YOMEDIA

Tổng hợp những đoạn văn đặc sắc về bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh hiểu hơn về nhà văn Nguyên Hồng, Học247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp những đoạn văn đặc sắc về bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Đoạn văn mẫu

2.1. Đoạn văn mẫu số 1

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc.

2.2. Đoạn văn mẫu số 2

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc.

2.3. Đoạn văn mẫu số 3

Đề bài: Tóm tắt bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.

GỢI Ý LÀM BÀI

Nội dung chính của văn bản nhằm nói đến tính cách nhạy cảm và dễ xúc động của nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên nhân dẫn đến tính cách nhạy cảm, dễ khóc đó của ông là do con người ấy sống thiếu tình thương từ nhỏ, cha mất sớm mẹ đi bước nữa.  Cảnh ngộ ấy đã ném ông vào cuộc sống bất hạnh ngay từ nhỏ đã phải lặn lộn với đời kiếm sống bằng những nghề tầm thường, hạ đẳng trong xã hội, giao du với những hạng người bần cùng nhất. Từ đó cũng tạo nên cái chất dân nghèo, chất lao động trong các sáng tác của ông. Chính bởi vậy người ta gọi ông là Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ.

2.4. Đoạn văn mẫu số 4

Đề bài: Em hãy tóm tắt văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ dưới dạng một đoạn văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

Bài viết lí giải tại sao Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Thứ nhất là vì Nguyên Hồng rất dễ xúc động. Thứ hai là ông luôn khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với người bất hạnh. Thứ ba là từ bé ông đã lăn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Năm 16 tuổi rời xa quê hương, ông nhập hẳn và cuộc sống của những người dưới đáy xã hội. Thậm chí chất dân nghèo, chất lao động thấm vào trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.

2.5. Đoạn văn mẫu số 5

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Nguyên Hồng rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”, chung đụng với mọi hạng người. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Như vậy, ông thực sự là nhà văn của nhân dân lao động.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON