YOMEDIA

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 2 THPT QG môn Vật lý 2019

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 2 THPT QG môn Vật lý 2019. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 LẦN  2

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề

 

 

Họ và tên thí sinh………………………………………………………

Số báo danh…………………………………………………………….

Mã đề: 001

 

Cho biết: Gia tốc trọng trường g = 10m/s2; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10−19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không e = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,022.1023 mol−1; 1 u = 931,5 MeV/c2.

 

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

1.D

2.A

3.D

4.D

5.A

6.B

7.C

8.B

9.A

10.B

11.C

12.D

13.B

14.B

15.C

16.A

17.C

18.B

19.A

20.D

21.C

22.D

23.C

24.B

25.A

26.D

27.D

28.B

29.A

30.C

31.D

32.A

33.D

34.A

35.D

36.B

37.A

38.A

39.B

40.D

 

Câu 1. Hai điện tích đẩy nhau một lực F khi đặt cách nhau 8cm. Khi đưa chúng về cách 2cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là

A. 0,5F           B. 2E                  C. 4F                                D. 16F

Lời giải:

Phương pháp:

• Sử dụng công thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm

Lời giải:

+ Công thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) 

+ Như vậy, F tỉ lệ nghịch với r2 nên khi r giảm 4 lần thì F tăng 16 lần

  • Chọn đáp án D

Câu 2: Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là:

A. A1 + A2.                         B. |A1 – A2|.                            C. \(\sqrt {\left| {A_1^2 - A_2^2} \right|} \)                         D. \(\sqrt {\left| {A_1^2 + A_2^2} \right|} \) 

Phương pháp:

• Sử dụng lí thuyết về tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số

Lời giải:

+ Vì hai dao động cùng pha nên biên độ dao động tổng hợp được tính theo công thức  A1 + A2.    

  • Chọn đáp án A

Câu 3: Trong dao động điều hòa của một chất điểm

A. đồ thị của gia tốc theo li độ là một đường thẳng qua gốc tọa độ.

B. khi vận tốc tăng thì li độ giảm và ngược lại.

C. véctơ vận tốc và gia tốc luôn cùng chiều với nhau.

D. khi chất điểm chuyển động từ vị trí biên âm về biên dương thì gia tốc giảm.

Phương pháp:

• Sử dụng lí thuyết về dao động điều hòa: li độ, vận tốc, gia tốc.

Lời giải:

+ Trong dao động điều hòa của một chât điểm, khi chât điểm chuyển động từ vị trí biên âm về vị trí biên dương

thì gia tốc giảm.

  • Chọn đáp án D

Câu 4: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s2.Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng là:

A. 20 m.              B. 25 m.                C. 35 m.                                  D. 40m.

Phương pháp:

+ Sử dụng công thức tính quãng đường của chuyển động rơi

Lời giải:

+ Thời gian rơi của vật được tính theo công thức \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}}  = \sqrt {\frac{{2.45}}{{10}}}  = 3\left( s \right)\) 

+ Quãng đường vật đi được trong 2s cuối cùng được tính theo công thức

\(\Delta s = h - \frac{1}{2}g{\left( {t - 2} \right)^2} = 45 - 5 = 40\left( m \right)\) 

  • Chọn đáp án D

Câu 5: Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số riêng.                                         B. không còn chịu tác dụng của ngoại lực.

C. với tần số lớn hơn tần số riêng.                                     D. với tần số nhỏ hơn tần số riêng.

Phương pháp:

• Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức

Lời giải:

+ Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động với tần số bằng tần số riêng.

  • Chọn đáp án A

Câu 6: Một vật chuyển động với gia tốc 0,2m/s2 dưới tác dụng của một lực 40N. Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60N.

A. 0,8 m/s2.                         B. 0,3 m/s2.                              C. 0,6m/s2.                              D. 0,4m/s2.

Phương pháp:

+ Áp dụng biểu thức của định luật II Newton

Lời giải:

+ Áp dụng biểu thức của định luật II Newton ta có: \(a = \frac{F}{m} \Rightarrow m = \frac{F}{a}\) 

+ Thay số vào bài ta được: \(\frac{{{F_1}}}{{{a_2}}} = \frac{{{F_2}}}{{{a_2}}} \Rightarrow {a_2} = \frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}{a_1} = \frac{{60}}{{40}}.0,2 = 0,3\left( {m/{s^2}} \right)\) 

  • Chọn đáp án B

Câu 7: Một khối khí lý tưởng được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,6 at. Áp suất ban đầu của khí là

A. 1 at.                B. 0,6 at.                 C. 0,4 at.                                 D. 0.2 at.

Phương pháp:

• Áp dụng biểu thức của định luật Boyle - Mariotte

Lời giải:

Vì quá trình đẳng nhiệt nên ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_1}{V_1} = \left( {{p_1} + 6} \right){V_2} \Leftrightarrow \left( {{p_1} + 6} \right).4 \Rightarrow {p_1} = 4\left( {at} \right)\)  

  • Chọn đáp án C

Câu 8: Một viên bi khối lượng m1= 500g đang chuyển động với vận tốc v1= 4m/s đến chạm vào bi thứ hai đang nằm yên có khối lượng m2= 300g. Sau va chạm chúng dính lại chuyển động cùng vận tốc(Bỏ qua ma sát).Vận tốc của hai bi sau va chạm là

A. 2 m/s.                  B. 2,5 m/s.               C. 3,5 m/s.                               D. 4m/s.

Phương pháp:

• Áp dụng định luật bảo toàn động lượng

Lời giải:

+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng đối với hệ vật trước và sau khi va chạm ta có:

\({m_1}{v_1} = \left( {{m_1} + {m_2}v} \right) \Rightarrow v = \frac{{{m_1}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{500.4}}{{500 + 300}} = 2,5\left( {m/s} \right)\) 

  • Chọn đáp án B

Câu 10: Năng lượng vật dao động điều hòa

A. bằng với thế năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

B. bằng với thế năng của vật khi vật có li độ cực đại.

C. tỉ lệ với biên độ dao động.

D. bằng với động năng của vật khi có li độ cực đại

Phương pháp:

+ Sử dụng lí thuyết về năng lượng trong dao động điều hòa

Lời giải:

+ Năng lượng vật dao động điều hòa bằng với thế năng của vật khi vật có li độ cực đại.

  • Chọn đáp án B

Câu 11: Vật dao động điều hoà với biên độ A = 5cm, tần số f = 4Hz. Tốc độ của vật khi có li độ x = 3cm là:

A. 2π(cm/s)                   B. 16 π (cm/s)                        C. 32 π (cm/s)                      D. π (cm/s)

Phương pháp:

• Áp dụng công thức độc lập với thới gian trong dao động điều hòa

Lời giải:

+ Ta có: \(v = \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}}  = 2\pi f\sqrt {{A^2} - {x^2}}  = 8\pi \sqrt {{5^2} - {3^2}}  = 32\pi \left( {cm/s} \right)\)  

  • Chọn đáp án C

Câu 12: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục các tật của mắt là không đúng?

A. Mắt lão cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa

B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần

C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa.

Phương pháp:

• Sử dụng lý thuyết về các tật của mắt và cách khắc phục

Lời giải:

+ Phát biểu sai: Mắt viên đeo kính hội tụ để nhĩn rõ vật ở xa.

+ Sửa lại: Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa mà không phải điều tiết.

  • Chọn đáp án D

Câu 13: Con lắc lò xo dao động điều hoà khi gia tốc a của con lắc là:

A. a = 4x2           B.  a = -4x                               C. a = -4x2                               D. a = 4x

Phương pháp:

+ Áp dụng công thức tính gia tốc trong dao động điều hòa của con lắc lò xo

Lời giải:

+ Gia tốc được tính theo công thức \(a =  - {\omega ^2}x\) 

+ Do đó, biểu thức gia tốc chỉ có thể là a = - 4x

  • Chọn đáp án B

Câu 14: Dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong 0,01 s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có độ lớn 64 V, độ tự cảm có giá trị:

A. 0,032 H.                        B. 0,04 H.          C. 0,25 H.                               D. 4,0 H.

Phương pháp:

• Áp dụng công thức tính suất điện động tự cảm

Lời giải:

+ Ta có: \({e_{tc}} = L\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right| \Rightarrow L = \frac{{{e_{tc}}}}{{\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|}} = \frac{{64}}{{\frac{{16}}{{0,01}}}} = 0,04\left( H \right)\)  

  • Chọn đáp án B

Câu 15: Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng

A. biên độ nhưng khác tần số.                                           B. pha ban đầu nhưng khác tần số.

C. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.       D. biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.

Phương pháp:

• Sử dụng định nghĩa về hai nguồn sóng kết hợp.

Lời giải:

+ Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo

thời gian.

  • Chọn đáp án C

Câu 16: Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36 cm.  Đây là thấu kính

A. hội tụ có tiêu cự 8 cm                          B. hội tụ có tiêu cự 24 cm.

C. phân kì có tiêu cự 8 cm.                   D.   phân kì có tiêu cự 24 cm.

Phương pháp:

• Sử dụng công thức thấu kính

  • Chọn đáp án A

Câu 17: Một nguồn điện có suất điện động 15 V, điện trở trong 0,5 W mắc với mạch ngoài có hai điện trở R1 = 20 W và R2 = 30 W mắc song song. Công suất của mạch ngoài là

A. 4,4 W.                            B. 14,4 W.                                  C. 17,28 W.                         D. 18 W.

Phương pháp:

• Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch

Lời giải:

+ Điện trở tương đương của mạch ngoài được tính theo công thức: \({R_N} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{20.30}}{{20 + 30}} = 12\left( \Omega  \right)\) 

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}} = \frac{{15}}{{12 + 0,5}} = 1,2\left( A \right)\) 

+ Công suất của mạch ngoài:  \({P_N} = {I^2}{R_N} = 1,{2^2}.12 = 17,28W\) 

  • Chọn đáp án C

Câu 19: Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = Acosπ(0,02x – 2t)  (trong đó x, u được đo bằng cm và t đo bằng s). Bước sóng là

A. 100 cm.                            B. 5 cm.                                 C. 200 cm.                             D. 50 cm.

Phương pháp:

• Sử dụng lí thuyết về truyền sóng

Lời giải:

\(0,02\pi x = \frac{{2\pi x}}{\lambda } \Rightarrow \lambda  = 100cm\) 

  • Chọn đáp án A

Câu 20: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωF . Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF  = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng:

A. 40 gam.                          B. 10 gam.                               C.  120 gam.                           D.  100 gam.

Phương pháp:

+ Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức

Lời giải:

+ Khi = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại:

\({\omega _0} = \sqrt {\frac{k}{m}}  = {\omega _F} \Rightarrow m = \frac{k}{{\omega _F^2}} = \frac{{10}}{{{{10}^2}}} = 0,1kg = 100g\)  

  • Chọn đáp án D

Câu 22: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có

A. hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.

B. hai sóng chuyển động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.

C. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ giao nhau.

D. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau.

Phương pháp:

• Sử dụng lí thuyết về giao thoa sóng

Lời giải:

+ Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau.

  • Chọn đáp án D

Câu 24: Một quan sát viên khí tượng quan sát mặt biển. Nếu trên mặt mặt biển người quan sát thấy được 10 ngọn sóng trước mắt và cách nhau 90m. Hãy xác định bước sóng của sóng trên mặt biển?

A. 9m                       B. 10m                    C. 8m                          D. 11m

Phương pháp:

• Sử dụng lí thuyết về truyền sóng

Lời giải:

+ Khoảng cách giữa 10 ngọn sóng là 9λ =90 cm

+ Do đó, bước sóng là 10 cm

  • Chọn đáp án B

Câu 26: Khi một vật dao động điều hòa thì

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Phương pháp:

• Sử dụng lí thuyết về dao động điều hòa

Lời giải:

+ Khi một vật dao động điều hòa thì vận tốc của vật có độ hớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

  • Chọn đáp án D

Câu 27: Chọn nhận xét sai về quá trình truyền sóng

A. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian

B. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền trạng thái dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian

   C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian

D. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian

Phương pháp:

• Áp dụng định nghĩa về quá trình truyền sóng.

Lời giải:

+ Nhận xét sai: Quá trình truyền sóng hà quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian

+ Sửa lại: Trong quá trình làn truyền sóng, phần từ vật chất của môi trường dao động tại chỗ chứ không truyền đi theo sóng.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 2 THPT QG môn Vật lý 2019 . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF