YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Trung Trực

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Trung Trực được Học247 biên tập, tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ  em xuống cấy…

(Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm)

Câu 2Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị g ìcủa “hạt gạo làng ta”? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.” (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2, 0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (5, 0 điểm):

Cảm nhận của anh (chị) về mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích“Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy

Câu 2.

- Qua đoạn thơ,  tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoacủa trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

Câu 3.

- Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu.

- Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vấtvả, cơ cực của người nông dân.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực:

- Nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động.

- Biết ơn,quý trọng những người đã làm ra những sảnphẩm ấy.

Câu 2.

Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; diễn đạt lưu loát, văn có xúc cảm tự nhiên, sâu sắc; đảm bảo quy định về dung từ, đặt câu, chính tả.

b. Yêu cầu về kiến thức:

1/ Mở bài:

-Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

2/ Thân bàiHọc sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần đáp ứng các ý sau đây:

- Mở đầu bằng những lời yêu cầu khẩn thiết:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

+ Lời lẽ hết sức phù hợp và chính xác:

. Cậy: nhờ, tin tưởng, tin cậy (chỉ có em là chị tin cậy nhất mà thôi)

. Chịu: nhận vì thông cảm, không thể từ chối -> Kiều vẫn lựa chọn được những từ ngữ thích hợp nhất để thuyết phục em.

Vì Kiều hiểu hoàn cảnh hiện tại của mình và sự khó xử của Vân .

. Lạy, thưa: tạo không khí thiêng liêng khi sắp nói ra một chuyện vô cùng hệ trọng đối với Kiều và cả Vân.

⟹ Hành động đó làm tăng sự hệ trọng, thiêng liêng, trang nghiêm của cuộc trao duyên.

- Kiều nhắc đến hai biến cố của đời Kiều “Gặp chàng Kim” và “sóng gió bất kì” (Gia đình gặp nạn)

+ Tình sâu >< Hiếu nặng

⟶ Buộc Kiều phải lựa chọn, Kiều đã hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu “Làm con trước…sinh thành”.

- Vì vậy, Kiều muốn nhờ Vân:

Ngày xuân em hãy còn dài

…Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

- Kiều đưa ra lí do:

+ Vân còn trẻ, đời còn dài

+ Xót tình ruột rà, máu mủ chị em mà chấp nhận “thay lời nước non”(làm vợ Kim Trọng)

⟶ Nếu Vân chấp nhận thì dù có chết Kiều cũng thấy thơm lây cho hành động cao cả đó của Vân.

⟹ Lời tâm sự vừa thuyết phục, vừa ràng buộc, chí lí, chí tình. Kiều đã đạt được mục đích : nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

* Đặc sắc về nghệ thuật:

- Biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du

- Ngôn ngữ chuyển hóa linh hoạt (đối thoại ⟶ độc thoại)

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.

3/ Kết luận:

Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (4 điểm):

Giao thừa ước nguyện cầu an

Ra về để lại bất an cho người.

Chổi tre khua tiếng ngậm ngùi

Mồ hôi nhỏ giọt, cho người du xuân.

Đó là những dòng chia sẻ chân tình, tâm huyết của thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du nhân dịp sinh họat chuyên đề giáo dục học sinh về ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường.

Dựa vào ý thơ trên, anh/chị hãy viết văn bản ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.

Câu 2 (6 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi phường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

(Chí khí anh hùng - Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).

-------------HẾT-------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1.

Viết một bài văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận.

Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Học sinh sẽ có nhiều cách làm, sau đây là một vài định hướng:

- Hiện trạng:

- Nguyên nhân:

Câu 2.

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận

Lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du được thể hiện qua hình tượng nhân vật Từ Hải.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích.

* Nội dung:

- 4 câu đầu: Cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều

Khát vọng lên đường của Từ Hải, thái độ dứt khoát lúc lên đường chứng tỏ Từ Hải là con người của sự nghiệp anh hùng.

+ Tư thế ra đi oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất. Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, nâng cao tầm vóc người anh hùng.

⟹ Từ Hải là con người của khát vọng, công danh.

- 12 câu tiếp theo: Chí khí anh hùng của Từ Hải

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tin vui là bạn còn sống

Và cây xoan ngoài ngõ đã ra hoa

Cây xoan ấy

Bạn thấy không

Đã can trường đứng vững

Suốt cả mùa Đông băng giá.

Tin vui là mắt bạn còn sáng, còn tốt

Và bạn có thì giờ để ngắm trời xanh

Em bé xinh tươi đang đứng trước mặt bạn

Đôi mắt long lanh

Bạn có thể mở rộng hai cánh tay

Ôm em bé vào lòng.

 (Trích bài thơ Tin vui, rút từ tập Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt, Thích Nhất Hạnh)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Câu 2: Tác giả cho rằng những sự việc nào là những “tin vui”?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn trích.

Câu 4: Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị tâm đắc từ đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn ván ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

(Trích Trao duyên – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

1.* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoc học, hành chính

* Cách giải:

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Tác giả cho rằng tin vui là: “Tin vui là bạn còn sống” và “Tin vui là mắt bạn còn sáng, còn tốt”.

3.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Tác dụng

+ Nhấn mạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị quanh ta mà đôi khi ta quên lãng hoặc không nhận ra.

+ Tăng sức biểu cảm, diễn đạt, tăng nhịp điệu cho câu thơ.

4.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Đôi khi hạnh phúc đơn giản chỉ là ta còn sống, được nhìn thấy thế giới tươi đẹp ngoài kia, được ngắm nhìn những người mà ta yêu thương. Hãy trân trọng cuộc sống này.

II. LÀM VĂN

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn học và giá trị của Truyện Kiều.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích

II. Phân tích

1. Mạch cảm xúc của bài

- Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng

- Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.

2. Thực cảnh đau xót của Kiều.

- Sử dụng một loạt các thành ngữ.

+ “Trâm gẫy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ

+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát

+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo

+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng

=> Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.

=> Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

=> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.=> Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.=> Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều

3. Tiếng gọi chàng Kim

- Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc

- Thán từ “Ôi, hỡi”: Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.

- Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

=> Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng

=> Tình cảm lấn át lí trí.

4. Nghệ thuật

- Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.

- Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi

- Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập

III. Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Trung Trực. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON