Bộ câu hỏi Trắc nghiệm có lời giải chi tiết Hình học 11 Chương 1 Chuyên đề Phép biến hình do Thầy Đặng Việt Đông biên soạn phục vụ cho việc ôn thi THPT Quốc gia môn Toán.
TRẮC NGHIỆM
PHÉP DỜI HÌNH VÀ ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
CÓ ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Để xem đầy đủ nội dung, các em vui lòng sử dụng chức năng xem Online hoặc đăng nhập Hoc247 tải file PDF tài liệu về máy.
NỘI DUNG TÀI LIỆU GỒM CÓ:
1. Phép tịnh tiến
+ Dạng 1. Áp dụng định nghĩa và các tính chất phép tịnh tiến
+ Dạng 2. Phương pháp toạ độ
2. Phép đối xứng trục
+ Dạng 1. Áp dụng định nghĩa và các tính chất phép đối xứng trục
+ Dạng 2. Phương pháp toạ độ
3. Phép đối xứng tâm
+ Dạng 1. Áp dụng định nghĩa và các tính chất phép đối xứng tâm
+ Dạng 2. Phương pháp toạ độ
4. Phép quay
+ Dạng 1. Áp dụng định nghĩa và các tính chất phép quay
+ Dạng 2. Phương pháp toạ độ
5. Phép dời hình
6. Phép vị tự
7. Phép đồng dạng
PHÉP TỊNH TIẾN
A – LÝ THUYẾT TÓM TẮT
1. Định nghĩa.
Trong mặt phẳng cho vectơ \(\overrightarrow v .\) Phép biến hình biến mỗi điểm M thành M’ sao cho \(\overrightarrow {MM'} = \overrightarrow v \) được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v .\)
Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v \) được kí hiệu là \({T_{\overrightarrow v }}.\)
Vậy thì \({T_{\overrightarrow v }}(M) = M' \Leftrightarrow \overrightarrow {MM'} = \overrightarrow v \)
Nhận xét: \({T_{\overrightarrow 0 }}(M) = M.\)
2. Tính chất của phép tịnh tiến
Bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì
Biến một đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng đã cho.
Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó.
Biến một tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho.
Biến một đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
3. Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(x;y) và \(\overrightarrow v = (a;b)\)
Gọi \(M'(x'y') = {T_{\overrightarrow v }}(M) \Leftrightarrow \overrightarrow {MM'} = \overrightarrow v \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' - x = a\\y' - y = b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' = x + a\\y' = y + b\end{array} \right.\) (*)
Hệ (*) được gọi là biểu thức tọa độ của \({T_{\overrightarrow v }}.\)
B – BÀI TẬP
DẠNG 1: ÁP DỤNG ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TÍNH CHẤT PHÉP TỊNH TIẾN
Câu 1: Mệnh đề nào sau đây là sai?
Trong mặt phẳng, phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow v }}(M) = M'\) và \({T_{\overrightarrow v }}(N) = N'\) với \(\overrightarrow v \ne \overrightarrow 0 .\) Khi đó:
A. \(\overrightarrow {MM'} = \overrightarrow {NN'} \) B. \(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {M'N'} \) C. \(\overrightarrow {MN'} = \overrightarrow {NM'} \) D. \(MM' = NN'\)
Câu 2: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng cho trước thành chính nó?
A.Không có. B.Chỉ có một. C.Chỉ có hai. D.Vô số.
Câu 3: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường tròn cho trước thành chính nó?
A.Không có. B.Một. C.Hai. D.Vô số.
Câu 4: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một hình vuông thành chính nó?
A.Không có. B.Một. C.Bốn. D.Vô số.
{--Xem đầy đủ nội dung ở phần Xem Online hoặc tải về--}
Các quan tâm có thể xem thêm:
- Trắc nghiệm Tổ hợp Xác suất có lời giải Đặng Việt Đông
- Trắc nghiệm Dãy số, Cấp số cộng và Cấp số nhân Đặng Việt Đông
Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi!
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm