YOMEDIA

Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện Người trong bao

Tải về
 
NONE

Qua hình tượng của nhân vật Bê-li-cốp tác giả muốn lên án xã hội Nga, một xã hội dung tục, có lối sống tầm thường của một bộ phận người trong xã hội Nga. Để hiểu hơn về xã hội Nga thời ấy, các em hãy cùng Học247 tham khảo tài liệu Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện Người trong bao dưới đây. Chúc các em học tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Người trong bao.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

+ Sê-khốp là nhà văn Nga kiệt xuất, với hơn 500 truyện ngắn xuất sắc, được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX.

+ Người trong bao là truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại I-an-ta đã phản ánh được bầu không khí ngạt thở của chế độ chuyên chế nặng nề của Nga cuối thế kỉ XIX.

+ Nhân vật Bê-li-cốp là nhân vật điển hình của một bộ phận thuộc tầng lớp trí thức Nga đương thời: hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ.

b. Thân bài:

* Luận điểm 1: Chân dung nhân vật Bê-li-cốp

- Ngoại hình

  • Đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặc áo bành tô
  • Đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông
  • Khuôn mặt luôn giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên

=> Một con người kì quái, dị biệt, thu mình trong bao

- Thói quen sinh hoạt

  • Mọi thứ đều để trong bao: từ vật dụng nhỏ (dao, đồng hồ quả quýt) -> lớn (ô, khuôn mặt)
  • Khi ra ngoài: Kín mít từ đầu tới chân, đi xe ngựa thì cho kéo mui lên
  • Khi ở nhà: Mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế; buồng ngủ chật như cái hộp, giường nằm thì móc màn; lúc ngủ: kéo chăn trùm đầu kín mít, trong phòng nóng bức, ngột ngạt... => Con người lập dị, khó hiểu

=> Những cái bao vật chất, hữu hình: thu mình lại trong một thế giới riêng, bé nhỏ, tránh ảnh hưởng từ bên ngoài để được an toàn.

* Luận điểm 2: Tính cách, ảnh hưởng của Bê-li-cốp

- Bảo thủ, sùng cổ:

  • Ca ngợi quá khứ, ghê tởm hiện tại, sợ hãi tương lai (nhỡ lại xảy ra chuyện gì, cần phải cân nhắc một chút...)
  • Giáo viên dạy tiếng Hi Lạp - thứ tiếng cổ, lạc hậu, lỗi thời, không có giá trị ở hiện tại

=> Không có tính thời sự, một khoảng không an toàn.

- Sợ hãi với mọi thứ:

  • Giấu ý nghĩ vào trong bao vì sợ phiền phức, chỉ “những chỉ thị, thông tư lệnh cấm mới là rõ ràng”...
  • Sợ sự thay đổi: ép mình vào những khuôn khổ, trật tự của một nhà giáo dục: kính trọng đối với chính quyền; giữ gìn tư thế của một nhà giáo dục
  • Sợ dị nghị, sợ nghe những lời đàm tiếu, gán ghép của người xung quanh với Cô - va - len cô
  • Ngại giao tiếp: việc duy trì các mối quan hệ được thực hiện như một nghĩa vụ: “trường học đông đúc quả là đáng sợ”; “việc đi cạnh ai đó quả là nặng nề”, đến nhà đồng nghiệp, người quen kéo ghế ngồi, không nói gì, mắt nhìn xung quanh khoảng 1h rồi về

=> Những cái bao vô hình: che đậy sự run sợ trước cái mới, trước quyền lực; che đậy sự hèn nhát, tự ti, bảo thủ, lạc hậu của Bê - li - cốp.

=> Bê-li-cốp dễ bị tổn thương và có khuynh hướng tự diệt.

- Ảnh hưởng của Bê-li-cốp:

+ Lối sống của Bê-li-cốp đã đầu độc, làm ô nhiễm, khiến con người sợ hãi suốt 15 năm -> kéo dài, dai dẳng

+ Phạm vi: trong nhà trường và cả khu phố, mọi người đều sợ sệt và xa lánh.

* Luận điểm 3: Cái chết của Bê-li-cốp

- Nguyên nhân:

  • Do sự cười cợt và chế nhạo của Va-ren-ca
  • Do chính tính cách của hắn gây nên
  • Chế độ xã hội ngột ngạt, bí bách đương thời đã tạo ra những con người, tính cách Bê-li-cốp: bạc nhược, khiếp đảm, sợ hãi trước những biến động nhỏ của cuộc sống.

- Cái chết của Bê-li-cốp:

  • Nằm yên trong màn, đắp chăn kín và im lặng, hỏi chỉ đáp “không” hay “có”, không nói thêm điều gì
  • Khi nằm trong quan tài: vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa

-> Bê-li-cốp đã đạt được mục đích của cuộc đời, chui vào cái bao mà không bao giờ phải thoát ra nữa.

=> Những cái bao vô hình, hữu hình kết tinh lại thành cái bao cuối cùng của cuộc đời hắn: chiếc quan tài. Sự hèn nhát, không dám đấu tranh của người dân tiếp tay cho Bê-li-cốp càng ảnh hưởng sâu rộng.

=> Bê-li-cốp vừa yếu ớt như một nhân cách, vừa mạnh mẽ như một căn bệnh, dễ dàng thôi miên và ảnh hưởng tới họ

=> Khả năng khai thác chiều sâu tâm lí của Sê-khốp.

* Nhận xét về hình tượng nhân vật Bê-li-cốp

- Bê-li-cốp hiện lên là một con người kì lạ, quái dị với những lớp bao chồng chéo:

  • Lớp bao hữu hình: giúp Bê-li-cốp cách biệt với thế giới bên ngoài, an toàn trong thế giới chật chội, bí bách của mình.
  • Lớp bao vô hình: che đậy sự hèn nhát, lo sợ, tự ti của Bê-li-cốp trước sự đổi thay của thời đại.

-> Nghệ thuật miêu tả: chi tiết tỉ mỉ, chi tiết điển hình, lặp lại (cái bao)...

- Bê-li-cốp đáng thương hay đáng trách ?

  • Đáng trách: Không chỉ tự ép mình như con gián mà còn muốn tất cả mọi người cũng đều ép mình như thế; ngăn cản, bóp nghẹt mọi khát vọng và biểu hiện tự nhiên trong cuộc sống của mọi người; khống chế mọi người bằng cách đem mọi chỉ thị, quy định của cấp trên ra dọa dẫm; trở thành nô lệ, tay sai đắc lực cho chế độ chuyên chế; thể hiện bản chất phản động, thù địch với cuộc sống.
  • Đáng thương: Hắn tự bóp nghẹt chính bản thân; không dám yêu, không dám lập gia đình; sống một cuộc đời vô ích.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp

- Liên hệ với lối sống của thanh niên hiện tại.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện Người trong bao bằng một bài văn ngắn.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Văn học làm đẹp trái tim, tâm hồn con người, nó rung lên trong mỗi chúng ta những cảm xúc tế nhị hay mãnh liệt để con người vươn tới tự do, dân chủ, vươn tới thế giới của tình thương, của sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Nhà văn thể hiện tất cả điều đó thông qua hình tượng, "làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách số phận, về tình đời, tình người". Tác phẩm có giá trị là tác phẩm luôn chứa đựng khoảng trắng nhằm kích thích sự tìm tòi khám phá của người đọc, chính hình tượng nghệ thuật là nơi ẩn chứa, tiềm tàng những khoảng trắng đó.

Ra đời cuối thế kỷ XIX (1898), "Người trong bao" của An-tôn Sê-khốp với hình tượng thầy giáo Bê-li-cốp đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc không chỉ trong lòng độc giả nước Nga mà còn độc giả thế giới. Hơn thế kỷ trôi qua, nhưng tác phẩm vẫn đứng vững trong lòng người đọc, tại Việt Nam nó được chọn để dạy học trong Ngữ văn 11, chương trình nâng cao. Có lẽ chính việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Bê-li-cốp đã khẳng định chỗ đứng của "Người trong bao", vì qua đó, những mạch ngầm văn bản cứ hiện dần trong lòng người đọc.

Hình tượng Bê-li-cốp hiện lên thông qua hai lớp ngôi kể, ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Ngôi thứ ba được kể bằng hình tượng người kể chuyện là tác giả, ngôi thứ nhất "tôi" người kể chuyện là một nhân vật trong câu chuyện, thầy giáo Bu-rơ-kin kể với bác sĩ I-van I-va-nứt về thầy giáo Bê-li-cốp trong một chuyến đi săn. Như vậy đã có sự lòng ghép ngôi kể trong ngôi kể, ngôi thứ nhất được lòng trong ngôi kể thứ ba, câu chuyện của thầy giáo Bu-rơ-kin kể với bác sĩ I-van I-va-nứt về thầy giáo Bê-li-cốp được lồng trong câu chuyện mà tác giả kể với đọc giả về câu chuyện đó. Đưa cách kể mang tính chủ quan lòng vào ngôi kể mang tính khách quan là một sự lựa chọn khéo léo. Tác giả đang khách quan để kể về câu chuyện người khác kể lại, tác giả chỉ như một người ghi chép lại những gì mà thầy giáo Bu-rơ-kin kể, vì vậy, câu chuyện vừa tạo được tính thuyết phục trong người đọc lại vừa được kể lại như là sự chứng kiến của một người trong cuộc, nhìn nhận được mọi khía cạnh, mọi vấn đề.

Trước hết là chân dung của Bê li cốp thì nhân vật hiện lên với những cách ăn mặc và bộ mặt của mình. trang phục mà Bê li cốp diện thường xuyên đó chính là một chiếc áo bành tô, đi giày cao su và cầm ô. Những trang phục ấy khiến cho ta thấy được Bê li cốp là một người chỉ sống vì quá khứ mà thôi. Những chiếc áo bành tô từ thời xưa cũng được anh mặc suốt ngày, ngặt một nỗi nữa là mặc quang năm mặc là mưa nắng hay gió bão gì, đã thế lại còn cầm ô, đi giày cao su nữa. Trông Bê li cốp giống như những người của thế kỉ xưa cũ. Đã thế bộ mặt của anh ta lúc nào cũng dấu sau cái cổ áo bành tô ấy, đi xe ngựa thì lại phải kéo mui xe xuống để che mặt. Không những thế tai hắn còn nhét bông mà người ta thầm nghĩ rằng là nhét “trong bao”. Vậy đấy chân dung của Bê li cốp hiện lên với những vật dụng có từ ngày xưa và những lập dị của hắn. Không những thế tất cả mọi thứ từ con người cho đến những vật dụng của anh ta đều được để gọn gàng dấu kín trong bao. Chính vì thế mà ta có thấy cảm nhận thấy được rằng chính Bê li cốp đang cố tạo cho mình một cái bao ngăn cách với những người xung quanh, để tránh ảnh hưởng đến bản thân mình. Phải chăng đó chính là sự ích kẻ hèn nhát của những con người trí thức trong xã hội Nga thời bấy giờ? Nói chúng qua chân dung của Bê li Cốp ta thấy được rằng đại đa số trí thức Nga lúc bấy giờ có lối sống dung tục hèn nhát như thế, mọi thứ trở nên lập di với xã hội và chính những điều ấy gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người Nga.

Về phần tính cách của nhân vật này cũng rất kì lạ. Thu mình trong vỏ bọc là thế nhưng Bê li cốp lại có những ước mơ khát vọng khó hiểu lập dị. Đó là khát vọng ngăn cách với cuộc sống con người, chỉ biết sống cho mình, mình được an toàn và tránh xa mọi điều làm tổn hại đến sự an toàn ấy. Tính cách của bê li cốp đó là sợ hãi hiện tại và tôn sùng những gì là của quá khứ. Anh ta say mê tiếng Hi Lạp cổ vì thế mà anh ta hạnh phúc nhất khi thốt lên câu. Có lẽ đó là khoảnh khắc duy nhất để anh ta chui ra khỏi cái bao bọc của mình. Tính tình anh ta giống như một kẻ tâm thần chỉ biết “lo âu”, “sợ hãi”, “nhút nhát”. Không những thế Bê li cốp chỉ thích sống theo thông tư chỉ thị. Một khi chưa có thông tư chỉ thị thì không thể làm được. Làm theo thông tư là tốt nhưng có những chuyện đợi thông tư đến thì sẽ muộn mất thì hắn vẫn không dám giải quyết. Điều đó thể hiện lối sống cứng nhắc quá mức. Chính bởi thế mà anh ta không thể nào thoát khỏi cái vỏ bọc của bản thân mình. Sống trong sợ hãi thì còn sống làm gì nữa. Đồng thời anh ta luôn bằng lòng với lối sống cổ hủ lạc hậu và không chịu được cách sống thức thời của chị em nhà Va ren ca.

Có thể nói nhân vật hiện lên như một thảm họa của tạo hóa, một con người cô độc lạc lõng, kì quái, khủng khiếp và không hiểu cuộc sống đương thời.

Chính vì cái kì quái ấy mà khiến cho biết bao nhiêu ngươi sợ hắn. Các giáo viên trong trường hay đến hiệu trưởng cũng sợ hắn. Bình thường hắn đến thăm nhà giáo viên mà hắn cho rằng công việc ấy nhằm duy trì tình bạn tốt đẹp. thế nhưng khi đến thì hắn chẳng nói chẳng rằng, chỉ ngồi phổng ra đó và rồi đưa mắt nhìn xung quanh khiến cho người ta phải sợ. Rồi một lát thì cáo từ về. Đến chơi mà không nói gì thì đến để làm gì?. Các bà diễn kịch cũng không dám gặp mặt hắn, phải dấu. Các nhà tu thì không dám ăn thịt và đánh bài khi có mặt hắn. Quả thật Bê li cốp giống như một con ma đáng sợ khiến cho cả thành phố con người Nga phải khiếp sợ hắn. Cuộc sống như thế có khác nào địa ngục mà hắn cứ chui cái thân thể và cả tâm hồn mình trong cái vỏ bọc. Có thể nói chính cái lối sống của hắn đã ảnh hưởng đến cuộc sống và con người Nga hiện tại và tương lai. Nhân vật ấy giống như nền phong kiến tối tăm của Nga lúc bấy giờ.

Hắn cứ thế sống quanh năm với những nỗi lo sợ của mình. Nào là sợ ánh sáng ban ngày, sợ bóng tối, sợ trộm. Trong nhà lúc nào cũng đóng then cài cửa, đắp chăn kín mít cả đầu. Hắn toàn mơ thấy những điều kinh khủng nhất và chính vì thế mà hắn luôn thức dậy với bộ mặt tái nhợt. Không thể nào quên kể đến câu chuyện tình của Bê li cốp với cô nàng Va ren ca. khi nàng đến thì Bê li cốp đã yêu nàng. Và chính vì thế mà anh ta để hắn cả một tấm hình của người đẹp lên trên bàn làm việc của mình. Anh ta còn tính đến chuyện cưới xin nữa, thế rồi có người vẽ tranh biếm họa về đám cưới của anh ta và Va ren ca. Bức biếm họa ấy được gửi đến cả trường nam và trường nữ. Trong một lần Bê li cốp nhìn thấy chị em nhà Va ren ca cưỡi xe đạp giữa đường thì hắn cho rằng như thế chẳng ra thể thống gì cả. và hắn quyết định đến nói với chị em họ. Cô chị không có nhà chỉ có cô em. Hai bên cãi vã nhau và Va len cô đẩy bê li cốp xuống cầu thang khiến cho anh ta ngã nhào. Không thể quên được tiếng cười ha ha của Va ren cô. Tiếng cười ấy không những chấm dứt chuyện cưới xin mà còn phê phán cái lối sống trong bao của Bê li cốp nói riêng và người tri thức Nga nói chúng. Và sau một tháng thì Bê li cốp chết, anh ta được nằm trong cái bao vĩnh viễn.

Qua đây ta thấy được nhà văn Sê-Khốp đã lên án cái lối sống của những con người tri thức cổ hủ lạc hậu, lo sợ chỉ biết sống cho chính bản thân mình. Cách sống ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người Nga hiện tại và con người tương lai. Chính vì thế lên án để mà không sống như vậy nữa.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Một tác phẩm truyện ngắn hay và chân chính trước hết có lẽ hấp dẫn người đọc bởi hình tượng nghệ thuật độc đáo, điển hình. Bởi đó là tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ lăn lộn trong hành trình cuộc đời để góp nhặt nên những tính cách và số phận để qua đó gửi gắm thông điệp nhân văn. Với Sê-khốp, con linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa, với hình tượng Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” đã cho thấy số phận bi kịch của người dân Nga lúc bấy giờ.

Bê-li-cốp là một sản phẩm quái thai mà xã hội chuyên chế Nga hoàng nặng nề đã sản sinh ra. Hắn là người trong bao. Trang phục của hắn trông thật kì dị: chân đi giày cao su, tay cầm ô, thân thể mặc áo măng tô cốt bông. Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu, cả bộ mặt hắn dường như lúc nào cũng để trong bao nốt. điều ấy chứng tỏ, hắn sợ nắng gió, hắn sợ mưa tuyết của thiên nhiên cũng như cuộc đời. Vật dụng của hắn từ cái dao cắt giấy hắn cũng để trong bao nốt, qua đó thấy được rằng hắn sợ mất đồ, sợ bị thất lạc. Hắn sợ cả những điều tưởng như không có gì để đáng sợ. Nhân dạng hắn thì hắn dấu mặt trong chiếc áo bành tô, tai nhét bông chứng tỏ hắn sợ nghe, sợ nhìn sợ phải đối mặt với mọi điều xung quanh. Nghề nghiệp của hắn là dạy tiếng Hy Lạp một thứ ngôn ngữ cổ và khó hiểu, trong khi cả thế giới đang không ngừng hướng đến những điều mới mẻ thì hắn đi ngược lại với thế giới, với thực tại.

Với mọi người xung quanh, hắn đến nhà và không nói chuyện chỉ ngồi im một chỗ khoảng chừng 15 phút rồi ra về. Hắn cho đó là cách để giao tiếp với mọi người xung quanh. Điều ấy chứng minh rằng, hắn cũng sợ cô độc, sợ mất mối quan hệ nhưng lại luôn giấu giếm và sợ sệt tất cả mọi thứ, tức là hắn sợ chịu trách nhiệm với lời nói của mình. Đến cả trong tình yêu, dường như hắn cũng muốn nhốt nó vào bao nốt. hắn muốn cầm tù tình yêu của mình, cái bao đấy chính là không được tiếp xúc với cái mới. Như vậy hắn sợ cái mới, mô lệ vào cái cũ, cầm tù chính mình và hắn chết ngay cả khi còn đang sống, từng giờ, từng phút, từng giây hắn đang chết trong chiếc báo sợ hãi mà chính hắn tạo ra. Qua đó phản ánh chân thực số phận của những người dân Nga dưới chế độ Nga Hoàng nặng nề chuyên chế đã sản sinh ra những con người tự do về thân thể nhưng lại bị cầm tù về tâm hồn, chết ngay cả khi đang sống. thật đáng sợ biết bao, qua đó bày tỏ niềm cảm thương cho số phận những người dân nước Nga xưa của Sê-khốp.

Ta tự hỏi không biết cuộc đời của những con người như Bê-li-cốp là cuộc đời gì? Hắn trở nên gầy gò hơn và "thu mình sâu hơn trong cái bao của hắn" khi mọi người biết hắn mến Va-ren- ca, chị gái của một đồng nghiệp cùng trường. Hắn tái mét mặt mày, bực dọc bỏ ăn, bỏ buổi lên lớp khi thấy chị em Va-ren-ca đi xe đạp. Đối với hắn như vậy là "không hợp với tư thế của một nhà giáo dục thiếu niên".

Nếu thầy giáo mà đi xe đạp thì học sinh chỉ còn nước đi đầu xuống đất. Nhất là đàn bà con gái như Va-ren-ca mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng. Với Bê-li-cốp, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài toán quy định cấm đoán điều này, điều nọ "mới là rõ ràng, quan trọng”. Vì vậy nếu không có chỉ thị nào cho phép thầy giáo được đi xe đạp thì không được làm. Sự bảo thủ bắt đầu từ trong ý nghĩ, quả đúng là như vậy. Những khuôn khổ, những luật lệ đã gò bó con người và chính những con người như Bê -li - cốp cũng tự nhốt mình trong những luật lệ ấy. Để rồi cuối cùng, khi chết đi lại cũng tự chui vào trong những luật lệ ấy. Cũng giống như cái chết của Bê-li-cốp. Hắn chết là phải. Và khi đã nằm trong quan tài, "vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào cái bao mà từ đó không bao giờ hắn phải thoát ra nữa".

Người trong bao cuối cùng cùng chui vào bao và đối với Bê-li-cốp, điều đó là hạnh phúc nhất. Nghĩa là, hắn đã đạt được mục đích cuộc đời.

Thật đáng thương.- Cái chết của Bê-li-cốp phải chăng là sự giải thoát đối với hắn, đối với xã hội? Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái khi thoát khỏi hắn, thoát khỏi sự ngột ngạt của những quy ước, luật lệ. Thế nhưng chỉ là phút chốc thôi. Cuộc sống lại trở về nhịp điệu cũ, mệt mỏi, nhàm chán, vô vị và nặng nề dù không bị chỉ thị nào cấm đoán. Vì sao? Bởi trong thực tế xã hội ấy còn bao nhiêu con người Bê-li-cốp. Và đó là hệ quả tất yếu của một xã hội chuyên chế và bảo thủ. Nó cũng gần giống như xã hội Việt Nam phong kiến đã đẻ ra Chí Phèo và những đứa con của nó. Một sự so sánh không mấy khập khiễng. Bởi để có thể xóa đi những con người đó thì xã hội cần thay đổi. Không phải một cá nhân con người nào mà là cả một lớp người, cả xã hội. Phải chăng đó cũng là động lực cho sự bùng nổ của cách mạng tháng mười sau này?

Cũng giống như Chí Phèo, Bê-li-cốp là sản phẩm của một chế độ xã hội, là một nhân vật điển hình cho nền văn học hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: "Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh; hình thù và tên họ nhân vật đã thành một cái sự đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn". Nghĩa là nó cảnh tỉnh chúng ta trước những kẻ giống như "người trong bao", trước tình trạng xã hội như Người trong bao. Phải lật tấm "bao" ấy để nhìn ra lối cho xã hội phát triển".

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON