YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Xuân Tô

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Xuân Tô dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

XUÂN TÔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ”, cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!”. Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.

Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe… Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.

Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 27)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

b. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử như thế nào?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng biệp pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

d. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Nêu rõ lí do tại sao.

Câu 2. (7 điểm)

Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1.

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử:

– 1 số người : chấp nhận và lau sạch nó.

– Đa số: nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.

3.

- Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…

– Tác dụng:

+ Cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.

+ Gây ấn tượng, tạo sức truyền cảm ….

4.  Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

II. Thân bài

* Lai lịch và tính cách.

* Ngô Tử Văn là người cương trực, chính nghĩa

* Ngô Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường

* Giàu tinh thần dân dộc: Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (2 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy.”(0,5 điểm)

Câu 3: Hiểu như thế nào về ý kiến: “ Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”? (1,0 điểm)

Câu 4: “Ước mơ cháy bỏng nhất của anh/chị là gì? Anh/chị làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về chữ “nhàn” trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiểm. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau trong bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

- Biện pháp so sánh: “Sống một cuộc đời” so sánh vouws “vẽ một bức tranh”, qua từ so sánh “giống như”.

- Tác dụng: chỉ ra sự tương đồng giữa sống một cuộc đời và vẽ một bức tranh, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Phép so sánh làm câu văn giàu hình ảnh, sinh động hơn.

Câu 3:

- Uớc mơ là những khát khao, mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực.

- Câu nói là một lời khuyên con người cần biết giữ gìn, bảo vệ ước mơ, không để những khó khăn, thử thách trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước mơ ấy.

Câu 4:

Gợi ý:

- Nêu ước mơ của bản thân

- Cần làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích:

-  Ước mơ là những khát khao, mong muốn thiết tha về những điều tốt đẹp trong tương lai. Việc theo đuổi ước mơ có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.

* Bình luận:

- Con người sống trên đời đều cần có ước mơ, dù ước mơ vĩ đại hay nhỏ bé. Ước mơ làm cuộc sống thêm tươi đẹp, ý nghĩa; giúp con người sống có mục đích, lí tưởng, có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách, hướng tới thành công, thậm chí còn tạo ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại.

- Để đạt được ước mơ, con người phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, dũng cảm vượt qua những thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh. Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu.

- Ước mơ cũng không thể quá viển vông, xa vời mà phải gắn với thực tế.

- Phê phán những người sống thụ động, không có ước mơ, thiếu ý chí vươn lên

* Bài học nhận thức và hành động:

- Hãy sống và ước mơ. Học tập, rèn luyện, quyết tâm, có những hành động thiết thực để thực hiện ước mơ của mình.

Câu 2:

1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, giới thiệu tác phẩm. Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Phân tích

* Giải thích:

* Về chữ “nhàn” trong bài thơ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

* Liên hệ với đoạn thơ trong bài Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi:

- Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi, bài thơ, đoạn thơ

- Bức tranh thiên nhiên Cảnh ngày hè sôi động (âm thanh của tiếng ve kêu rộn rã), cuộc sống thanh bình, yên vui nơi làng quê (lao xao chợ cá). Nguyễn Trãi ước có cây đàn của vua Thuấn để gảy, mong nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn sử dụng sáng tạo, từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm; nghệ thuật đối, điển tích.

* Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:

3. Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

(…) Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại hạnh phúc cho người khác và kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đõ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, Báo Thanhnienonline, ngày 11.11.2006)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2:  Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm)

Câu 3Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Anh (chị) có đồng tình với quan niệm của các bạn trẻ ấy không? Vì sao? (1,5 điểm)

Câu 4: Nếu được phát biểu trên diễn đàn này, anh(chị) sẽ gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến ai? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của lời cảm ơn trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau, qua đó nhận xét về thân phận bất hạnh và nhân cách cạp đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du thể hiện trong đoạn thơ:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sòng gió bất kỳ,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trích “Trao duyên”, truyện Kiều của Nguyễn Du)

 

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 3:

- Học sinh nêu quan điểm của mình

- Trình bày hợp lí, thuyết phục, rõ ràng.

Câu 4:

- Học sinh nêu quan điểm của mình

- Trình bày hợp lí, thuyết phục, rõ ràng.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

* Học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:

– Ta cần nói lời cảm ơn khi nào? (Khi ta nhận được một món quà, một sự giúp đỡ, một lời góp ý chân thành, một lời động viên,một sự chia sẻ và cảm thông…

– Phân tích, chứng minh, bình luận – mở rộng, nâng cao :

+ Vì sao con người cần phải biết nói lời cảm ơn? Khi cảm ơn bạn sẽ nhận được nhiều hơn cái đã nhận: đó là sự quý mến trân trọng. Lúc ấy, bạn sẽ đẹp hơn trong mắt mọi người, vì đó là cách cư xử không chỉ hợp đạo lý làm người mà còn là văn hóa giao tiếp. Lời nói cảm ơn của chúng ta giúp tô điểm cho các mối quan hệ xã hội, đem mọi người đến gần nhau hơn.

+ Phê phán không ít người chỉ biết nhận và cho đó là điều đương nhiên mình được hưởng, không biết bày tỏ lòng biết ơn hoặc ngại nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ mình.

– Bài học nhận thức và hành động:

+  Cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ. Phải thực sự chân thành khi nói. Phải là phản xạ tự nhiên của mỗi người, tập thành thói quen trong giao tiếp ứng xử.

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên

- Dẫn dắt vấn đề

II. Thân bài

a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều

* Lời lẽ trao duyên

* 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim

* 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.

* Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Xuân Tô. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON