YOMEDIA

Hướng dẫn giải chi tiết Đề thi thử số 7 THPT QG năm 2019 môn Vật lý

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 7 THPT QG môn Vật lý năm 2019. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LẦN  7

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề

 

 

Họ và tên thí sinh………………………………………………………

Số báo danh

Cho biết: Gia tốc trọng trường g = 10m/s2; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10−19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không e = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,022.1023 mol−1; 1 u = 931,5 MeV/c2.

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

NHÓM CÂU HỎI. NHẬN BIẾT

Câu 1: Hệ dao động có tần số riêng là f0 chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có tần số là f. Tần số dao động cưỡng bức của hệ là

A. f – f0.                      B. f0                             C. f + f0.                      D. f.

Lời giải:

+ Tần số của dao động cưỡng bức là tần số f của ngoại lực cưỡng bức.

  • Chọn đáp án D

Câu 2: Đàn ghita phát ra âm cơ bản có tần số f = 440 Hz. Họa âm bậc ba của âm trên có tần số

A. 220 Hz.                  B. 660 Hz.                   C. 1320 Hz.                D. 880 Hz.

Lời giải:

+ Họa âm bậc ba của đàn : f3 = 3f0 = 1320 Hz.

  • Chọn đáp án C

Câu 3: Trong động cơ không đồng bộ ba pha, tốc độ quay của rôto

A. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.                                                 

B. lớn hơn tốc độ quay của từ trường.

C. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tốc độ quay của từ trường.               

D. bằng tốc độ quay của từ trường.

Lời giải:

+ Trong động cơ không đồng bộ ba pha tốc độ quay của roto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

  • Chọn đáp án A

Câu 4: Quang phổ vạch phát xạ là hệ thống cách vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi

A. nung nóng khối chất lỏng.             B. kích thích khối khí ở áp suất thấp phát sáng.

C. nung nóng vật rắn ở nhiệt độ cao. D. nung nóng chảy khối kim loại.

Lời giải:

+ Quang phổ vạch được phát ra khi kích thích khối khí ở áp suất thấp.

  • Chọn đáp án B

Câu 5: Hiện tượng phát sáng nào sau đây không phải là hiện tượng quang – phát quang?

A. Đầu cọc chỉ giới hạn đường được sơn màu đỏ hoặc vàng.

B. Đèn ống thông dụng( đèn huỳnh quang).

C. Viên dạ minh châu (ngọc phát sáng trong bóng tối).

D. Con đom đóm.

Lời giải:

+ Ánh sáng của đom đóm không phải là hiện tượng quang phát quang.

  • Chọn đáp án D

Câu 6: Cho khối lượng proton mp = 1,0073 u, của nơtron là mn = 1,0087 u và của hạt nhân  là mα = 4,0015u và 1uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân là

A. 0,03 MeV.              B.  \({\rm{4,55}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 18}}}}{\rm{J}}.\)     

C. \({\rm{4,88}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 15}}}}\,{\rm{J}}.\)       D. 28,41 MeV.

 Lời giải:

+ Năng lượng liên kết của hạt nhân:  \({E_{lk}} = \left( {2.1,0073 + 2.1,0087 - 4,0015} \right)931,5 = 28,41\) MeV.

  • Chọn đáp án D

Câu 7: Phương trình nào sau đây là phương trình của phóng xạ anpha?

A. \({}_{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}}\,{\rm{ + }}{}_{{\rm{13}}}^{{\rm{27}}}{\rm{Al}} \to {}_{{\rm{15}}}^{{\rm{30}}}{\rm{P}}\,{\rm{ + }}{}_{\rm{0}}^{\rm{1}}{\rm{n}}.\)          

B. \({}_6^{{\rm{11}}}{\rm{C}}\, \to {}_1^0{\rm{e}}\,{\rm{ +  }}{}_5^{11}{\rm{B}}\,.\)

C.    \({}_6^{{\rm{14}}}{\rm{C}}\, \to {}_{ - 1}^0{\rm{e}}\,{\rm{ + }}{}_7^{14}{\rm{N}}\,.\)                                      

D. \({}_{{\rm{84}}}^{{\rm{210}}}{\rm{Po}}\, \to {}_{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}}\,{\rm{ + }}{}_{82}^{{\rm{206}}}{\rm{Pb}}.\)

Lời giải:

+ Phóng xạ anpha phải có hạt nhân anpha xuất hiện ở sản phẩm của phản ứng.

  • Chọn đáp án D

Câu 8: Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là:

A. A = qξ.                               B. q = Aξ.                   C. ξ = qA.                   D. A = q2ξ.

Lời giải:

+ Công của nguồn điện A = qξ.

  • Chọn đáp án A

Câu 9: Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ?

A. Đó là hai thanh nam châm.

B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.

C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.

D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.

Lời giải:

+ Hai thanh này hút nhau → có thể cả hai thanh đều là nam châm hoặc một thanh là nam châm và thanh còn lại là sắt.

  • Chọn đáp án D

Câu 10: Mắt không có tật là mắt

A. khi quan sát ở điểm cực viễn mắt phải điều tiết.

B. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước màng lưới.

C. khi quan sát ở điểm cực cận mắt không phải điều tiết.

D. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màng lưới.

Lời giải:

+ Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màn lưới.

  • Chọn đáp án D

NHÓM CÂU HỎI: VẬN THÔNG HIỂU

Câu 11: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo dãn 4 cm rồi thả nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát, lực cản. Động năng cực đại mà vật đạt được

A. 800 J.                      B. 0,08 J.                     C. 160 J.                      D. 0,16 J.

Lời giải:

+ Động năng cực đại là cơ năng của con lắc: \(E = \frac{1}{2}k{A^2} = \frac{1}{2}.100.{\left( {{{4.10}^{ - 2}}} \right)^2} = 0,08\) J.

  • Chọn đáp án B

Câu 12: Một con lắc đơn có chu kỳ dao động điều hòa là T. Khi giảm chiều dài con lắc 10 cm thì chu kỳ dao động của con lắc biến thiên 0,1 s. Chu kỳ dao động T ban đầu của con lắc là

A. T = 1,9 s.    B. T = 1,95 s.              C. T = 2,05 s.              D. T = 2 s.

 Lời giải:

+ Theo bài toán, ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}
{T_1} = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \\
{T_2} = 2\pi \sqrt {\frac{{l - 10}}{g}} 
\end{array} \right.\frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = \sqrt {\frac{{l - 10}}{l}}  \Leftrightarrow  - \frac{{\Delta T}}{{{T_1}}} = \,\sqrt {\frac{{l - 10}}{l}} \) → T1 = 2,05 s.

  • Chọn đáp án B

Câu 14: Mạch điện xoay chiều gồm tụ điện có điện dung  mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở thuần r = 30 Ω và độ tự cảm \(L = \frac{{0,4}}{\pi }\) H. Điện áp tức thời giữa hai đầu mạch điện là \(u = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\) V. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là 

A. A.     B. I = 2 A.                   C. I = 3 A.                D. I = 4 A.

Lời giải:

+ Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch: \(I = \frac{U}{Z} = \frac{{100}}{{\sqrt {{{30}^2} + {{\left( {40 - 80} \right)}^2}} }} = 2\) A.

  • Chọn đáp án B

Câu 15: Chọn phát biểu sai? Mạch điện nối tiếp gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây cảm thuần đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ tăng độ tự cảm của cuộn dây lên một lượng rất nhỏ thì

A. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

B. Công suất tỏa nhiệt trên toàn mạch giảm.

C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm giảm.

D. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm tăng.

 Lời giải:

+ Khi xảy ra cộng hưởng Z = Zmin = R → UR và P giảm khi ta tăng L.

+ Vì ZL0 > ZC nên khi xảy ra cộng hưởng, tăng L điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm sẽ tăng.

  • Chọn đáp án D

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 7 THPT QG môn Vật lý 2019 . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF