A. vua độc đoán chuyên quyền.

B. bộ máy nhà nước hoàn chỉnh chặt chẽ nhất.

C. kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

D. văn học, giáo dục, KHKT... phát triển nhất.

Câu 5. Người thành lập ra triều đại nhà Đinh ở thế kỷ X là

A. Lê Lợi.

B. Lê Hoàn.

C. Đinh Toàn.

D. Đinh Bộ Lĩnh.

Câu 6. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật nào?

A. Hình luật.

B. Hình thư.

C. Hoàng việt luật lệ.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 7. Lê Lợi sau khi đánh đuổi giặc Minh, đã sáng lập ra triều đại nào?

A. Triều Lý. 

B. Triều Trần.

C. Triều Lê sơ.

D. Triều Tiền Lê.                                    

Câu 8. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ có đặc điểm là

A. giữ nguyên mô hình nhà nước từ thời Tiền Lê.

B. học tập theo mô hình nhà nước của triều Lý -Trần -Hồ.

C. vừa kế thừa mô hình thời Trần, vừa học tập từ mô hình của nhà Minh.

D. ban đầu theo mô hình thời Đinh - Tiền Lê, sau cải cách theo mô hình Lý - Trần - Hồ.

Câu 9. Ý nào sau đây đúng nhất khi so sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý - Trần - Hồ?

A. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ tiếp thu từ thời Lý -Trần - Hồ.

B. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ đã thay đổi so với thời Lý - Trần - Hồ .

C. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ hoàn thiện chặt chẽ hơn thời Lý - Trần - Hồ.

D. Tổ chức nhà nước thời Lê sơ điều chỉnh một số mặt ở thời Lý - Trần - Hồ.

Câu 10. Ý không phản ánh đúng nguyên nhân Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được suy tôn làm vua là

A. Lê Hoàn là một tướng tài, có uy tín cao.

B. Đinh Tiên Hoàng bị ám hại nhưng không có con nối dõi.

C. tình hình đất nước nguy cấp, quân Tống lăm le xâm lược nước ta.

D. cần có một minh quân lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng chống Thanh 1789 là

A. bảo vệ được độc lập chủ quyền dân tộc.

B. thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

C. chứng tỏ được tài năng lãnh đạo của Quang Trung.

D. cho thấy được tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 12. Lãnh đạo chủ chốt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông là

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Hưng Đạo.                      

C. Trần Nhật Duật.

D. Trần Quang Khải.

Câu 13. Trận quyết chiến chiến lược, đánh bại ý chí xâm lược của quân Minh là

A. trận Tốt Động, Chúc Động.

B. trận Chi Lăng - Xương Giang.

C. trận Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu.

D. trận Đông Bộ đầu, Tây Kết, Vạn Kiếp.

Câu 14. Nguyên nhân sâu xa ngoại bang xâm lược nước ta là

A. xuất phát từ bản chất bành trướng xâm lược.

B. do sự cầu cứu của một số thế lực trong nước.

C. do nội bộ nước ta lục đục, phương bắc vào để hòa giải.

D. do quan hệ bang giao giữa nước ta và phương bắc có nhiều bất đồng.

Câu 15. Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai là

A. vua Lê Hoàn.

B. vua Lý Nhân Tông.                     

C. Thái úy Lý Thường Kiệt.              

D. hai hoàng tử Chiêu Văn và Chiêu Xương.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1C

2D

3D

4A

5D

6B

7C

8C

9C

10B

11A

12B

13B

14A

15C

16C

17C

18A

19D

20C

21C

22C

23A

24B

25C

26B

27A

28B

29B

30D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp, sau khi nắm quyền, phái Gi-rông-đanh đã đề ra chính sách tiến bộ gì?

A. Chiến thắng được thù trong giặc ngoài.

B. Xử tử vua Lui XVI, thiết lập chế độ cộng hòa.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho công nhân.

Câu 2. Nội dung tư tưởng chính của trào lưu triết học ánh sáng là

A. kết luận giai cấp vô sản là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản.

B. chỉ rõ sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản.

C. nêu lên hạn chế của xã hội tư bản, mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.

D. phê phán phong kiến và nhà thờ kitô giáo, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước mới.

Câu 3. Chính sách tiến bộ của phái Lập hiến trong cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là

A. xử tử vua Lui XVI.

B. đánh lại liên quân phong kiến Áo-Phổ.

C. thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

D. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi.

Câu 4.  Yếu tố cơ bản nào chứng tỏ cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để?

A. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.

B. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh.

C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

D. Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, đưa giai cấp tư sản nắm quyền.

Câu 5. Ngày 2/6/1793 đánh dấu sự kiện

A. cách mạng chấm dứt.

B. cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao.

C. phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

D. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa.

Câu 6. Nguyên nhân khiến nhà Hồ thất bại trước sự xâm lược của quân Minh là

A. lực lượng của quân Minh quá mạnh.

B. kế sách đánh giặc của nhà Hồ sai lầm.

C. nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân chống giặc.

D. nhà Hồ mới thành lập, chưa có thời gian để củng cố lực lượng.

Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng chống Nguyên năm 1288 là

A. chứng tỏ được sự đoàn kết toàn dân.

B. chứng tỏ tài năng, bản lĩnh lãnh đạo của vua quan nhà Trần.

C. buộc nhà Nguyên phải hoàn toàn từ bỏ mưu đồ xâm lược Đại Việt.

D. làm thất bại âm mưu biến Đại Việt thành bàn đạp để xâm lược Champa.

Câu 8. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, quân dân Đại Việt khắc lên tay hai chữ ”Sát thát”, nghĩa là

A. quyết tâm đánh tan giặc Nguyên. 

B. vừa đánh vừa đàm (nghệ thuật công tâm).

C. cho quân Nguyên mượn đường đánh Chămpa.

D. chủ động tấn công trước để kìm hãm sức mạnh quân Nguyên.

Câu 9. Điểm giống nhau giữa kháng chiến chống Nam Hán, kháng chiến chống Tông lần 1 và kháng chiến chống Nguyên là

A. do nhà Trần lãnh đạo.

B. diễn ra trong thế kỉ XIII.

C. diễn ra trong thời gian lâu dài.

D. có chiến trường là sông Bạch Đằng.

Câu 10. Nguyên nhân khiến quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ hai là

A. do Đại Việt không chịu sang triều cống nhà Tống.

B. do Đại Việt ngày càng lớn mạnh và uy hiếp sự tồn tại của nhà Tống.

C. do khó khăn trong nước và sự quấy nhiễu của quân Liêu, Hạ ở biên giới phía Bắc.

D. do Lý Thường Kiệt mở cuộc tập kích vào quân Tống ở 3 châu (Khâm, Liêm, Ung).

Câu 11. Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã

A. tăng cường xây dựng lực lượng quân đội trong nước.

B. phát động cuộc kháng chiến toàn dân chống quân Tống.

C. chủ động đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.

D. hành quân chinh phạt Champa để ổn định biên cương phía Nam.

Câu 12. Trận quyết chiến chiến lược chống Tống lần hai diễn ra tại

A. sông Bạch Đằng.

B. thành Thăng Long.

C. phòng tuyến sông Như Nguyệt.

D. châu Khâm, châu Liêm, Ung châu.

Câu 13. Tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện bằng những chữ khắc trên cánh tay, đó là

A. “sát thát”.

B. “hịch tướng sĩ”.

C. “hào khí Đông A”.

D. “tiên phát chế nhân”.

Câu 14. Những chiến thắng tiêu biểu của quân dân Đại Việt chống quân Mông - Nguyên thế kỉ XIII diễn ta tại

A. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Đống Đa, Bạch Đằng...

B. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng...

C. Hàm Tử, Tây Kết, Chi Lăng, Chương Dương, Bạch Đằng…

D. Chi Lăng - Xương Giang, Đống Đa, Ngọc Hồi, Bạch Đằng...

Câu 15. Lãnh đạo kháng chiến chống quân Thanh xâm lược dưới thời Tây Sơn là

A. Gia Long.

B. Lê Thái Tổ.

C. Quang Trung.

D. Đinh Tiên Hoàng.

Câu 16. “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy được thể hiện:

A.  Sự hợp tác lao động của nhiều người

B. Sự hưởng thụ bằng nhau

C. Sự công bằng và bình đẳng

D. Mọi người đều phải lao động

Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời công cụ bằng sắt là:

A. Tạo ra được một khối lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên

B. Săn bắt có hiệu quả hơn.

C. Tạo ra vũ khí mới bảo vệ cuộc sống

D. Có thể cày sâu, cuốc bẫm.

Câu 18. Biểu hiện của sự xuất hiện gia đình phụ hệ trong xã hội nguyên thủy là:

A. Đàn ông làm những công việc nặng nhọc hơn phụ nữ

B. Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình

C. Xuất hiện sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Đ. Khả năng lao động của đàn ông khác phụ nữ

Câu 19. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thiên niên kỉ IV – III TCN

B. Từ thiên niên kỉ III – II TCN

C. Từ thế kỉ IV – III

D. Từ thế kỉ IV – I

Câu 20. Thị tộc và bộ lạc đều có :

A. Số người bằng nhau

B. Thị tộc và bộ lạc không có quan hệ huyết thống

C. Có họ hàng, có nguồn gốc tổ tiên.

D. Câu A và B

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Thế nào là thị tộc và bộ lạc? Giải thích tính cộng đồng của thị tộc?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. TRẮC NGHIỆM

1B

2D

3C

4D

5D

6C

7C

8A

9D

10C

11C

12C

13A

14B

15C

16C

17A

18B

19A

20C

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Cầu Ngang. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF