Nhân vật Chí Phèo là một hình tượng văn học vô cùng quen thuộc và gần gũi trong kho tàng văn học Việt Nam. Ở nhân vật này, bạn đọc có thể khai thác rất nhiều khía cạnh sâu sắc, và bài văn mẫu với đề tài bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật này trong chương trình Ngữ văn 11. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chí Phèo.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ tìm hiểu nhân vật Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo và nhà văn Nam Cao
- Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Chí Phèo và bi kịch của nhân vật Chí Phèo
- Khái quát chung
- Xuất xứ, chủ đề truyện ngắn Chí Phèo
- Định nghĩa về bi kịch: Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa mơ ước, khát vọng và mong muốn của con người với hiện thực cuộc sống. Trong một hoàn cảnh nhất định hay một xã hội bất công, tù túng, áp bức khiến mơ ước, nguyện vọng của nhân vật không thể thực hiện được dẫn đến nỗi đau khổ, cảnh sống bế tắc có khi là cái chết.
- Phân tích (Những bi kịch của Chí Phèo)
- Nội dung
- Tiếng chửi – cách giao tiếp duy nhất của Chí Phèo với mọi người Nam Cao mở đầu tác phẩm không bằng việc giới thiệu nhân vật mà đi ngay vào khắc họa hình ảnh một kẻ say đang khấp khễnh bước qua cánh cửa cuộc đời mà đi vào trang văn --> Chí Phèo bị chối bỏ làm người, chính sự chối bỏ này khiến hắn không thể nào quay trở về đúng nghĩa một con người.
- Bi kịch một đứa trẻ mồ côi Sinh ra đã bị bỏ rơi trong lò gạch cũ, được bác thả lươn đem về cho bà góa mù, bà này bán Chí cho vợ chồng bác phó cối tốt bụng, nhưng chỉ ít lâu hai vợ chồng mất, Chí Phèo phải đi ở đợ cho hết nhà này đến nhà khác trong làng để kiếm miếng cơm. Chí Phèo làm thuê cho nhà Bá Kiến và bị Bá Kiến đổ tội oan vì ghen tức. Chí đi tù suốt 7,8 năm trở về làng trong nhân hình, nhân tính bị tha hóa. Không nhà, không cửa, không cha, không mẹ lại không họ hàng thân thiết, kể cả người để trò chuyện cũng không.
- Bi kịch bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính: Nhà tù thực dân có một sự tàn phá ghê ghớm đối với con người, biến một anh nông dân lương thiện thành một con quỹ dữ. Chí phèo ra tù với bộ dạng hoàn toàn mới “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…”
- Về nhân tính: Ra tù hôm trước hôm sau hắn đã ra chợ uống rượu và ăn thịt chó, hắn xách chai đến nhà Bá Kiến rạch mặt, ăn vạ. Bị lão gian hùng dụ dỗ, hắn trở thành tay sai đắt lực chuyên đòi nợ cho nhà Bá Kiến.
- --> Cuộc sống của hắn chỉ là phá phách, cướp giật, dọa nạt, đập đầu ăn vạ và chửi đời trong cơn say triền miên Cái xã hội tù túng của thực dân phong kiến đã bóp nghẹt con người, vùi dập ước mơ chính đáng của họ.
- Mơ ước được hoàn lương và bi kịch từ chối quyền làm người:
- Thị Nở và bát cháo hành là tình cảm nhân đạo mà Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình. Chuyện tình năm ngày hạnh phúc và bát cháo hành đã giúp Chí tỉnh giấc sau những năm tháng say triền miên và khao khát được là người lương thiện.
- Tuy nhiên, Thị Nở dở hơi nên nghe theo lời của bà cô già và bỏ rơi Chí Phèo. Chí tức giận, cô độc và đi đến quyết định cuối cùng- chết để được lương thiện.
- Đoạn kết là đỉnh điểm của bi kịch mang nhiều ý nghĩa nhân văn:
- Chí Phèo định cầm dao đến nhà bà cô già nhưng lại đi đến nhà Bá Kiến.
- Chí đi đòi lương thiện, một điều mà không ai có thể cho và mãi chẳng thể tìm câu trả lời khi mà con người còn bị cái xã hội tăm tối chèn ép, tha hóa. “Tao muốn làm người lương thiện, ai cho tao lương thiện” à Nỗi đau đớn tận cùng của con người không phải là chết mà là sống không có quyền làm một con người. Chính vì thế có thể khẳng định đây chính là bi kịch lớn nhất của Chí Phèo. à Câu hỏi cứ đau đáu bao nhiêu thế hệ đã lên án cái xã hội mất nhân tính cướp đi cả điều thiêng liêng nhất của một con người. Cái chết của Chí Phèo và kết cục của Bá Kiến là tiếng nói thức tỉnh cũng là tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho những kiếp người thấp bé.
- Nhận xét:
- Thông qua tấn bi kịch của Chí Phèo, Nam Cao muốn tố cáo hiện thực xã hội thực dân, phong kiến
- Đồng thời, tác giả đã đặt niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
- Ta thấy được một Nam Cao tài giỏi trong cách sử dụng chi tiết nghệ thuật đắc giá và phong cách viết truyện tiêu biểu của một nhà văn giàu lòng trắc ẩn.
- Nội dung
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá về bi kịch của nhân vật Chí Phèo
- Mở rộng vấn đề sự liên tưởng và cảm xúc riêng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Gợi ý làm bài
Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”… trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện thực phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc.
Bi kịch là gì ? Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát (có thể dẫn đến cái chết). Trong văn học Việt Nam ta đã từng bắt gặp bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, bi kịch nghệ thuật của nhà văn Hộ, bi kịch của Vũ Như Tô… nhưng bi kịch lạ lùng nhất là bi kịch “bị cự tuyệt quyền làm người” của Chí Phèo.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Tác phẩm Chí Phèo thông qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị đày đọa và lăng nhục của người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khao khát thay đổi thực tại để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Tác phẩm Chí Phèo mãi mãi bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại. Có một nhà thơ đã từng viết rằng: “Nam Cao mất và Chí Phèo vẫn sống – Nào có dài chi một kiếp người – Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách – Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai”. Vâng! Gần một thế kỉ qua, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, vượt qua gió bụi thời gian, đã chứng minh sức sống mạnh mẽ, bất hủ của nó.
Học 247 hi vọng rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm một tài liệu hay để tham khảo, hỗ trợ tốt các em trong quá trình ôn tập về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)