YOMEDIA

Giải Sinh 11 SGK nâng cao Chương 3 Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa

 
NONE

Nhanh tay tham khảo bộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 11 nâng cao Chương 3 Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa được Hoc247 biên soạn với những cách giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 11 nâng cao được Hoc247 biên soạn để các em có thể củng cố kiến thức sau những giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

ADSENSE

Bài 1 trang 139 SGK Sinh 11 nâng cao

Sự ra hoa ở thực vật cần có điều kiện nào? Trình bày và giải thích?

  • Sự ra hoa liên quan tới tuổi cây và lượng hoocmôn, ngoài ra sự ra hoa còn chịu tác động của các nhân tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,...
    • Tuổi cây: Sự hình thành hoa là dấu hiệu việc chuyển cây từ giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng sang giai đoạn phát triển sinh trưởng, phát triển sinh sản. Cây đạt sự sinh trưởng sinh dưỡng nhất định mới chuyển sang giai đoạn ra hoa.
    • Nhiệt độ: Nhiệt độ có vai trò nhất định trong việc hình thành mầm hoa. Quyết định số lượng hoa đực và hoa cái do nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các nhân tố môi trường khác như độ ẩm, nồng độ CO2.
    •  Florigen: Là hoocmôn thực vật kích thích sự ra hoa.

Bài 2 trang 139 SGK Sinh 11 nâng cao

Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của florigen đối với sự ra hoa?

Hướng dẫn giải

  • Florigen là hoocmôn kích thích ra hoa. Đó là một hợp chất của gibêrelin (kích thích sinh trưởng của đế hoa) và antezin (kích thích sự ra mầm hoa - chất giả thiết).
  • Tác động của florigen: Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính. Tác nhân kích thích nở hoa có thể được truyền từ cây cảm ứng đến cây không cảm ứng thông qua chỗ ghép: một tác nhân kích thích nở hoa đặc hiệu (florigen) đã được hình thành trong lá, có tác động tới sự ra hoa. 

Bài 3 trang 139 SGK Sinh 11 nâng cao

Quang chu kì là gì? Có bao nhiêu loại cây theo quang chu kì?

Hướng dẫn giải

  • Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối (độ dài của ngày đêm), liên quan tới hiện tượng sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.
  • Có 3 Loại cây theo quang chu kì:
    • Cây trung tính: Ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn. Gồm phần lớn cây trồng như: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương...
    • Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. Ở những cây như: thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía, cà tím, cà phê ra hoa vào mùa hè.
    • Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ (hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường, thanh long, dâu tây, lúa mì) ra hoa vào mùa đông. 

Bài 4 trang 139 SGK Sinh 11 nâng cao

Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? Ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì? 

Hướng dẫn giải

  • Sở dĩ có cây ra hoa vào mùa hè, cây ra hoa vào mùa đông là do: Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. Từ đó, tạo ra các loại cây: ngày dài ra hoa vào mùa hè và ngày ngắn ra hoa vào mùa đông.
  • Ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì: Sự ra hoa của các cây ngày ngắn (đậu tương) và cây ngày dài (lúa mì) đã chịu ảnh hưởng của ánh sáng đỏ của phitôcrôm.
    • Ánh sáng đỏ (R) có bước sóng 660nm kìm hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
    • Ánh sáng đỏ xa (FR) còn gọi là đỏ sẫm (RS) có bước sóng 730nm kìm hãm sự ra hoa của cây ngày dài, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.

Bài 5 trang 139 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Loại chất nào của cây có liên quan tới sự ra hoa của cây?

A. Gibêrelin.                            B. Xitôkinin.

C. Phitôcrôm.                          D. Cả  A và C

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Bài 6 trang 139 SGK Sinh 11 nâng cao

Nêu các ứng dụng về thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp?

Hướng dẫn giải

  • Hoa cúc là cây ngắn ngày, ra hoa vào mùa đông ngày ngắn, nhưng suốt năm có nhu cầu về hoa cúc. Ta có thể dùng một màn đen tạo các đêm nhân tạo, do đó vào mùa hè hoa cúc vẫn nở hoa. Hay trong điều kiện ngày ngắn muốn tránh sự ra hoa, chiếu thêm ánh sáng "giả vờ" ngày dài (ví dụ: bắn pháo hoa cho cây mía không ra hoa, lượng đường không bị giảm).
  • Dùng ánh sáng nhân tạo (tia lazer - helium nêon) là tia có bước sóng ngắn (632 nm) mạnh, chiếu sáng vài giây có thể chuyển P660 thành P730 . Còn có thể dùng các loại đèn huỳnh quang, cao áp, đèn tungsten là nguồn sáng bổ sung để tạo ngày dài.

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 11 Chương 3 Phát triển ở thực vật có hoa được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF