YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Kim Đồng

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Kim Đồng dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được những dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi giữa HK2. Bên cạnh đó, tài liệu này còn giúp các em rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

KIM ĐỒNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

"Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

... Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015, trang 7 – 8)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2. Câu thơ "Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử" được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tên hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10 có sử dụng địa danh Bạch Đằng. (1.0 điểm)

Câu 3. Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn nào? Điểm nhìn ấy cho anh chị nghĩ gì về Tổ quốc chúng ta? (1.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Lấy chủ đề Tổ quốc nhìn từ biển, anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (10 – 15 dòng). (2.0 điểm)

Câu 2. Bàn về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn viết: "Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà" (Lã Nhâm Thìn – Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục, 2009, trang 7). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. - Biện pháp tu từ nhân hóa: "Bạch Đằng cảm tử"

- Tác phẩm nhắc đến địa danh Bạch Đằng: Phú sông Bạch Đằng, Đại cáo Bình Ngô.

3. - Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn từ biển, đề cập đến những hiểm họa và mất mát của Tổ quốc.

- Từ điểm nhìn ấy, có thể nhận thấy:

  • Trong lịch sử, đất nước Việt Nam luôn bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm, chịu rất nhiều mất mát đau thương.
  • Dù phải đổ máu xương suốt ngàn đời, dân tộc ta vẫn luôn bất khuất, kiên cường bảo vệ từng tấc đất, mặt biển quê hương.

Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; GV linh hoạt trong đánh giá.

II. LÀM VĂN

Câu 1. 

* Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

* Yêu cầu về kiến thức:

- Trình bày đúng chủ đề "Tổ quốc nhìn từ biển", có thể triển khai một trong số các luận điểm:

  • Niềm tự hào về biển Việt Nam: lịch sử, địa lí, tài nguyên, vẻ đẹp;
  • Biển là một phần không thể thiếu của Tổ quốc.
  • Cần thấu hiểu, tự hào, bảo vệ biển.

Câu 2. 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để làm rõ ý kiến: "Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà".

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận cá nhân và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

- Ý mới mẻ, sâu sắc

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh , người mẹ sẽ sống bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh.Tên y học của cúc là Liêu chi.”

( Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa- Thông tin 1990)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính trong văn bản? (0,5)

Câu 2: Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản ? (0,5)

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn bản? (1đ)

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì? (1đ)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: Từ văn bản của bài tập đọc- hiểu trên , em hãy viết bài văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về: Tình mẫu tử (2 điểm)

Câu 2: (5 điểm)

Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

( Trao duyêntrích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

-------------HẾT-------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

- 2 phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả hoặc biểu cảm

Câu 2

- Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình

- Vì: Tất cả đều là việc của mẹ.

Câu 3:

- Hiệu quả của phép liệt kê:

+ Nhấn mạnh mùi thơm của những chiếc áo được phơi dưới nắng và khẳng định niềm vui sướng của nhân vật “tôi” khi lần đầu tiên nhận ra mùi thơm ấy. (1,0 điểm)

+ Tạo âm hưởng nhịp nhàng; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. (0,5 điểm)

Câu 4: Viết đoạn văn

- Hình thức

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn.

+ Trình bày, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả.

- Nội dung

+ Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng cần nêu được các ý sau: Hãy rèn cho mình lối sống chủ động; sống tự lập; có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích : Tình mẫu tử

- Mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta. Mẹ là người mang nặng đẻ đau chúng ta, mẹ tần tảo nuôi chúng ta khôn lớn. công lao của mẹ lớn lao biết nhường nào, chính vì thế gọi tình cảm mẹ con là tình mẫu tử.

- Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con

=> Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con thể hiện sự gắn bó, yêu thương chấp nhận hy sinh và chăm sóc

* Bàn luận

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

+ Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

+ Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

+ Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

- Tình mẫu tử đối với mỗi người

Câu 2:

Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung

- Đoạn cuối 8 câu cuối đoạn : Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Trích dẫn thơ

Thân bài

* Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý

* Tiểu kết:

- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.

Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra ở một trường trung học

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

– Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Thuyết minh đoạn trích sau đây:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.  

Câu 2  

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3  

- Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. 

Câu 4  

- Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác

* Nội dung đoạn trích

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Kim Đồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON