YOMEDIA

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu dưới đây với đề tài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu là tài liệu văn mẫu lớp 6 được Hoc247.net tổng hợp, biên soạn và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, rất nhiều thiếu niên Việt Nam đã làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đóng góp công sức vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
  • Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu kể về một chú bé liên lạc dũng cảm trên mặt trận Bình - Trị - Thiên thời ấy. hình ảnh tươi vui và lòng can đảm của Lượm đã để lại trong em ấn tượng khó quên.

b. Thân bài

* Hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui vẻ

+ Khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa người chú Vệ quốc và người cháu liên lạc

  • Thời gian: Ngày Huế đổ máu, tức là ngày thực dân Pháp nổ súng tái chiếm nước ta, sau khi dân tộc ta giành được chủ quyền độc lập (1945) không bao lâu.
  • Hai chú cháu sau một thời gian xa cách (Chú Hà Nội về), tình cờ gặp nhau ở Hàng Bè. Hoàn cảnh đặc biệt của cuộc gặp gỡ có tác dụng tô đậm thêm hình ảnh và tính cách của Lượm.

+ Nhân vật Lượm

  • Ngoại hình:

“Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng”.

→ Các chi tiết, hình ảnh đặc tả vẻ ngây thơ, nghịch ngợm rất đáng yêu của chú bé Lượm.

  • Tính tình:

“Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à,

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà...”

→ Lượm vui vẻ, hồn nhiên coi chuyện sống chết, hiểm nguy không có gì đáng sợ, ngược lại còn vui, còn thích bởi hợp với tính nết hiếu động của chú.

⇒ Nét hồn nhiên, nghịch ngợm của Lượm còn được thể hiện qua những chi tiết và ngôn ngữ chọn lọc:

“Cháu cười híp mí,

Má đỏ bồ quân,

Thôi chào đồng chí!

Cháu đi xa dần... “

⇒ Đứa cháu bé bỏng giờ đây đã trở thành đồng chí nhỏ của người chú Vệ quốc quân. Hai chú cháu cùng chung lí tưởng, chung đội ngũ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

* Cái chết hào hùng của chú bé liên lạc

  • Nghe tin Lượm hi sinh, nhà thơ đau đớn thốt lên: “Ra thế, Lượm ơi!” Câu thơ ngắt đôi giống như tiếng nấc nghẹn ngào, xót xa.
  • Nhà thơ hình dung ra cảnh Lượm hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ:

“Một hôm nào đó...

Vụt qua mặt trận,

Đạn bay vèo vèo,

Thư đề “Thượng khẩn”,

Sợ chi hiểm nghèo.”

  • Lượm nhận nhiệm vụ liên lạc trong một trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. Hai câu thơ:

“Bỗng loè chớp đỏ,

Thôi rồi, Lượm ơi!”

→ Bộc lộ niềm thương tiếc, ngậm ngùi của nhà thơ.

  • Cái chết dũng cảm của Lượm được nhà thơ miêu tả thật cảm động:

“Cháu nằm trên lúa,

Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,

Hổn bay giữa đồng”.

→ Sự hi sinh vì Tổ quốc của Lượm đã hoá thành bất tử. Câu hỏi tu từ: “Lượm ơi, còn không?” bộc lộ niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi.

⇒ Hai khổ thơ cuối lặp lại nguyên vẹn hình ảnh của Lượm trong cuộc gập gỡ ngày nào với tác giả, có ý khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người.

c. Kết bài

  • Trong những bài thơ viết về gương sáng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam thời kì chống Pháp thì Lượm là một bài thơ xuất sắc.
  • Thắng lợi vẻ vang của các cuộc kháng chiến giữ nước từ xưa tới nay luôn có phần đóng góp của tuổi thơ hổn nhiên và dũng cảm. Tên tuổi các anh hùng nhỏ tuổi sẽ sống mãi cùng sông núi Việt Nam yêu quý.

Bài văn mẫu

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Lượm” của Tố Hữu

Gợi ý làm bài

         Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ:

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.”

Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

        Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra, Quân ta đóng ở đồn Mang Cá, một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”...

        Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết về tuổi nhỏ Việt Nam hồn nhiên, dũng cảm. Em thấy Lượm rất xứng đáng với những gương sáng của thanh thiếu niên thế hệ trước như Lí Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính, xứng đáng là đàn anh của những anh hùng dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc, Kpa Klơng, Nguyễn Văn Hoà... thời đánh Mĩ.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Lượm” của Tố Hữu sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF