YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn GDKT & PL 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Thạch Lam

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 10 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Thạch Lam với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em ôn tập môn GDKT & PL 10 CTST. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT THẠCH LAM

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: GDKT & PL 10 CTST

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

A. 1/1/2015.

B. 28/11/2013.

C. 1/11/2014.

D. 1/1/2014.

Câu 2. Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Nghị định.

D. Thông tư.

Câu 3. Các quy định của Hiến pháp mang tính

A. tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung.

B. chi tiết, cụ thể, thay đổi liên tục.

C. phong phú, đa dạng, linh hoạt.

D. kiên định, chủ đạo, bảo thủ, cố định.

Câu 4. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo

A. Hiến pháp.

B. quy định.

C. pháp luật.

D. chỉ thị.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước

A. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

C. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.

D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.

Câu 6. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm

A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.

C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.

D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 7. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ

A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.

B. dân chủ chủ nô.

C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.

D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.

Câu 8. Phân quyền trong cơ cấu tổ chức quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước.

B. tập trung, chia đảng phái, quản lý chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước.

C. thống nhất, có sự phân công bắt buộc, kiểm điểm giữa các cơ quan nhà nước.

D. tập trung, phân nhánh, điều hòa linh hoạt giữa các cơ quan nhà nước.

Câu 9. Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

B. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

C. liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.

D. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Câu 10. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 là chủ thể nào sau đây?

A. Bùi Thanh Sơn.

B. Phạm Bình Minh.

C. Phạm Gia Khiêm.

D. Nguyễn Dy Niên.

Câu 11. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

A. Không giới hạn tuổi.

B.Từ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 21 tuổi trở lên.

D. Từ 25 tuổi trở lên.

Câu 12. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể nào sau đây?

A. Tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

B. Người nước ngoài định cư tại lãnh thổ Việt Nam.

C. Người gốc Việt định cư ở nước ngoài.

D. Người yếu thế, gặp khó khăn trong xã hội.

Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu

A. không được người đó đồng ý.

B. người đó đồng ý cho vào.

C. cơ quan nhà nước cho vào.

D. chính quyền không đồng ý.

Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 15. Hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được pháp luật bảo hộ về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 16. Theo Hiến pháp 2013, quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Dân sự.

B. Xã hội.

C. Kinh tế.

D. Văn hóa.

Câu 17. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?

A. Bốn.

B. Năm.

C. Sáu.

D. Bảy.

Câu 18. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh theo

A. pháp luật.

B. đạo đức.

C. quy định xã hội.

D. quy luật thị trường.

Câu 19. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.

B. Tòa án.

C. Viện kiểm sát.

D. Tổ chức xã hội.

Câu 20. Ở nơi M sinh sống có một số người vất rác thải sinh hoạt và xác động vật chết ngổn ngang trên đường. Trong trường hợp này, nếu là M, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây để tuyên truyền mọi người chấm dứt hành động vi phạm này?

A. Tuyên truyền với người dân về tác hại của việc xả rác bừa bãi.

B. Bỏ qua coi như mình không biết gì.

C. Ủng hộ việc làm vì đó là thói quen của người dân.

D. Thờ ơ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

Câu 21. Khi phát hiện nguồn nước quanh khu chế xuất may mặc ở huyện X gần đây bị ô nhiễm nặng do khu chế xuất này đã xả chất thải vào hệ thống thoát nước mưa trong thời gian dài. Trong trường hợp này, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Báo cho cơ quan công an để giải quyết vụ việc.

B. Lờ đi, coi như không biết vì không gần khu vực nhà mình.

C. Làm đơn lên ban giám đốc công ty yêu cầu xử lý.

D. Lấy một tấm chắn lớn để chặn lại đường thoát nước thải.

Câu 22. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. nhà nước địa phương.

Câu 23. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 24. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.

B. Chính phủ bầu.

C. Bộ và các cơ quan ngang bộ bầu.

D. Nhân dân địa phương bầu.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nêu các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam?

Câu 2 (2,0 điểm): Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?

a. M lén đọc tin nhắn trong điện thoại của em trai.

b. C ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của K.

 

ĐÁN ÁP ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-A

3-A

4-A

5-A

6-A

7-A

8-A

9-D

10-A

11-B

12-A

13-A

14-A

15-A

16-A

17-A

18-A

19-A

20-A

21-A

22-B

23-D

24-A

           

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam:

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.

- Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Hành vi của M là không đúng vì đọc tin nhắn điện thoại của người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thư tín, điện tín.

b. Hành động của C là đúng đắn vì không nên xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Nghị định.

D. Thông tư.

Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 3. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về

A. chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị.

B. chính sách tài chính, công thương.

C. doanh nghiệp tư nhân, cổ phần.

D. chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh.

Câu 4. Các quy định của Hiến pháp mang tính

A. tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung.

B. chi tiết, cụ thể, thay đổi liên tục.

C. phong phú, đa dạng, linh hoạt.

D. kiên định, chủ đạo, bảo thủ, cố định.

Câu 5. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ

A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.

B. dân chủ chủ nô.

C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.

D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.

Câu 6. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh của các lực lượng nào sau đây?

A. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

B. Giai cấp địa chủ với tư sản mại bản và đội ngũ trí thức.

C. Giai cấp công nhân với tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung nông.

D. Giai cấp nông nhân với trung, tiểu địa chủ và tiểu tư sản.

Câu 7. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền

A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.

B. lập pháp, tư pháp và phân lập.

C. lập pháp, hành pháp và phân lập.

D. hành pháp, tư pháp và phân lập.

Câu 8. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

A. Nhà nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Đảng Cộng sản.

Câu 9. Theo Hiến pháp 2013, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Hà Nội.

B. Thăng Long.

C. Đại La.

D. Đông Kinh.

Câu 10. Hành vi nào sau đây thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ?

A. Tố cáo các hành vi xâm phạm biên giới Việt Nam.

B. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

C. Xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.

D. Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý.

Câu 11. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 14 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 18 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước

A. pháp luật.

B. giáo lý.

C. xã hội.

D. văn hóa.

Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 15. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền

A. hưởng thụ và tiếp cận.

B. quản lý và giám sát.

C. truyền bá và loại bỏ.

D. tái tạo và tiếp nhận.

Câu 16. Theo Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Chính trị.

B. Xã hội.

C. Kinh tế.

D. Văn hóa.

Câu 17. Nhà nước giữ vai trò nào trong nền kinh tế thị trường?

A. Định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế.

B. Trực tiếp đầu tư phát triển nền kinh tế.

C. Động lực chính thức để phát triển mạnh nền kinh tế.

D. Huy động toàn bộ nguồn lực kinh tế trong nhân dân.

Câu 18. Theo Hiến pháp 2013, việc Nhà nước tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động là trách nhiệm của vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Xã hội.

B. Văn hóa.

C. Kinh tế.

D. Giáo dục.

Câu 19. Nguồn năng lượng nào sau đây được Nhà nước khuyến khích sử dụng?

A. Năng lượng khí đốt, năng lượng hạt nhân.

B. Năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

C. Năng lượng dầu mỏ, năng lượng tái tạo.

D. Năng lượng hóa thạch, năng lượng dầu mỏ.

Câu 20. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, giáo dục bắt buộc là bậc nào sau đây?

A. Đại học.

B. Trung học Cơ Sở.

C. Tiểu học.

D. Trung học phổ thông.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-A

5-A

6-A

7-A

8-A

9-A

10-A

11-D

12-C

13-A

14-A

15-A

16-C

17-A

18-A

19-B

20-C

21-A

22-A

23-D

24-B

           

Đề số 3

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Nghị định.

D. Thông tư.

Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 3. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí

A. cao nhất.

B. thông dụng nhất.

C. thấp nhất.

D. quy tắc nhất.

Câu 4. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Cơ sở, nền tảng.

B. Chi phối, phụ thuộc.

C. Cụ thể hóa.

D. Chi tiết hóa.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm

A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.

C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.

D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 6. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ

A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.

B. dân chủ chủ nô.

C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.

D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.

Câu 7. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về

A. nhân dân.

B. liên minh công - nông.

C. Đảng cộng sản.

D. giai cấp thống trị.

Câu 8. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

A. Nhà nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Đảng Cộng sản.

Câu 9. Tổ chức nào sau đây là tổ chức chính trị - xã hội?

A. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

B. Toà án nhân dân tối cao.

C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

D. Chính phủ.

Câu 10. Ở Việt Nam, quyền lực tối cao thuộc về cơ quan nào sau đây?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Toà án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 11. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 14 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 18 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền của công dân bao gồm quyền trên các lĩnh vực

A. chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.

B. dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.

C. văn hoá, kinh tế, xã hội.

D. kinh tế, xã hội.

Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về

A. nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.

B. quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc.

C. quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.

D. tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước.

Câu 15. Hành vi đe dọa giết người là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. tự do về thân thể của công dân.

Câu 16. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến tính mạng của người khác?

A. Gây tai nạn chết người.

B. Tàng trữ vật liệu nổ.

C. Nói xấu người khác.

D. Sỉ nhục người khác.

Câu 17. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?

A. Bốn.

B. Năm.

C. Sáu.

D. Bảy.

Câu 18. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.

B. Tòa án.

C. Viện kiểm sát.

D. Tổ chức xã hội.

Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc Nhà nước ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề là trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Xã hội.

B. Văn hóa.

C. Kinh tế.

D. Giáo dục.

Câu 20. Phương án nào sau đây không phải tài sản công?

A. Chuỗi nhà hàng..

B. Tài nguyên nước.

C. Tài nguyên khoáng sản.

D. Nguồn lợi ở vùng biển.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-A

5-A

6-A

7-A

8-A

9-A

10-C

11-A

12-A

13-A

14-A

15-B

16-A

17-A

18-A

19-D

20-A

21-A

22-B

23-B

24-B

           

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề thi giữa HK2 môn GDKT & PL 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Thạch Lam. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF