YOMEDIA

Lý thuyết Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Lý thuyết Sinh trưởng và phát triển ở thực vật​ - Sinh học 11 nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

I. Sinh trưởng ở thực vật

1. Khái niệm

  • Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào, mô, cơ quan của  cơ thể thực vật.
  • Ví dụ: Sự tăng vế số lựơng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa,…

2. Các mô phân sinh

  • Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
  • Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Sinh%20truong%20va%20phat%20trien/Sinh%20truong%20va%20phat%20trin%20o%20thuc%20vat%201.png

  • Ở thực vật HLM có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh à tăng trưởng chiều cao và đường kính thân.
  • Ở thực vật MLM chỉ có mô phân sinh đỉnh vfa mô phân sinh lóng à tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang (do không có mô phân sinh bên).

3. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Sinh%20truong%20va%20phat%20trien/Sinh%20truong%20va%20phat%20trin%20o%20thuc%20vat%204.png

3.1. Sinh trưởng sơ cấp

  • Xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm.
  • Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

3.2. Sinh trưởng thứ cấp

  • Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm.
  • Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Sinh%20truong%20va%20phat%20trien/Sinh%20truong%20va%20phat%20trin%20o%20thuc%20vat%205.png

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

4.1. Nhân tố bên trong

  • Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.
  • Hoocmôn thực vật bao gồm hoocmon sinh trưởng (GB, Auxin, Cytokinin,…) và hoocmoon ức chế sính trưởng như  (Etilen, axitabxixit, ….)

4.2. Nhân tố bên ngoài

  • Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 – 35 độ.
  • Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.
  • Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
  • Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

II. Phát triển ở thực vật có hoa

1. Phát triển là gì?

  • Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).

Chu trình phát triển của thực vật có hoa

2. Những nhân tố chi phối sự ra hoa

2.1. Tuổi của cây

  • Ở thực vật điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.

2.2. Nhiệt độ thấp

  • Nhiều loài thực vật gọi là cây mùa đông như lúa mì, bắp cải chỉ ra hoa kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân.
  • Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là xuân hóa.

2.2. Quang chu kì

  • Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.
  • Phân loại: dựa vào quang chu kỳ có 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Sinh%20truong%20va%20phat%20trien/phat%20trien%20TV%202.png

2.3. Phitocrôm

  • Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
  • Tồn tại ở 2 dạng:
    • Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( ánh sáng có bước sóng là 660 nm ) được kí hiệu là Pđ
    • Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa ( ánh sáng có bước sóng là 730 nm), được kí hiệu là Pđx. Pđx làm cho hạt nảy mầm, nở hoa, khí khổng mở.
    • Hai dạng này chuyển hóa thuận nghịch dước tác động của ánh sáng => Nhờ có đặc tính chuyển hóa như vậy, sắc tố này tham gia vào phản ứng quang chu kì của thực vật.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2011/Sinh%20truong%20va%20phat%20trien/phat%20trien%20TV%203.png

2.4. Hoocmôn ra hoa

  • Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.

3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

  • Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.
  • Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp vfa xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến auwj thay đổi về chất lượng (phân hóa) ở hoa, quả, hạt.
  • Sinh trưởng ở thực vật gắn liền với qua trình phát triển và sinh trưởng là cơ sở và tiền đề của phát triển

4. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển

4.1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

  • Trong trồng trọt: điều khiển sự sinh trưởng của thực vật theo ý muốn của con người.
    • Đề thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ, có thể sử dụng hoocmon giberelin.
  • Trong việc điều tiết sinh trưởng của cây gỗ trong rừng, lúc cây còn non người ta để dày thúc đẩy sinh trưởng tăng chiều cao.
  • Trong công nghệ rượu bia: Sử dụng hoocmôn sinh trưởng giberelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

4.2. Ứng dụng kiến thức về phát triển

  • Kiến thức về tác động của nhiệt độ, quang chu kì được sử dụng trong công tác chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa; xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.

Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF