Mời các em học sinh lớp cùng HOC247 tham khảo nội dung Bộ 3 đề thi giữa Học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Trần Phú bao gồm: các đề thi với dạng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp các em ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trước kỳ thi giữa Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN THI: SINH HỌC 10 CTST Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động sống của tế bào?
A. Di truyền học.
B. Sinh học tế bào.
C. Giải phẫu học.
D. Động vật học.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. các vật sống và không sống.
B. các sinh vật nhân tạo và sinh vật tự nhiên.
C. năng lượng và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng.
D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của Sinh học?
A. Thành tựu của sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
B. Thành tựu sinh học giúp con người giảm bệnh tật, nâng cao sức khỏe.
C. Các nghiên cứu về sinh học gây ô nhiễm môi trường.
D. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh.
Câu 4: Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai được gọi là
A. tăng trưởng kinh tế.
B. phát triển bền vững.
C. phát triển đa dạng.
D. tiến bộ sinh học.
Câu 5: Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai?
A. Phát triển các phần mềm chuyên dụng.
B. Hạn chế sinh vật thí nghiệm.
C. Kết hợp với khoa học Trái đất và vũ trụ để nghiên cứu khả năng tồn tại của sự sống ở các hành tinh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống là ứng dụng của ngành nào sau đây?
A. Pháp y.
B. Dược học.
C. Công nghệ thực phẩm.
D. Nông nghiệp.
Câu 7: Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát là
A. phương pháp nhận biết.
B. phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. phương pháp quan sát.
D. phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 8: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?
A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.
Câu 9: “Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene” là ứng dụng của ngành nào dưới đây?
A. Pháp y.
B. Dược học.
C. Công nghệ thực phẩm.
D. Tin sinh học.
Câu 10: Thiết bị nào thường được sử dụng để quan sát tế bào thực vật?
A. Kính lúp.
B. Kính hiển vi.
C. Pipet.
D. Máy li tâm.
Câu 11: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. tập hợp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. tập hợp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
C. tập hợp tổ chức lớn nhất và nhỏ nhất trong thế giới sống.
D. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 12: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm
A. nguyên tử, phân tử, bào quan.
B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.
Câu 13: Con thỏ thuộc cấp độ tổ chức nào của thế giới sống?
A. Hệ cơ quan.
B. Cơ thể.
C. Quần thể.
D. Quần xã.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tổ chức sống cấp trên làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp dưới.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Câu 15: Người đã sử dụng kính hiển vi quang học tự phát minh để quan sát các tế bào trong lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi là
A. Antonie van Leeuwenhoek.
B. Matthias Schleiden.
C. Theodor Schwann.
D. Robert Hooke.
Câu 16: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở
A. những quan sát thực tế.
B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.
D. những giả thuyết phỏng đoán.
Câu 17: Chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ … để hoàn thành phát biểu sau: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ …, các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong …”.
A. Tế bào.
B. Mô.
C. Cơ quan.
D. Cơ thể.
Câu 18: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Tất cả mọi vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
C. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp của các bào quan trong tế bào.
Câu 19: Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?
A. Liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết hydrogen.
C. Liên kết ion.
D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Câu 20: Nguyên tố Fe là thành phần cấu tạo của
A. diệp lục.
B. hormone.
C. hemoglobin.
D. lipid.
Câu 21: Tính chất nào của nước là nền tảng của nhiều đặc tính lí – hóa, làm cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. Tính dẫn nhiệt.
B. Tính bay hơi.
C. Tính dẫn điện.
D. Tính phân cực.
Câu 22: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Câu 23: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?
A. Glycogen.
B. Tinh bột.
C. Maltose.
D. Testosterol.
Câu 24: Nucleotide là đơn phân của
A. nucleic acid.
B. protein.
C. carbohydrate.
D. lipid.
Câu 25: Điểm nào sau đây là đặc điểm giống nhau của tinh bột và cellulose?
A. Đều có thể được tiêu hóa bởi con người.
B. Đều là polymer của glucose.
C. Đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.
D. Đều là thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật.
Câu 26: Trong thịt, cá, trứng, sữa có nhiều chất nào sau đây?
A. Tinh bột.
B. Cellulose.
C. Protein.
D. Carotenoid.
Câu 27: Lá cây bị héo sau nhiều ngày và dần khô là do bị mất đi chất nào sau đây?
A. Nguyên tố Fe.
B. Glucose.
C. Nước.
D. Lipid.
Câu 28: Khi cho dung dịch Benedict vào các ống nghiệm sau rồi đun nóng, ống nào sẽ xuất hiện màu đỏ gạch?
A. Ống chứa dịch lọc từ nho.
B. Ống chứa dầu ăn.
C. Ống chứa nước thịt.
D. Ống chứa lòng trắng trứng.
B. Phần tự luận
Câu 1: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?
Câu 2: Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?
Câu 3: Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid không? Tại sao?
ĐÁP ÁN
1B |
2D |
3C |
4B |
5D |
6A |
7C |
8C |
9D |
10B |
11D |
12C |
13B |
14A |
15D |
16B |
17A |
18A |
19B |
20C |
21D |
22C |
23D |
24A |
25B |
26C |
27C |
28A |
|
|
B. Phần tự luận
Câu 1:Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì:
- Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của mọi cơ thể sống.
- Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống (các đại phân tử trong tế bào chưa sống, chúng chỉ thể hiện chức năng sống khi tương tác với nhau trong tổ chức tế bào).
Câu 2: Cây chỉ hấp thu được muối khoáng dưới dạng hòa tan trong nước đồng thời quá trình hấp thụ muối khoáng luôn gắn liền với quá trình hấp thụ nước. Bởi vậy, khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước nhằm giúp hòa tan phân bón, giúp rễ cây hấp thu muối khoáng dễ dàng hơn.
Câu 3:
- Không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì.
- Vì: Béo phì là tình trạng cơ thể dư thừa năng lượng, năng lượng dư thừa được tích lũy dưới dạng mỡ làm tăng khối lượng của cơ thể. Mà lipid có vai trò chủ yếu là cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Bởi vậy, cần cắt giảm lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì Tuy nhiên, ngoài vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng quan trọng không thể thay thế khác đối với cơ thể như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu,… Do đó, để cơ thể hoạt động bình thường, không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì.
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - ĐỀ 02
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đâu không phải là mục tiêu của Sinh học
A. Tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các quá trình sống ở các cấp độ tổ chức.
B. Điều khiển, tối ưu hóa nguồn tài nguyên sinh học và phi sinh học.
C. Phục vụ sự phát triển của xã hội loài người một cách bền vững.
D. Cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tật.
Câu 2: Thiết bị giúp con người nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử là
A. Máy li tâm. B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi. D. Tủ cấy vi sinh.
Câu 3: Thứ tự sắp xếp đúng của các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là
(1) Hình thành giả thuyết.
(2) Đặt câu hỏi.
(3) Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
(4) Quan sát, thu thập dữ liệu.
(5) Phân tích kết quả nghiên cứu
(6) Rút ra kết luận
A. (2) → (1) → (4) → (3) → (5) → (6).
B. (2) → (4) → (1) → (3) → (5) → (6).
C. (4) → (2) → (1) → (3) → (5) → (6).
D. (4) → (2) → (1) → (3) → (6) → (5).
Câu 4: Cấp độ tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là
A. Tế bào. B. Cơ thể
C. Phân tử. D. Mô.
Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm chung của thế giới sống
A. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. hệ thống kép kín với bên ngoài.
D. liên tục tiến hóa.
Câu 6: Nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố đa lượng
A. Mangan (Mn). B. Iodine (I).
C. Carbon (C). D. Coban (Co).
Câu 7: Trong cấu trúc của phân tử nước, một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng
A. liên kết hydro. B. liên kết disulfua.
C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết peptide.
Câu 8: Trong tự nhiên, lactose được xếp vào nhóm nào trong Carbohydrate?
A. đường đơn. B. đường đôi.
C. đường đa. D. đường phức tạp.
Câu 9: Các phát biểu đúng khi nói về vai trò của các phân tử sinh học đối với cơ thể sinh vật là
(1) Dầu và mỡ đều có cấu tạo gồm một phân tử glycerol liên kết với ba phân tử acid béo.
(2) Chittin tạo bộ khung xương của nhiều loài như tôm, cua, nhện …
(3) Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật.
(4) Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng và di chuyển.
(5) RNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 10: Trong cấu tạo của phân tử DNA không có nucleotide loại
A. adenine (A). B. thymine (T).
C. cytosine (C). D. uracil (U).
Câu 11: Trong cấu tạo của tế bào nhân sơ, thành phần có vai trò giúp tế bào bám dính vào bầ mặt tế bào sinh vật khác là
A. Lông. B. Thành tế bào.
C. Màng sinh chất. D. Roi.
Câu 12: Bào quan giữ vai trò tái chế rác thải và chế biến thức ăn của tế bào nhân thực gọi là
A. Peroxysome. B. Lysosome.
C. Không bào. D. Ty thể.
Câu 13: Dựa vào cấu trúc nào sau đây để phân biệt vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dương (+)?
A. Thành tế bào và màng sinh chất.
B. Thành tế bào và màng ngoài.
C. Thành tế bào và DNA vùng nhân.
D. Màng ngoài và DNA vùng nhân.
Câu 14: Các phân tử DNA dạng vòng, nhỏ, mạch kép, có chứa các gen kháng thuốc hang sinh gọi là
A. DNA vùng nhân. B. RNA C. plasmid. D. mRNA.
Phần tự luận
Câu 1. Em hãy kể tên 3 thành phần chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật và nêu chức năng của các thành phần đó.
Câu 2. Em hãy kể tên 3 loại RNA và trình bày ngắn gọn về vai trò của từng loại RNA đó.
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm:
1. D |
2. B |
3. C |
4. A |
5. C |
6. C |
7. C |
8. B |
9. D |
10. D |
11. A |
12. B |
13. B |
14. C |
Phần tự luận
Câu 1. Có 3 thành phần chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật, đó là: thành tế bào, không bào và lục lạp.
- Thành tế bào là cấu trúc bên ngoài màng sinh chất, có vai trò bảo vệ tế bào, trao đổi chất với chất nền ngoại bào qua các cầu sinh chất và giúp tế bào thực vật duy trì hình dạng vững chắc.
- Lục lạp là bào quan nằm trong tế bào chất, có chứa các sắc tố quang hợp giúp tế bào thực vật vật hấp thụ ánh sáng và tạo ra năng lượng.
- Không bào là một bào quan lớn nằm trong tế bào chất, có vai trò là “kho chứa” chất hữu cơ, ion, nước, chất khoáng, và cả các chất độc hại, chất dư thừa của tế bào; giúp duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.
Câu 2. Có 3 loại RNA chính trong tế bào là: RNA thông tin (mRNA), RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA).
- mRNA có nhiệm vụ truyền đạt thông tin di truyền từ DNA ra ngoài nhân.
- tRNA có vai trò vận chuyển các amino acid tới ribosome trong quá trình tổng hợp protein (dịch mã).
- rRNA có vai trò liên kết với các protein để tạo nên bào quan Ribosome.
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - ĐỀ 03
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Ngành nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật là
A. sinh học tế bào.
B. giải phẫu học.
C. động vật học.
D. di truyền học.
Câu 2: Thành tựu của sinh học có vai trò gì đối với con người?
A. Làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp, y học.
B. Giúp con người đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe.
C. Tạo ra các loài sinh vật mang gene người để sản xuất hormone, protein,...
D. Cả 3 vai trò trên.
Câu 3: Ngành nghề nào sau đây không phải là ngành nghề liên quan đến Sinh học?
A. Ngành y – dược học.
B. Ngành pháp y.
C. Ngành công nghệ thực phẩm.
D. Ngành công nghệ thông tin.
Câu 4: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của
A. các thế hệ tương lai.
B. thế hệ hiện tại.
C. thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
D. các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.
Câu 5: Phát biểu nào sai khi nói về sinh học và những vấn đề xã hội?
A. Nhân bản vô tính con người không ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức.
B. Những cây trồng nhân nhanh bằng kĩ thuật nuôi cấy mô giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
C. Công nghệ bắt chước các sinh vật giúp tối ưu hóa công cụ máy móc.
D. Chỉnh sửa gene của người có thể gây tranh cãi về vấn đề đạo đức xã hội.
Câu 6: Việc tạo ra xăng sinh học là phát minh mang lại lợi ích trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Y – dược học.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Lâm nghiệp.
D. Công nghệ vật liệu.
Câu 7: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp dùng để nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
A. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
B. Phương pháp quan sát.
C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
D. Phương pháp thực địa.
Câu 8: Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra chúng ta cần thực hiện bước
A. quan sát.
B. xây dựng giả thuyết.
C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
D. báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 9: Dụng cụ nào sau đây dùng để khuếch đại hình ảnh của vật giúp ta quan sát được những vật mà mắt thường không thấy được?
A. Kính lúp.
B. Micropipette.
C. Kính hiển vi.
D. Máy li tâm.
Câu 10: Có thể tra cứu dữ liệu gene mã hóa insulin ở người trên ngân hàng dữ liệu Genbank, đây là ứng dụng của ngành khoa học nào sau đây?
A. Tin sinh học.
B. Dược học.
C. Di truyền học.
D. Pháp y.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Liên tục tiến hóa.
C. Là hệ thống kín và tương đối ổn định.
D. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
Câu 12: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây không có trong một cá thể người?
A. Mô.
B. Cơ quan.
C. Tế bào.
D. Quần thể.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống?
A. Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
B. Cấp độ tổ chức cao hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức dưới.
C. Các tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành mô.
D. Các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.
Câu 14: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình dạng của các tổ chức sống được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp.
B. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
C. Các tổ chức sống nhỏ phải bao bọc và bảo vệ các tổ chức sống lớn hơn.
D. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
Câu 15: Tác giả của học thuyết tế bào là
A. Schleiden và Schwann.
B. Schleiden và Leeuwenhoek.
C. Schwann và Robert Hooke.
D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.
Câu 16: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là
A. nguyên tử.
B. tế bào.
C. cơ quan.
D. cơ thể.
Câu 17: Ở sinh vật đa bào, các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của
A. các nguyên tử khác nhau.
B. các phân tử khác nhau.
C. các tế bào khác nhau.
D. các chất khác nhau.
Câu 18: Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?
A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ các bào quan.
B. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
C. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau.
D. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản diễn ra bên ngoài tế bào.
Câu 19: Căn cứ nào để chia các nguyên tố hóa học thành hai loại là đa lượng và vi lượng?
A. Dựa vào cấu trúc hóa học.
B. Dựa vào hình dạng nguyên tử.
C. Dựa vào khả năng phản ứng.
D. Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể.
Câu 20: Nguyên tố nào có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính đa dạng của các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật?
A. Hydrogen.
B. Oxygen.
C. Carbon.
D. Calcium.
Câu 21: Fe là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygen, nếu thiếu Fe sẽ dẫn đến bệnh nào sau đây?
A. Bệnh bướu cổ.
B. Bệnh hắc lào.
C. Bệnh thiếu máu.
D. Bệnh đao.
Câu 22: Nhóm các phân tử nào sau đây không phải là phân tử sinh học?
A. Albumin, hemoglobin.
B. Bạc nitrate, barium chloride.
C. Cholesterol, carotenoid.
D. Glycogen, chitin.
Câu 23: Lipid đơn giản không bao gồm loại nào sau đây?
A. Mỡ.
B. Dầu.
C. Sáp.
D. Cholesterol.
Câu 24: Đơn phân của protein là
A. glucose.
B. acid béo.
C. amino acid.
D. nucleotide.
Câu 25: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các loại đường glucose, fructose và galactose?
A. Đều là các loại đường đơn.
B. Khác nhau về cấu hình không gian.
C. Đều có sáu nguyên tử carbon trong phân tử.
D. Có công thức phân tử khác nhau.
Câu 26: Thành tế bào của nấm và bộ xương ngoài của côn trùng được cấu tạo từ loại carbohydrate nào dưới đây?
A. Chitin.
B. Cellulose.
C. Glycogen.
D. Amylose.
Câu 27: Thuốc thử nào sau đây có thể được dùng để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch?
A. NaOH.
B. HCl.
C. Sudan III.
D. CuSO4.
Câu 28: Cắt lá cây còn tươi thành từng mảnh nhỏ, cân và ghi lại khối lượng. Sau đó dùng máy sấy để sấy mẫu lá 10 – 15 phút, mẫu lá sau khi sấy có
A. khối lượng không đổi so với ban đầu.
B. khối lượng giảm đi so với ban đầu.
C. khối lượng tăng lên một chút so với ban đầu.
D. khối lượng tăng lên gấp đôi so với ban đầu.
B. Phần tự luận
Câu 1: Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh?
Câu 2: Khi cơ thể con người thiếu calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khỏe?
Câu 3: Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ 30oC, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50oC thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm
1B |
2D |
3D |
4C |
5A |
6B |
7D |
8C |
9C |
10A |
11C |
12D |
13B |
14D |
15A |
16B |
17C |
18B |
19D |
20C |
21C |
22B |
23D |
24C |
25D |
26A |
27D |
28B |
|
|
B. Phần tự luận
Câu 1:
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường, sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
Câu 2:
- Đối với trẻ em, thiếu calcium dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng xương, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, hệ miễn dịch suy yếu.
- Đối với người lớn, thiếu calcium dẫn đến loãng xương, hạ calcium máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, bệnh tim.
Câu 3:
Ta thấy, ở nhiệt độ 30oC quá trình tổng hợp DNA diễn ra, còn ở nhiệt độ 50oC không diễn ra quá trình tổng hợp DNA. Mà DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng lên nên nguyên nhân khiến quá trình tổng hợp DNA không diễn ra khi nhiệt độ tăng lên là do enzyme A. Enzyme A có bản chất là protein nên sẽ bị biến tính và không hoạt động được ở nhiệt độ 50oC, vì vậy enzyme không xúc tác được quá trình tổng hợp DNA → số lượng DNA không tăng lên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.