YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Trãi

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Trãi dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí chứng tỏ mình không thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đó là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học cổ đại Hy Lạp A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ dằn vặt, đau đớn không chỉ vì thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng, “ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.

Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

                                          (Theo Băng Sơn, Dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả, lòng đố kị gây nên những tác hại gì?

Câu 3: (1,0 điểm) Em hãy cho biết lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Câu 4: (1.0 điểm) Theo em, con người cần phải làm gì khi bản thân nảy sinh lòng đố kị?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Thuyết minh đoạn trích sau đây:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

- Theo tác giả, lòng đố kị gây nên những tác hại: kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng,/có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác.

Câu 3:

Lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân: sự ích kỉ, ghen tị, không muốn người khác thành công; ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác.

Câu 4:

Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng hợp lí, có sức thuyết phục vẫn chấp nhận. Gợi ý:

Khi bản thân nảy sinh lòng đố kị:

- Cần phải thức tỉnh đấu tranh với bản thân để vượt lên, từ bỏ thói xấu này.

- Phải rèn luyện lối sống cao thượng, hòa đồng, biết vui với thành công của người khác.

I. LÀM VĂN

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau khi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của quân Minh, cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt đã hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm ròng rã phải chịu đựng thảm khốc dưới ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược.

- Thừa lệnh của chủ soái Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo bình Ngô đổ tổng kế cuộc kháng chiến vĩ đại, báo cáo rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết.

- Với nghệ thuật chính luận hùng hồn và cảm hứng trữ tình sâu sắc, tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nội dung đoạn trích:

+ Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh:

3. Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?

Con mỗi ngày một lớn lên 
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

(Mẹ – Đỗ Trung Quân)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh , chị đồng cảm sâu sắc nhất?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2: (5 điểm): Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Thể thơ tự do

Câu 2:

Biện pháp nhân hóa: thời gian….chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.

- Nêu tác dụng:

+ Thể hiện sự chảy trôi nhanh của thời gian

+ Làm nổi bật tâm trạng hốt hoảng của nhà thơ

Câu 3:

Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ là: Khi ta thất bại, vấp ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh thờ ơ, dửng dưng thì mẹ dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng.

Câu 4:

Nêu được một tình cảm suy tư của nhà thơ trong văn bản mà mình đồng cảm.

- Lí giải vì sao tình cảm suy tư đó lại khiến bản thân đồng cảm sâu sắc.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Gợi ý:

a. Giải thích

- Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, nhân loại...

- Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình của thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng nà thu hút mối quan tân và gây ra nhiều bức xúc xã hội.

b. Bàn luận

- Thực trạng của lối sống thờ ơ: thể hiện ở lối sống ích kỉ, ham chơi, biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh nghĩ đến cái chết chỉ vì ba mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...

- Con người trở thành ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình, không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.

- Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời

c. Bài viết nhận thức và hành động

- Cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.

- Mọi suy nghĩ, hành động và lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

II. Thân bài

* Lai lịch và tính cách.

* Ngô Tử Văn là người cương trực, chính nghĩa

* Ngô Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán  nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3.  Chỉ ra và nêu  hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa  đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán  nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

II.  LÀM VĂN (6 điểm)

Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn  còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Nội dung đoạn văn:

- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.

Câu 3.

Học sinh trả lời trong các biện pháp tu từ sau:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; điệp từ; liệt kê; lặp cấu trúc; nhân hóa.

- Tác dụng:

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.

+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân  tộc ta.

Câu 4.

Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Học sinh hướng vào những nội dung sau:

- Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta.

- Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp.

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng.

II.   LÀM VĂN 

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.

* Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm,

- Giới thiệu đoạn trích

* Thân bài:

- Nêu hoàn cảnh, xuất xứ đoạn trích:

+ Tình yêu của Kim-Kiều đang mặn nồng thì gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều quyết định bán mình chuộc cha.

+ Đêm trước ngày đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau lời trao duyên, Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân.

- Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật: Có sự giằng xé giữa từ bỏ và níu kéo càng làm rõ hơn nỗi đau khi mất tình yêu.

* Kết bài:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Trãi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON