YOMEDIA

Bộ 2 đề kiểm tra HKI môn Toán 10 năm 2020 có đáp án trường THPT Trần Hữu Trang

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ đề thi HK1 môn Toán 10 năm 2020 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm được chọn lọc từ đề thi của Trường THPT Trần Hữu Trang sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Năm học 2020 – 2021

MÔN: TOÁN 10

Thời gian: 60 phút

 

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1 : Cho hình bình hành ABCD. Trong các khẳng định sau hãy tìm khẳng định sai ?

A. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \).

B. \(\left| {\overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} } \right|\).

C. \(\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {CB} \).

D. \(\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \left| {\overrightarrow {CD} } \right|\).

Câu 2 : Tìm tọa độ đỉnh parabol \(y = - 2{x^2} + 4x - 2\).

A. I(1;1).

B. I(-2;2).

C. I(1;0).

D. I(2;2).

Câu 3 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai vectơ \(\vec a = (1;2),{\mkern 1mu} \overrightarrow {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b} = ( - 3;5).{\mkern 1mu} \)Tìm tọa độ của vectơ \(\vec u = \vec a - \vec b.\)

A. \(\vec u = ( - 4;3).\)

B. \(\vec u = ( - 2;7).\)

C. \(\vec u = ( - 3;5).\)

D. \(\vec u = (4; - 3).\)

Câu 4 : Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A(2; - 3),B(0;1)\). Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} \).

A. \(\overrightarrow {AB} = \left( {4;2} \right)\).

B. \(\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 4} \right)\).

C. \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 2;4} \right)\).

D. \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 2; - 4} \right)\).

Câu 5 : Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A(1; - 1),B(2; - 3)\). Tìm tọa độ điểm D sao cho \(\overrightarrow {AD} = 3\overrightarrow {AB} .\)

A. D(4; - 7).

B. D( - 4; - 1).

C. D(4; - 1).

D. D( - 4;1).

Câu 6 : Cho hình bình hành ABCD. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BD} \).

B. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AD} \).

C. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {CD} \).

D. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \).

Câu 7 : Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A(4; - 3),B(2; - 1)\). Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB.

A. I(2;-2). 

B. I(6;-4).

C. I(-2;2). 

D. I(3;-2).

Câu 8 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;2;4;5} \right\};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B = \left\{ {2;4;6} \right\}\). Xác định tập hợp \(A \cup B\).

A. \(\left\{ {1;2;4;5;6} \right\}\).

B. \(\left\{ {1;5} \right\}\).

C. \(\left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\).

D. \(\left\{ {2;4} \right\}\).

Câu 9 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {3x + 6} \).

A. \(\left( { - \infty ; - 2} \right]\).

B. \(\left[ { - 2; + \infty } \right)\).

C. \(\left[ {2; + \infty } \right)\).

D. \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).

Câu 10 : Cho \(\left( P \right):y = - {x^2} + 2x + 3\). Chọn khẳng định đúng.

A. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { 1; + \infty } \right)\).

B. Hàm số đồng biến trên \(\left( { 1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\).

C. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\).

D. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;-1} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).

Câu 11 : Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn ?

A. \(y = {x^4}\).

B. \(y = {x^4} + 1\).

C. \(y = {x^3}\).

D. \(y = {x^3}+1\).

Câu 12 : Cho tập hợp \(A = \left[ { - 2;5} \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B = \left( {2;10} \right)\). Xác định tập hợp \(A \cap B\).

A. [-2;2).

B. (2;5).

C. (5;10).

D. [-2;10).

Câu 13 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in Z|\left( {x + 4} \right)\left( {{x^2} - 3x + 2} \right) = 0} \right\}\). Viết tập hợp A bằng cách liệt kê phần tử.

A. A = {1; 2; 4}.

B. A = {-1; 2; 3}.

C. A = {1; 2; -4}.

D. A = {1; 2; 3}.

Câu 14 : Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - x - 2} = \sqrt {x - 2} \).

A. S = {-1;2}.

B. S = {0}.

C. S = {2}.

D. S = {0;2}.

Câu 15 : Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {x - 5} = 2\).

A. S = {3}.

B. S = {9}.

C. \(S = \emptyset \).

D. S = {7}.

---Còn tiếp---

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,2 điểm.

1. C

2. C

3. D

4. C

5. A

6. D

7. D

8. A

9. B

10. A

11. A

12. B

13. C

14. C

15. B

16. A

17. D

18. D

19. B

20. B

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi và đáp án phần tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1 : Biết rằng phương trình \(\sqrt {21x + 190} = x + 10\) có hai nghiệm phân biệt là a và b. Tính P = ab(a + b).

A. P = 60

B. P = 90

C. P =  - 60

D. P =  - 90

Câu 2 : Phương trình \({\left( {x + 1} \right)^2} = 3x + 9\) là phương trình hệ quả của phương trình nào sau đây?

A. \(\sqrt {x + 1} = 3x + 9\)

B. \(\sqrt {x + 1} = \sqrt {3x - 9} \)

C. \(x + 1 = \sqrt {3x + 9} \)

D. \(x + 1 = 3\left( {x + 3} \right)\)

Câu 3 : Cho một tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là 4cm, 7cm và 9cm. Góc lớn nhất của tam giác có cosin bằng bao nhiêu?

A. \(- \dfrac{{19}}{{21}}\)

B. \(\dfrac{{\sqrt {19} }}{{21}}\)

C. \( - \dfrac{2}{7}\)

D. \(\dfrac{2}{7}\)

Câu 4 : Biết rằng phương trình \({x^3} - 2{x^2} - 8x + 9 = 0\) có ba nghiệm phân biệt, trong dó có đúng một nghiệm âm có dạng \(\dfrac{{a - \sqrt b }}{c}\) (với a, b, c là các số tự nhiên và phân số  tối giản). Tính .

A. S = 40

B. S = 38

C. S = 44

D. S = 42

Câu 5 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho các điểm \(A\left( {1; - 17} \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\left( { - 11; - 25} \right)\). Tìm tọa độ điểm C thuộc BA sao cho \(BC = \sqrt {13} \).

A. C(-8;-23)

B. C(-2;-19)

C. C(-14;-27)

D. C(-9;-22)

Câu 6 : Tam giác ABC có \(AB = 4a;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} AC = 9a\) và trung tuyến \(AM = \dfrac{{\sqrt {158} a}}{2}\). Tính theo a độ dài của cạnh BC.

A. \(BC = \dfrac{{\sqrt {230} }}{2}a\)

B. BC = 6a

C. BC = 9a

D. \(BC = a\sqrt {18} \)

Câu 7 : Gọi \({x_1};{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} - 6x - 3 = 0\). Đặt \(2{x^2} - 6x - 3 = 0\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

A. M = -9

B. M = -12

C. M = -11

D. M = -8

Câu 8 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho các vectơ \(\vec u = \left( {3; - 2} \right)\) và \(\vec v = \left( {{m^2};4} \right)\) với m là số thực. Tìm m để hai vectơ \(\vec u\) và \(\vec v\) cùng phương.

A. m = -6

B. \(m = \pm \sqrt 6 \)

C. \(m = \sqrt 6 \)

D. \(m \in \emptyset \)

Câu 9 : Tìm tập xác định D của phương trình \(\dfrac{{x - 2}}{{{x^2} - 4}} = \sqrt {x - 1} \).

A. \(D = \left[ {1; + \infty } \right)\)

B. \(D = \left[ { - 2;2} \right]\)

C. \(D = \left[ {1; + \infty } \right)\backslash \left\{ 2 \right\}\)

D. \(D = R\backslash \left\{ { \pm 2} \right\}\)

Câu 10 : Tập nghiệm S của phương trình \(3{x^4} - 2{x^2} - 1 = 0\)

A. S = {1}

B. \(S = \left\{ {1; - \dfrac{1}{3}} \right\}\)

C. S = {-1;1}

D. \(S = \left\{ { \pm 1; \pm \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}} \right\}\)

Câu 11 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A(3;-7) và điểm B. Biết rằng điểm M(-1;2) là trung điểm của đoạn thẳng AB. Điểm B không thuộc đường thẳng nào sau đây?

A. \({d_1}:{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = 2x + 11\)

B. \({d_2}:{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = x + 16\)

C. \({d_3}:{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = - 2x + 1\)

D. \({d_4}:{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = - x + 6\)

Câu 12 : Cho hình vuông ABCD có AB = 2. Tích vô hướng \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CA} \) có giá trị bằng bao nhiêu ?

A. - 4

B. - 2

C. 2

D. 4

Câu 13 : Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị (P) của hàm số \(y = {x^2} + 2x + m - 2\) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt?

A. m < 1

B. m > 3

C. m > 1

D. m < 3

Câu 14 : Tìm giá trị của m để đỉnh I của đồ thị hàm số \(y = {x^2} - 4x + m\) thuộc đường thẳng y = 2017.

A. m = 2019

B. m = 2015

C. m = 2013

D. m = 2021

Câu 15 : Biết rằng parabol \(\left( P \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = a{x^2} + bx + c\) đi qua hai điểm A(1;2) và B(2;6). Tính giá trị của biểu thức Q = 3a + b.

A. Q =  - 4

B. Q = 4

C. Q = 0

D. Không đủ dữ kiện để tính.

---Còn tiếp---

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu đúng được 0,2 điểm.

1. D

2. C

3. C

4. A

5. A

6. C

7. C

8. D

9. C

10. C

11. A

12. A

13. D

14. D

15. B

16. A

17. C

18. B

19. B

20. A

 

PHẦN TỰ LUẬN

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi và đáp án phần tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Toán 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trần Hữu Trang, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON