YOMEDIA

Bài tập chuyên đề nitơ- photpho-cacbon- silic môn Hóa học 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bài tập chuyên đề nitơ- photpho-cacbon- silic môn Hóa học 11 năm 2021. Tài liệu gồm lý thuyết, bài tập có hướng dẫn giải chi tiết và phần tự luyện tập hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ATNETWORK

1. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1.1. Tính chất của nitơ và photpho

 Nguyên tố

Nitơ

Photpho

Cấu hình electron nguyên tử

 1s22s22p3 ; độ âm điện: 3,04.

1s22s22p63s23p3độ âm điện: 2,19.

Cấu tạo phân tử

NºN ; N2. Phân tử có một liên kết ba rất bến.

Hai dạng thù hình: Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. Photpho đỏ có cấu trúc polime.

Các số oxi hóa có thể có

-3, 0, +1, +2, +3, +4, +5

· -3 (với hiđro, kim loại),

· +1 đến +5 (với oxi, flo).

-3, 0, +3, +5

· -3 (với hiđro, kim loại),

· +3 và +5 (với oxi, clo).

Tính chất hóa học

- Tính oxi hóa

+ Với các kim loại mạnh

+ Với hiđro

- Tính khử

+ Với O2 

- Tính oxi hóa

+ Với kim loại: Ở nhiệt độ cao tác dụng với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al... tạo nitrua kim loại.

+ Với hiđro (to, xt) tạo NH3.

- Tính khử

+ Với O2 (tia lửa điện) tạo NO.

- Tính oxi hóa

+ Với kim loại: Ở nhiệt độ cao tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo photphua kim loại.

- Tính khử

+Với O2, Cl2, S...(số oxi hóa +3, +5).

1.2. Tính chất các hợp chất của nitơ và photpho

Hợp chất

NH3

Muối amoni (NH4+)

Tính chất vật lí

Khí, mùi khai, tan nhiều trong nước

Rắn, tan nhiều trong nước, điện li hoàn toàn.

 

Tính chất hóa học

- Tính bazơ yếu

+ Với nước

+ Với dung dịch muối

+ Với axit

- Tính khử: Với các chất oxi hóa

+ Với O2 (không xúc tác, có xt)

+ Với Cl2

+ Với CuO, to

- Tác dụng với dung dịch kiềm

(nhận biết ion amoni NH4+).

- Phản ứng nhiệt phân:

· Anion gốc axit không có tính oxi hóa: NH4Cl, (NH4)2CO3...

· Anion gốc axit có tính oxi hóa: NH4NO3, NH4NO2...

 

Điều chế

-Trong PTN:

NH4Cl (rắn) + Ca(OH)2 (rắn), to.

- Trong CN: N2 + H2 (xt, to)

 

Nhận biết

Khí mùi khai, xanh quỳ tím ẩm.

Muối amoni + NaOH, to tạo khí (NH3) mùi khai, xanh quỳ tím ẩm.

 

Hợp chất

Axit nitric (HNO3)

Axit photphoric (H3PO4)

Công thức cấu tạo

 

 

Số oxi hóa của N, P

+5

+5

Tính axit

Là axit mạnh.

Là axit ba nấc, độ mạnh trung bình.

 

Tính oxi hóa

Là axit có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết các kim loại, trừ Pt và Au. Tác dụng được với phi kim, với hợp chất có tính khử.

Axit photphoric không có tính oxi hóa.

 

 

Hợp chất

Muối nitrat

Muối photphat

Tính tan trong nước

Tất cả muối nitrat đều tan

Tan (Na+, K+, NH4+, và H2PO4-)

Tính chất muối

- Tác dụng với axit

- Tính oxi hóa

-Bị nhiệt phân hủy

- Nhận biết

- Môi trường H+ (tương tự HNO3)

- Môi trường OH-, NO3- + (Al, Zn) → NH3

- 3 sơ đồ, (to): 2KNO3 → 2KNO2 + O2­

  2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2­+ O2­

  2AgNO3 → 2Ag + 2NO2­ + O2­

- NO3- + (Cu +H2SO4) → Cu2+(dd màu xanh) + NO

NO → NO2 (màu nâu đỏ)

 

- Không có tính oxi hóa.

- 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 vàng, tan trong dd HNO3 loãng.

1.3. Tính chất của cacbon và silic

Nguyên tố

Cacbon

Silic

Cấu hình electron nguyên tử

 1s22s22p2 ; độ âm điện: 2,55.

1s22s22p63s23p2 ; độ âm điện: 1,90

 

Các số oxi hóa

-4, 0, +2, và +4

· -4 (với hiđro, kim loại)

· +2 và +4 (với oxi, clo...)

- 4, 0, +2 (ít đặc trưng), và +4

· -4 (với hiđro, kim loại)

· +4 (với flo, oxi, clo...)

Tính chất hóa học

- Tính khử

Tác dụng với oxi, halogen, với hợp chất.

 

- Tính oxi hóa

Tác dụng với kim loại, hiđro.

 

 

- Tính khử

+ Với O2 (to):    C + O2 → CO2

 Ở to cao:          CO2 + C → 2CO

+Với oxit kim loại, HNO3, H2O (to):

C + 2CuO → 2Cu + CO2

C+ 4HNO→ 4NO2+ CO2+ 2H2O    

C  + 2H2O → 2H2 + CO2    

- Tính oxi hóa

+ Với các kim loại (to):

4Al  + 3C → Al4C3

+ Với hiđro (to , xt):

 C + 2H2  → CH4

- Tính khử

+ Với flo (ở điều kiện thường):

          Si + 2F2 → SiF4

+ Với O2 (to):  

 Si + O2 → SiO2

+ Với dung dịch kiềm:

Si +2NaOH+ H2O → Na2SiO3 + 2H2

- Tính oxi hóa

+ Với các kim loại (to):

2Mg  + Si → Mg2Si

 

1.4. Tính chất của hợp chất cacbon và silic

Hợp chất

CO

CO2

SiO2

Số oxi hóa

+2

+4

+4

Trạng thái,

độc tính

khí, rất độc

khí, không duy trì sự cháy của nhiều chất

rắn

Tác dụng với dung dịch kiềm

Oxit trung tính, không tác dụng nước, axit và dd kiềm ở điều kiện thường.

Oxit axit, tác dụng với NaOH (tùy tỉ lệ số mol, tạo sản phẩm khác nhau).

Oxit axit, tác dụng với dung dịch kiềm đặc.

Tính khử

+ Với O2 (to)

+ Với oxit kim loại (to)

không có tính khử (số oxi hóa cao nhất +4)

không có tính khử (số oxi hóa cao nhất +4)

Tính oxi hóa

 

Với kim loại mạnh (to)

CO2 + 2Mg → MgO + C

Với kim loại mạnh (to)

SO2 + 2Mg → 2MgO + Si

Tính chất khác

 

 

SiO2+4HF → SiF4 + 2H2O

Điều chế

-PTN:HCOOH, (H2SO4 đ,to)

- khí than ướt, khí than khô

Trong PTN: CaCO3 + HCl

 

1.5. Các halogen

Nguyên tố

F2

Cl2

Br2

I2

Độ âm điện

3,98

3,16

2,96

2,66

Trạng thái, màu sắc, tsôi

khí, lục nhạt

tsôi -188,1oC

khí, vàng lục

tsôi -34,1oC

lỏng, nâu đỏ

tsôi 59,2oC

rắn, đen tím

tsôi 185,5oC

Phản ứng

với kim loại

Oxi hóa được tất cả các kim loại tạo muối florua

Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối clorua, phản ứng cần đun nóng

Oxi hóa được nhiều kim loại tạo muối bromua, phản ứng cần đun nóng

Oxi hóa được nhiều kim loại tạo muối iotua, pứng chỉ xảy ra khi to hoặc x.tác

Phản ứng

với hiđro

nổ mạnh trong bóng tối, to rất thấp (-252oC)

    F2 + H2 → 2HF

cần chiếu sáng, phản ứng nổ:

Cl2 + H2 → 2HCl

Cần nhiệt độ cao:

Br2 + H2 → 2HBr

cần nhiệt độ cao hơn:

Br2 + H2 → 2HBr

Phản ứng

với nước

Oxi hóa nước to thường, hơi nước nóng bốc cháy

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Ở to thường:

Cl2 +H2O → HCl+ HClO

Ở to thường, chậm hơn clo:

Br2 +H2O → HBr+ HBrO

Hầu như không tác dụng.

Với phi kim

Khí flo oxi hóa được hầu hết các phi kim

 

 

 

Điều chế

CN: điện phân hỗn hợp KF + HF (ở thể lỏng), cực dương bằng than chì, cực âm bằng đồng.

CN: điện phân dd NaCl bão hòa, có m.n

PTN: dd HCl đặc + chất oxi hóa mạnh (MnO2 , KMnO4) rắn

CN: dùng khí clo đẩy brom ra khỏi dung dịch muối bromua (tách từ nước biển)

CN: dùng khí clo đẩy iot ra khỏi dung dịch muối iotua (trong tro của rong biển)

2. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1: Cation M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Khi cho dung dịch MCl3 vào các ống nghiệm đựng lượng dư các dung dịch: Na2CO, NaOH, NH3, Na2SO4. Số thí nghiệm sau phản ứng có kết tủa hiđroxit M(OH)3

A. 3.                                     B. 1.                                C. 4.                                D. 2.

Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 .

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 .

(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 3.                                    B. 4.                                C. 6.                                D. 5.

Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.

(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3.                                     B. 6.                                C. 4.                                D. 5.

Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.            

(b) Cho CaO vào H2O.

(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.        

(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 3.                                     B. 4.                                C. 2.                                D. 1.

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ?

A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.

C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.

D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.                        (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.

(c) Cho CaO vào nước.                                               (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 4.                                     B. 2.                                C. 1.                                D. 3.

Câu 7. Cho các phát biểu sau:

(a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.

(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.

(c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt.

(d) Kim loại nhôm tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

(e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                                     B. 1.                                C. 4.                                D. 3.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây, sau khi phản ứng kết thúc ta thu được kết tủa?

A. Cho nhôm nitrat vào dung dịch KOH dư.

B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch natri aluminat.

C. Trộn hai dung dịch K2SO4  và MgCl2.

D. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch nhôm clorua.

Câu 9: Cho phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

2NaHCO3 +  X  →  Na2CO3 + Y + Z. 

Chất X là

A. NaOH                             B. Ca(OH)2.                    C. CaCl2.                        D. NaHSO4.

Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa: 

(NH4)2SO4   →    NH4Cl  →  NH4NO3

Trong sơ đồ trên X, Y lần lượt là các chất:

A. CaCl2 , HNO3.               B. HCl , HNO3.             C. BaCl2 , AgNO3.       D. HCl , AgNO3.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập chuyên đề nitơ- photpho-cacbon- silic môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON