YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

HUỲNH MẪN ĐẠT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích trên:

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2: Những chuyện cổ nào được gợi ra từ đoạn trích trên?

Câu 3: “Người thơm” được tác giả nhắc đến là ai trong các dòng thơ?

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Câu 4: Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc tìm hiểu văn hóa dân gian đối với lớp trẻ Việt Nam hiện nay.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tính máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

(Trích Trao duyên – Truyện Kiều, Nguyễn Du)

 

-------------HẾT-------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

1.

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Những truyện cổ được gợi ra từ đoạn trích trên:

+ Truyện cổ tích Tấm Cám

Đẽo cày giữa đường

Sự tích Trầu cau

3.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

“Người thơm”: cô Tấm hiền lành, nhân hậu trong truyện cổ tích Tấm Cám

- Đồng thời cũng có thể hiểu “người thơm” là những người tốt bụng, hiền lành trong cuộc sống.

4.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

Hai câu thơ ám chỉ những người không có chính kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý người khác, cuối cùng sẽ chẳng đạt được kết quả tốt đẹp, thành công.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

Giải thích: Văn hóa dân gian là "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ... của người thời trước"

- Một bộ phận giới trẻ không “mặn mà” với văn hóa truyền thống.

- Nguyên nhân:

- Giải pháp:

Câu 2:

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

- Giới thiệu 18 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Phân tích

a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói

+ “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ đó.

+ “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

- Hành động: “Lạy, thưa”

b. Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)

* Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình:

- Hình ảnh “Quạt ước, chén thề”: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.

- “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình.

=> Mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ

=> Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận lời.

c. Kiều trao kỉ vật (6 câu tiếp):

- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây.

d. Nghệ thuật:

III. Kết luận

- Khẳng định giá trị của 18 câu thơ đầu đối với đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

      Trận chiến chống dịch COVID – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh bằng cách làm tốt các hướng dẫn: Hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách, đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa; khai báo y tế. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng…Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách li, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình, đã tích cực tham gia ủng hộ, chống dịch COVID-19…Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.

(Trích “Tạp chí”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Em hãy chỉ ra cách đẩy lùi dịch bệnh được trình bày trong văn bản?

Câu 3: Hãy tìm và chỉ ra 1 biện pháp tu từ có trong văn bản trên?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần đoàn kết trong phòng chống dịch  Covid – 19?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây…”

(Trao duyên – Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1.

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Cách đẩy lùi dịch bệnh:  Hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách, đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa; khai báo y tế.

3.

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Học sinh có thể chọn một trong hai:

+ Liệt kê: Hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách, đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa; khai báo y tế

Điệp: người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng… 

4.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:
Gợi ý:

- Giải thích tinh thần đoàn kết dân tộc

- Vai trò của tinh thần đoàn kết dân tộc trong phòng chống dịch Covid – 19:

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

Phần II. Làm văn

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

- Giới thiệu 12 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Phân tích

a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói

- Hành động: “Lạy, thưa”

- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:

b. Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)

* Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình:

* Kiều kể về mối tình với chàng Kim:

c. Nghệ thuật:

III. Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

Thế thì làm sao con biết

Là trời có những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con đi tìm

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết Tính mẹ cứ hay là nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế!

(Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó.

Câu 3: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì của người con trong văn bản?

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống của mỗi con người.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân thành nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết.

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2: (0,5 điểm)

- Những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ: tình yêu mẹ bằng/(như) ông trời…Hà Nội…con dế.

Câu 3: (1 điểm)

- Người con trong đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm:

+ Suy nghĩ đặc biệt khi thể hiện tình cảm dành cho mẹ: chọn những điều to lớn nhất để so sánh vì những thứ nhỏ bé (trong suy nghĩ của con) không thể bao chứa hết tình cảm dành cho mẹ, song những điều đó lớn quá thì cũng khó đạt tới vì thế người con chỉ muốn lúc nào cũng ở bên mẹ nên so sánh ngộ nghĩnh cuối bài “con yêu mẹ bằng con dế”.

+ Tình cảm cao quý, trong sáng, hồn nhiên qua cái nhìn trẻ thơ, qua cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu mà đi sâu vào lòng người.

Câu 4: (1 điểm)

II. LÀM VĂN

Gợi ý:

- Hình dung khung cảnh diễn ra sự việc, thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ giữa An Dương Vương và Rùa Vàng.

- Tái hiện diễn biến các sự việc và các chi tiết tiêu biểu:

+ Rùa Vàng xuất hiện từ phương đông như lời báo của cụ già, được An Dương Vương đón vào thành, giúp nhà vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ thần

+ Rùa Vàng hiện ra sau lời cầu cứu của An Dương Vương, chỉ Mị Châu là giặc, đưa nhà vua đi xuống biển.

- Chọn cách kể phù hợp nhất:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON