Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Tây Sơn có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT TÂY SƠN |
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN CÔNG NGHỆ 10 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Người ta tiến hành trồng rừng ở vùng đất mặn ngoài đê nhằm:
A. Giữ đất
B. Bảo vệ môi trường
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 2. Đất mặn có thành phần cơ giới:
A. Nặng
B. Nhẹ
C. Trung bình
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Hoạt động của vi sinh vật đất mặn:
A. Yếu
B. Mạnh
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 4. Để nâng cao độ phì nhiêu của đất phèn, người ta bón phân:
A. Hữu cơ
B. Đạm
C. Lân
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Lượng mưa ảnh hưởng đến:
A. Sự sinh trưởng của côn trùng
B. Sự phát triển của côn trùng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Tại sao phải phối hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Do mỗi biện pháp có ưu điểm riêng
B. Do mỗi biện pháp có hạn chế nhất định
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7. Đâu là biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Biện pháp kĩ thuật
B. Biện pháp sinh học
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 8. Biện pháp kĩ thuật phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là:
A. Cày bừa
B. Tiêu hủy tàn dư cây trồng
C. Tưới tiêu
D. Cả 3 đáp án trên
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Nêu cơ sở khoa học và quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, vi rút, nấm trừ sâu bảo vệ cây trồng.
Câu 2: Trình bày những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá, chọn lọc vật nuôi làm giống?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
A |
A |
D |
C |
C |
C |
D |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:
- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
+ Cơ sở khoa học: Dựa trên cơ sở khoa học là bào tử vi khuẩn Bacillus thuringiensis có tinh thể prôtêin độc đối với sâu hại nhưng không độc với người và động vật có xương sống.
+ Quy trình sản xuất: Chuẩn bị môi trường → Khử trùng môi trường → Cây giống cấp I → Ủ và theo dõi quá trình lên men → Dùng các biện pháp nghiền, lọc, bổ sung phụ gia, sấy khô, đóng gói bảo quản để tạo ra chế phẩm.
- Chế phẩm vi rút trừ sâu
+ Cơ sở khoa học: vi rút gây bệnh khi xâm nhập cơ thể sâu hại sẽ phát triển trong cơ thể sâu, phá huỷ tế bào, mô của sâu làm cho sâu chết.
+ Quy trình sản xuất: Đầu tiên ta nuôi sâu hàng loạt và cho ăn thức ăn nhân tạo → Nhiễm bệnh virut cho sâu → Dùng các biện pháp như thu thập, nghiền, lọc, li tâm, thêm phụ gia → Sấy khô → Kiểm tra chất lượng → Đóng gói sản phẩm
- Chế phẩm nấm trừ sâu:
+ Cơ sở khoa học: nấm kí sinh phát triển trên cơ thể sâu non, làm các tế bào của cơ thể sâu bị phá huỷ, sâu chết.
+ Quy trình sản xuất: Từ giống thuần → Môi trường nhân sinh khối → Rải mỏng để hình thành bào tử nấm trong điều kiện thoáng khí → Thu sinh khối nẩm → Sử dụng các biện pháp sấy, đóng gói ta thu được chế phẩm nấm trừ sâu.
Câu 2:
- Chọn ngoại hình: Ngoại hình gia súc là hình dáng, cấu tạo bên ngoài của cơ thể gia súc, phản ánh phẩm chất giống và hướng sản xuất của chúng. Muốn xác định phẩm chất giống và hướng sản xuất của gia súc về ngoại hình thường dùng phương pháp nhìn, quan sát, so sánh, cân và đo các chiều đo của cơ thể.
- Chọn thể chất: Thể chất gia súc là chất lượng bên trong cơ thể gia súc, là tổng hợp những đặc điểm quan trọng nhất về hình thái, sinh lí, sinh hoá như một thể thống nhất cấu trúc bên trong với dáng vóc bên ngoài, được xác lập bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể, có liên quan đến tính sản xuất và khả năng thích nghi của cơ thể gia súc với điều kiện ngoại cảnh và môi trường sống của nó.
- Sức sản xuất: Chính là các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng sản phẩm của các loại gia súc gia cầm khác nhau có các chỉ tiêu khác nhau
---------------------------------------0.0---------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Chế phẩm Beauveria bassiana trừ được loại sâu bệnh nào?
A. Sâu róm thông
B. Sâu đục thân ngô
C. Rầy nâu lại lúa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Phân đạm, kali dùng để bón lót với lượng:
A. Lớn
B. Nhỏ
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 3. Phân hỗn hợp NPK dùng để:
A. Bón lót
B. Bón thúc
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Tỉ lệ sét trong đất mặn là:
A. 50%
B. 60%
C. 50% đến 60%
D. Đáp án khác
Câu 5. Người ta thường sử dụng mấy biện pháp để cải tạo đất mặn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Đất dễ bị hóa chua khi:
A. Bón nhiều phân hóa học
B. Bón phân hóa học liên tục nhiều năm
C. Bón nhiều đạm và kali
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp có mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Tại sao lại sử dụng phân lân để bón lót?
A. Khó tan
B. Dễ tan
C. Khả năng hòa tan vừa phải
D. Cả 3 đáp án trên
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt. Ứng dụng và ưu, nhược điểm của phương pháp này Câu 2: Em hãy cho biết vì sao cần nắm được quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
B |
C |
C |
C |
D |
C |
A |
-(Để xem tiếp nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Người dân ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển bằng cách:
A. Cày, bừa, ngâm đất, phơi đất
B. Phát quang bờ ruộng
C. Vệ sinh đồng ruộng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Đối với đất giàu mùn, cây trồng dễ mắc bệnh:
A. Bạc lá
B. Đạo ôn
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 3. Đối với loại đất chua, ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào?
A. Cây kém phát triển
B. Cây dễ mắc bệnh tiêm lửa
C. Cả A và b đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Nấm bị chết ở nhiệt độ:
A. Dưới 45°C
B. Từ 45°C ÷ 50°C
C. Dưới 50°C
D. Trên 50°C
Câu 5. Đặc điểm cơ bản của nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là:
A. Trồng cây khỏe
B. Bảo tồn thiên địch
C. Giúp nông dân trở thành chuyên gia và thăm đồng thường xuyên
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Có mấy biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 7. Biện pháp sinh học ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra bằng cách:
A. Sử dụng sinh vật
B. Sử dụng sản phẩm của sinh vật
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 8. Ảnh hưởng tiêu cực của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến:
A. Quần thể sinh vật
B. Môi trường
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ.
Câu 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
D |
A |
B |
B |
B |
B |
D |
-(Để xem tiếp nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Tây Sơn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: