YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Thăng Long

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Thăng Long được Học247 biên tập, tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

THĂNG LONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

       Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

       Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bâu giờ?

       Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc cắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

       Đừng đẻ ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở dâu thẳm trong tim bạn có, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 đ)

Câu 2. Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí nào? (1.0đ)

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy.” (1.0đ)

Câu 4. Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nói về ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người. (2.0đ)

II. LÀM VĂN (5 điểm)

Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:

…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai…

(Trích “Trao duyên” – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Hướng dẫn giải: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã được học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

* Hướng dẫn giải: Đọc, tìm ý

* Cách giải:

- Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí: luôn cảm thấy dằn vặt, day dứt vì đã từ bỏ ước mơ của đời mình.

Lưu ý:

Chép trọn vẹn câu: Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Câu 3:

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- So sánh: “Sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”

- Tác dụng: Lối diễn đạt cụ thể, sinh động; chỉ ra sự tương đồng giữa một cuộc đời với vẽ một bức tranh giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Câu 4:

* Hướng dẫn giải: Phân tích, bình luận, tổng hợp

* Cách giải:

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; bảo đảm dung lượng.

b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Gợi ý những nội dung sau:

- Dẫn đề: Vai trò của ước mơ

- Giải thích: Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được

- Vai trò

+ Giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai

+ Là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn

+ Sống lạc quan, vui vẻ; cuộc sống có ý nghĩa hơn khi có ước mơ.

- Chốt lại vấn đề

II. LÀM VĂN 

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ; kết cấu ba phần đủ, rõ ràng, luận điểm hợp lí, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích trong “Truyện Kiều” và tác giả Nguyễn Du, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Hoàn cảnh trao duyên

* Cảm nhận đoạn trích

a. Nội dung: Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

- Kiều mở lời đặc biệt.

+ Lời lẽ: cậy, chịu lời

+ Cử chỉ: lạy, thưa

⟶ Thái độ: vừa nhờ vừa tin tưởng, nài nỉ; thiết tha, khẩn khoản, hạ mình để đền đáp sự hy sinh cao của em.

⟶ Tạo không khí trang nghiêm chứng tỏ vấn đề sắp nói rất quan trọng.

b. Nghệ thuật

3. Kết bài

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

Câu 2.

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

II. LÀM VĂN

1. Yêu cầu về kĩ năng:

-  Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.

-  Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.

-  Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc

-  Biết vận dụng nhiều thao thác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.

-  Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều

2. Thân bài:

-  Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:

+ Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.

+ Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

3. Kết bài:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi là viên đá mọn không tên

Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt

Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm lá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai

La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi

Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! bông hoa chị cài đầu

 Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.

(Trích Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh – Lưu Trùng Dương)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng?

Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ Thị Sáu với

Bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa gì?

Câu 4. Từ những tấm gương: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu … anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.

II. LÀM VĂN (6)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trích Trao duyên – Truyện Kiều –Nguyễn DuNgữ văn tập 2 lớp 10)

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Xác định các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2.

- Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.)

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những anh hùng, qua đó, bộc lộ lòng tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả.

+ Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ cho đoạn thơ.

Câu 3.

- Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ Thị Sáu với bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa:

+ Làm nổi bật tư thế hiên ngang, lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và vẻ đẹp tâm hồn của những người anh hùng sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, ngay cả khi họ đối diện với cái chết.

Câu 4.

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.

Về hình thức: học sinh trình bày một đoạn văn dung lượng khoảng 5-7 dòng, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát.

Về nội dung: đoạn văn cần nêu được những ý chính sau:

- Nhận thức đúng đắn vai trò của những thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục, ngợi ca, biết ơn một cách chân thành.

- Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: tự hào về

truyền thống lịch sử, xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực; ra sức học tập góp phần xây dựng đất nước…

II. LÀM VĂN

Cảm nhận 12 câu thơ trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

1. Mở bài

- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du. Tác phẩm là tiếng khóc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công.

Đoạn trích Trao duyên đã nói lên nỗi xót xa của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho Thúy Vân. Đặc sắc nhất là 12 câu thơ đầu của đoạn trích, Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim trọng.

2. Cảm nhận đoạn thơ

a. Nội dung.

* Hoàn cảnh của Kiều trước đó: Gia đình Kiều gặp gia biến, nàng vì chữ hiếu quyết định bán mình chuộc cha.

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Keo loan là một loại keo được làm từ huyết con chim loan -> hy vọng Thúy Vân sẽ nối lại tình duyên với Kim Trọng một cách bền chặt.

Mối tơ thừa: với Thúy Kiều đó là mối duyên, nhưng đối với Thúy Vân đó là mảnh duyên do chị trao lại, là mối duyên không trọn vẹn -> ý thức sâu sắc

về sự thiệt thòi của Thúy Vân.

Mặc em: phó mặc, trông cậy vào vào em.

- Lấy duyên chị buộc vào duyên em khiến Vân không thể chối từ vì:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

+ Ngày xuân: ẩn dụ cho tuổi xuân của người con gái. Vân vẫn còn trẻ, còn hạnh phúc, còn tương lai đầy hứa hẹn.

+ Tình máu mủ: tình chị em ruột thịt. Chị cũng vì gia đình nên mới lỡ dở và phải nhờ đến em, vậy em hãy vì tình cảm chị em ruột thịt mà thay chị gánh trách nhiệm nặng nề, thay mình trả nghĩa cho Kim trọng.

- Kiều giãi bày tâm trạng của mình: 

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Kiều luôn có dự cảm không lành, khi phải chia tay tình yêu có nghĩa là mình sẽ chết. Nhưng Kiều đã phó thác duyên cho Thúy Vân, vì vậy có thể ngậm cười nơi chín suối.

⟹ Kiều khéo léo thuyết phục em, có lí có tình. Lập luận sắc sảo thể hiện sự thông minh của Thúy Kiều.

b. Nghệ thuật

3. Đánh giá chung

- Đoạn trích đã cho ta thấy số phận bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều- một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn.

Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm lí con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua thử thách của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Thăng Long. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON