Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận để ôn tập, củng cố kiến thức về bài thơ Tràng giang được hiệu quả và thuận tiện hơn. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay thuộc chương trình Ngữ văn 11. Các em có thể tham khảo thêmbài giảng Tràng giang để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng Tràng giang - Huy Cận của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Phần hướng dẫn đọc hiểu bài thơ trong video bài giảng của cô được trình bày một cách chi tiết và dễ hiểu; giúp củng cố kiến thức trọng tâm cho các em về nội dung và nghệ thuật bài thơ. Từ đó, giúp các em có đủ cơ sở lý luận để tiến hành viết bài văn nghị luận văn học - phân tích bài thơ Tràng giang được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Huy Cận và bài thơ Tràng giang
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939, cảm xúc được khơi gợi từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước
- Xuất xứ: rút từ tập “Lửa thiêng”
- Thể thơ: thất ngôn
- Nhan đề: nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ: một dòng sông dài rộng, những khoảng cách xa xôi, những chia li cách trở (chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương. . .). Tràng giang còn gợi tên con sông Trường giang, nơi Thôi Hiệu viết Hoàng Hạc lâu, Liù Bạch viết Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. . .
- Lời đề từ: giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Trước cảnh“trời rộng”, “sông dài” sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm “bâng khuâng” và nhớ. Từ láy “bâng khuâng” được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con “sông dài”, nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
- Phân tích
- Khổ 1: cảnh sóng gợn, thuyền trôi, củi trôi và nỗi buồn điệp điệp
- Những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.
- Cảm giác buồn của con người hiện đại:
- Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp (điệp từ điệp điệp – từ cái hữu hình của sóng trên tràng giang mà nhận ra cái vô hình là nỗi buồn của con người).
- Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ. Thuyền và nước theo hai chiều đối nghịch (về – lại), nổi lên giữa cuộc chia li là sầu trăm ngả.
- Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông, nhà thơ còn cố tình làm rõ: củi – một cành – khô. Đã thế, như có điều vô lí: một cành củi – lạc mấy dòng. Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người.
- Khổ 2: cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều bát ngát
- Bức tranh phía bên kia tràng giang với những nét đơn sơ: mấy cồn đất nhỏ thưa thớt, những làn gió nhẹ thổi qua.
- Bức tranh vẫn tiếp tục gợi lên nỗi buồn và cô đơn, bởi vì những cồn đất chỉ là lơ thơ cồn nhỏ, gió chỉ là gió đìu hiu. Câu thơ gợi một hình ảnh trong Chinh phụ ngâm: “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”
- Một chút âm thanh mơ hồ: từ đâu gợi cảm giác mơ hồ, âm thanh lại rất nhỏ: làng xa – vãn chợ chiều.
- Cảm nhận về nỗi buồn không chỉ trong không gian mà cả trong thời gian. Đây là cảm nhận chỉ con người thời hiện đại mới có. Thời gian ngả sang chiều, giữa tràng giang và bầu trời càng cách xa, theo hai chiều đối nghịch: nắng xuống – trời lên. Khoảng xa cách càng trở nên đặc biệt với cái nhìn của nhà thơ: trời lên sâu chót vót. Trời không chỉ trên đầu mà còn là trời soi bóng xuống trường giang, vũ trụ mở ra vô tận.
- Thân phận bé nhỏ và cô đơn của con người càng thấm thía trong sự so sánh: sông dài, trời rộng – bến cô liêu. Sông dài trời rộng là không gian ba chiều, bến cô liêu là cái bến Chèm, nơi nhà thơ đang ngồi, như cũng chính là thân phận con người.
- Khổ 3: cảnh hàng bèo trồi trên dòng sông mênh mông, cảnh bãi bờ xanh, vàng tít táp.
- Những hình ảnh quen thuộc: những cánh bèo mặt nước, những bãi bờ với những cây cỏ tiếp nối bên tràng giang đến tận chân trời.
- Hình ảnh của thân phận con người: bèo dạt về đâu (lạc loài, trôi nổi). Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối, rồi để thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ “không” trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian vô tình, vô cảm.
- Khổ 4: cảnh bầu trời mây trắng, cánh chim nghiêng, sóng sỏng dợn dợn gợi nỗi nhớ nhà.
- Giữa bầu trời có một cánh chim nhỏ nghiêng xuống, tạo nên một bức tranh lạ. Đây không còn là bức tranh cổ: chỉ có một cánh chim đơn độc, không phải một đàn chim vẫn bay trong những bức tranh chiều quen thuộc. Đặc biệt cảm giác của nhà thơ: chim nghiêng cánh nhỏ – bóng chiều sa. Bóng chiều như đổ sập xuống theo cánh chim nhỏ.
- Không nhìn vào không gian nữa, nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Nhà thơ gọi tâm hồn mình là lòng quê, gợi nhớ đến “hồn quê” của Thúy Kiều nơi đất khách: “Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa”
- Dùng điệp từ “dợn dợn” để nói về sóng trên tràng giang mà nói về tâm trạng của chính mình: một cảm giác ngất ngây choáng váng.
- Cuối cùng đọng lại từ tràng giang là: nhớ nhà. Nói không khói hoàng hôn, nhà thơ muốn nhắc đến hai câu kết trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: (Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai )
- Khổ 1: cảnh sóng gợn, thuyền trôi, củi trôi và nỗi buồn điệp điệp
- Nhận xét:
- Nội dung
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn
- Niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả
- Nghệ thuật:
- Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiệ đại
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm
- Nội dung
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá, cảm nhận chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Gợi ý làm bài
Không chỉ là một trong những bài thơ hay của Huy Cận mà “Tràng giang” còn là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1930-1945). Mới đọc, không ít người nhầm tưởng “Tràng giang” là một bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên, thể hiện tình yêu quê hương đất nước nhưng kì thực bấy nhiêu chưa đủ với “Tràng giang”. Bài thơ là lời bộc bạch của một tâm hồn cô đơn, bơ vơ ngay giữa quê hương mình. Hay nói đúng hơn thì đó là nỗi buồn của cả một thế hệ chứ không riêng gì một hồn thơ.
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận được “thai nghén” và “sinh nở” từ những buổi chiều tác giả đứng trên bến Chèm của con sông Hồng đỏ nặng phù sa. Ban đầu bài thơ có tên “Chiều trên bến sông” nhưng sau này Huy Cận đặt lại thành “Tràng giang”. Hai chữ “Tràng giang” đã gợi lên hình ảnh một con sông dài, mênh mông và bát ngát. Dường như dòng sông ấy đã chảy từ xa xưa của lịch sử, đã đi qua bao nền văn học, đã chứng kiến biết bao nhiêu thế hệ người sinh ra và mất đi. Không những thế, điệp vần “ang” không chỉ gợi tả sự dài rộng của con sông mà còn khiến nó trở nên mênh mang hơn, âm hưởng hơn trong tâm trí người đọc.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Giữa thiên cảnh bao la hùng vĩ nhưng thấm đẫm nỗi buồn man mác đã khiến cho tác giả nhớ đến quê hương, nhớ đến những con người thân quen một thời của mình. Nhà thơ buồn trước không gian hoang vắng, sóng gợn tràng giang hiu hắt khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp. Một mình đối diện với khung cảnh vô tình, quạnh vắng thì có lẽ nơi quê nhà chính là niềm an ủi lớn nhất đối với một tâm hồn đang hết sức cô đơn, lạc lõng.
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận không chỉ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh mà qua đó còn khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của nhà thơ. Nỗi buồn ấy chính là xuất phát từ thực tại lúc bấy giờ: xã hội cộng đồng truyền thống với những mối dây liên hệ đã đứt tung để thay vào đó là một xã hội đô thị với những cái tôi rời rạc, bơ vơ.
Học 247 hi vọng, tài liệu trên đã mang đến cho các em những kiến thức hay và thú vị về bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay phân tích bài thơ Tràng giang để tham khảo.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)