YOMEDIA

40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11 có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập và rèn luyện các kỹ năng làm bài với tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11 có đáp án nằm trong phần Ôn tập Chương Sinh trưởng và phát triển Sinh học 11. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Câu 1. Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?

A. Cơ thể thực vật ra hoa.

B. Cơ thể thực vật tạo hạt.

C. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng.

D. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa.

Câu 2. Những hoocmon nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật?

A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.                          B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

C. Auxin, gibêrelin, etylen.                                     D. Auxin, etylen, axit abxixic.

Câu 3. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?

A. Mô phân sinh bên.                                              B. Mô phân sinh đỉnh thân,

C. Mô phân sinh lóng.                                           D. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 4. Loại hoocmon nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả?

A. Axit abxixic.                   B. Xitôkinin.                         C. Etylen.                  D. Auxin.

Câu 5. Chất nào sau đây có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già của cây?

A. Auxin.                               B. Xitokinin.                         C. Axit abxixic.        D. Giberelin.

Câu 6. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình

A. tăng về chiều dài cơ thể.                                               

B. tăng về chiều ngang cơ thể.

C. tăng về khối lượng cơ thể.                                            

D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể.

Câu 7. Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 1 lá mầm?

A. Mô phân sinh bên.                                                          B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh lóng.                                                        D. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 8. Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 2 lá mầm?

A. Mô phân sinh bên.                                                          B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh lóng.                                                         D. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 9. Auxin có tác dụng nào trong các tác dụng dưới đây?

A. Kích thích phân chia tế bào.                                         B. Kéo dài và lớn lên của tế bào.

C. Tác động đến sự rụng lá.                                                D. Ngăn chặn sự hoá già của tế bào.

Câu 10. Etylen có tác dụng nào sau đây?

A. Thúc đẩy quá trình chín của quả.              

B. Kìm hãm sự rụng lá (hoa, lá, quả).

C. Thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây.

D. Diệt cỏ có chọn lọc.

Câu 11. Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng?

A. GA.                                   B. AAB.                                C. AIB.                      D. Kmetin.

Câu 12. Chất nào sau đâỵ không phải là chất ức chế sinh trưởng?

A. AAB.                                B. Etylen                              C. AIA                    D.  CCC.

Câu 13. Quang chu kì là gì?

A. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng trong cả chu kỳ sống của cây.

B. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây.

C. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng.

D. Quang chu kì là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kỳ sống của nó.

Câu 14. Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?

A. Ra hoa trong điều kiện ngày dài.

B. Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.

C. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày.

D. Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài.

Câu 15. Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật?

A. Diệp lục b.                        B. Carôtenoit                         C. Phitocrom.            D. Diệp lục a.

Câu l6. Xuân hoá là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ thấp.                 B. Nhiệt độ cao.

C. Ánh sáng mạnh.             D. Ánh sáng yếu.

Câu 17. Ở những loài có quang chu kì. Cơ quan nào sau đây đóng vai trò chính trong quang chu kỳ của thực vật?

A. Chồi nách.                       B. Chồi bên.                          C. Lá.                         D. Thân

Câu 18. Hoocmon đóng vai trò gây đóng khí khổng là:

A. Auxin.                               B. Gibêreỉin.                         C. Axit abxixic.        D. Etylen

Câu 19. Hoocmon kích thích ra rễ phụ ở cành chiết là

A. Auxin.                               B. Xitôkinin.                         C. Etylen.                  D. Gibêrelin

Câu 20. Nhóm thực vật nào sau đây là các cây ngày ngắn?

A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.

B. Cà chua, ỉạc, đậu, ngô, hướng dương

C. Thanh long, cà tím, cà phê, ngô, hướng dương.

D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.

Đáp án từ câu 1-20 trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11

Câu 1.

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể thực vật. Trong các quá trình nêu trên thì sự tăng lên kích thước, khối lượng là sinh trưởng, các quá trình còn lại là phát triển.

→ Đáp án C.

Câu 2.

  • Có 3 loại hoocmon kích thích sinh trưởng thực vật là auxin, gibêrelin, xitôkinin.
  • Còn etylen và axit abxixic thuộc nhóm hoocmon ức chế sinh trưởng.

→ Đáp án B.

Câu 3. Cây 1 lá mầm không có mô phân sinh bên nên không có sinh trưởng thứ cấp.

→  Đáp án A.

Câu 4. Etylen là hoocmon thúc đẩy quá trình chín của quả. → Đáp án C.

Câu 5.

Xitokinin là hoocmon thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già, chống rụng hoam rụng quả.

→ Đáp án B.

Câu 6.

Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên.

→  Đáp án D.

Câu 7.

Mô phân sinh là nhóm các tế bảo chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

Mô phân sinh bao gồm:

  • Mô phân sinh đỉnh: chồi đỉnh, chồi bên, đỉnh rễ (có ở cây hai lá mầm và một lá mầm).
  • Mô phân sinh bên: gồm tầng sinh bần và tầng sinh vỏ (có ở cây hai lá mầm).
  • Mô phân sinh lóng: chỉ có ở cây một lá mầm.

→ Đáp án C.

Câu 8.

Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

Mô phân sinh bao gồm:

  • Mô phân sinh đỉnh: chồi đỉnh, chồi bên, đỉnh rễ (có ở cây hai lá mầm và một lá mầm).
  • Mô phân sinh bên: gồm tầng sinh bần và tầng sinh vỏ (có ở cây hai lá mầm).
  • Mô phân sinh lóng: chỉ có ở cây một lá mầm.

Chỉ có cây 2 lá mầm mới có mô phân sinh bên. →  Đáp án A.

Câu 9.

Ở cấp tế bào, auxin có vai trò kích thích quá trình phân bào nguyên phân và sinh trưởng kẻo dài của tế bào. Còn ở cấp cơ thể, auxin có nhiều tác dụng:

  • Kích thích kéo dài thân.
  • Kích thích hình thành rễ bên, rễ phụ.
  • Tăng ưu thế ngọn ức chế chồi bên.
  • Điều chỉnh sự hướng sáng, hướng trọng lực.
  • Làm chậm sự rụng lá.
  • Kích thích phân hóa mô.

→ Đáp án A.

Câu 10.

Ở cấp tế bào etylen có vai trò ức chế phân chia tế bào, làm tăng quá trình già của tế bào.

Ở cấp cơ thể etylen có vai trò:

  • Kích thích sự rụng và chín quả
  • Tăng tốc độ sự già hóa; kích thích sự hình thành rễ và lông hút
  • Kích thích ra hoa ở cây dứa

→ Đáp án A.

Câu 11.

Trong các chât trên thì AAB là axit abxixic thuộc nhóm ức chế sinh trưởng.

→ Đáp án B.

Nhóm hoocmon kích thích sinh trưởng gồm các chất: auxin (AIA), giberelin (GA), xitokinin và các dạng được tống hợp nhân tạo của chúng như: AIB, ANA, kinetin.

Câu 12.

Nhóm chất ức chế sinh trưởng điển hình là AAB (axit abxixic), etylen và các chât nhân tạo như chất diêt cỏ ...

CCC là clocholinclorit có tác dụng ức chế sự tống hợp giberilin nên ức chế sự dãn dài tế bào, ức chế sinh trưởng.

Trong các chất trên thì AIA là auxin thuộc nhóm kích thích sinh trưởng.

→ Đáp án C.

Câu 13.

Quang chu kì là hiện tượng độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có tác dụng điều tiết sự sinh trưởng phát triển của cây có thể kích thích hoặc ức chế các quá trình khác nhau phụ thuộc vào các loài khác nhau.

→ Đáp án B.

Câu 14.

Dựa vào sự mẫn cảm của cây với độ dài chiếu sáng trong ngày người ta chia thực vật thành 3 nhóm:

  • Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ (hành, cà rốt, rau diêp, lúa mỉ...)
  • Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng dài hơn 12 giờ (lúa mi mùa đông, củ cải...)
  • Cây trung tính : Ra hoa ở cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn khi cơ thể trải qua một thời gian sinh trưởng, phát triển nhất định (đạt đến độ tuổi nhất định) (cà chua, lạc, đậu, ngô..)

→ Đáp án D.

Câu 15,

Quang chu kì là hiện tượng độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có tác dụng điêu tiết sự sinh trưởng phát triển của cây có thê kích thích hoặc ức chế các quá trình khác nhau phụ thuộc vào các loài khác nhau.

Cơ quan cảm thụ quang chu kì là lá được thực hiện bởi sắc tố cảm nhận ánh sáng là phitocrom. Đây là một loại prôtêin có 2 loại có khả năng chuyển hóa lẫn nhau là:

  • Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sóng là 660 nm) được kí hiệu là Pđ hay P660; kích thích ra hoa ở cây ngày ngắn.
  • Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (ánh sáng có bước sóng là 730 nm), được kí hiệu là Pđx hay P730; kích thích ra hoa ở cây ngày dài.

→ Đáp án C.

Câu 16

Nhiều loài thực vật gọi là cây mùa đông (hay cây 2 năm) như lúa mì, bắp cải chỉ ra hoa kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân. Hiện tượng này gọi là xuân hóa.

→ Đáp án A.

Câu 17.

→ Đáp án C.

Khi nghiên cứu về quang chu kì người ta thu được kết quả: Cơ quan cảm thụ quang chu kì là lá. Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (Florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.

Ngoài ra người ta còn xác định được trong chồi mầm, chóp lá mầm và 1 số có trong hạt tồn tại các loại sắc tố enzim gọi là phitocrom có khả năng cảm nhận ánh sáng, kích thích sự ra hoa.

Câu 18.

Axit abxixic có ảnh hưởng đến sự vận chuyển ion K+ ra khỏi tế bào khí khổng làm giảm sức trương nước của tế bào gây đóng khí khổng. Nhờ vậy mà nó giúp tăng cường tính chịu hạn của cây.

→ Đáp án C.

Câu 19.

Có 2 loại hoocmon có tác dụng điều tiết sự phát triển chồi và rễ khác nhau:

Auxin kích thích hình thành rễ bên, rễ phụ; tăng ưu thế ngọn ức chế chồi bên.

Xitokin kích thích phát triển chồi bên.

→ Đáp án A.

Câu 20.

Dựa vào sự mẫn cảm của cây với độ dài chiếu sáng trong ngày người ta chia thực vật thành 3 nhóm:

  • Các cây ngày ngắn như: hành, cà rốt, rau diếp, lúa, đậu tương, cà phê chè, thuốc lá ...
  • Các cây ngày dài như: lúa đại mạch, lúa mì mùa đông, củ cải đường...
  • Các cây trung tính như: Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương ...

→ Đáp án A.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21 - 40 của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Sinh trưởng và phát triển Sinh học 11​ các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF