YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lớp 12 năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - Lần 1

Tải về
 
NONE

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lớp 12 năm 2019 bao gồm 40 câu trắc nghiệm có đáp án, cấu trúc đề sát với đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Các em cùng tham khảo

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC LỚP 12 NĂM 2019

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

- LẦN 1

Câu 1: Ở ruồi giấm, xét 3 gen A, B, D quy định 3 tính trạng khác nhau và alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai: ♀ \(P:\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}} \times \) ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\) thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm  4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1?

 (1). Có 21 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

 (2). Kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.

 (3). Tần số hoán vị gen là 36%.

 (4). Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.

 (5). Kiểu hình dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%.

 (6). Xác xuất để 1 cá thể A-B-D- có kiểu gen thuần chủng là 8/99.

A. 5                               B. 4                               C. 3                                 D. 6

Câu 2: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?

Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn
Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối cận huyết
Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh
Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản vô tính, cá thể con được sinh ra từ cá thể mẹ

Câu 3: Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

 (1). Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

 (2). Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.

(3). Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.

(4). Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.

(5). Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.

A. 5                               B. 2                               C. 3                                 D. 4

Câu 4: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen.Cho gà trống lông vàng thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1 . Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 . Xét các kết luận sau đây về kiểu gen và kiểu hình ở F2 .

 (1). Gà trống lông vàng có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.

 (2). Gà trống lông vàng có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vàng.

(3). Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.

(4). Gà lông vàng và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.

(5). Có 2 kiểu gen quy định gà trống lông vàng.

(6). Ở F2  có 4 loại kiểu gen khác nhau.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 5                               B. 4                               C. 3                                 D. 6

Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất lai với cây có quả nhẹ nhất được F1 . Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 15 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Tính trạng khối lượng quả do bao nhiêu cặp gen quy định?

A. Do 7 cặp gen quy định                                  B. Do 5 cặp gen quy định

C. Do 8 cặp gen quy định                                  D. Do 6 cặp gen quy định

Câu 6: Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) = 0,2; q(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba sẽ như thế nào? Biết rằng cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ hai.

A. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa                           B. 0,72AA + 0,16Aa + 0,12aa

C. 0,78AA + 0,04Aa + 0,18aa                           D. 0,76AA + 0,08Aa + 0,16aa

Câu 7: Phương pháp nghiên cứu di truyền nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng Claiphentơ?

A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh                              B. Nghiên cứu tế bào

C. Di truyền hóa sinh                                         D. Nghiên cứu phả hệ

Câu 8: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trằng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.

(2). Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1  đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

(3). Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 , xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.

(4). Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2 , xác suất thu được cây thuần chủng là 2/7.

A. 2                               B. 3                               C. 4                                 D. 1

Câu 9: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất

A. khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc
B. các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa sinh học
C. các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học
D. các chất hữu cơ đơn giản đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào nhân thực?

A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, X – G, G – X.

B. mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protein.

C. Enzim ARN pôlimeraza tổng hộ mARN theo chiều 5’ \( \to \) 3’

D. Chỉ có một mạch của gen tham gia và quá trình phiêm mã tổng hợp mARN

Câu 11: Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \({\frac{{AB}}{{ab}}}\)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1). Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.

(2). Nếu chỉ 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.

(3). Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 7:7:3:3.

(4). Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán ví gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:1:1

A. 2                               B. 1                               C. 3                                 D. 4

Câu 12: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại

B. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

C. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yêu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoài quần thể

Câu 13: Khi cho cây cao, hoa đỏ thuần chủng lại với cây thấp, hoa trắng thuần chủng thu được

F1 có 100% cây cao, hoa đỏ. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 75% cây cao, hoa đỏ : 25% cây thấp, hoa trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là phù hợp với kết quả của phép lai nới trên?

(1). Có hiện tượng 1 gen quy định 2 tính trạng trong đó thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.

(2). Đời F2  chỉ có 3 kiểu gen

(3). Nếu cho F1 lai phân tích thì đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình 50% cây cao, hoa đỏ : 50% cây thấp, hoa trắng.

(4). Có hiện tượng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền liên kết hoàn toàn.

A. 2                               B. 3                               C. 1                                 D. 4

Câu 14: Xét các quá trình sau:

(1). Tạo cừu Dolly.

(2). Tạo giông dâu tằm tam bội.

(3). Tạo giống bông kháng sâu hại.

(4). Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.

Những quá trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen?

A. 3, 4                           B. 1, 2                           C. 1, 3, 4                         D. 2, 3, 4

Câu 15: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra từ trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lự sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT

A. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quân thể

B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước

C. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT

D. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT

Câu 16: Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây?

A. Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh
B. Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh
C. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh
D. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ

Câu 17: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là

A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
B. đưa các prôtêin ức chế và trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh
C. là biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành
D. bổ sung gen lành và cơ thể người bệnh

Câu 18: Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng

A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào
C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ
D. cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li

Câu 19: Sự kiện nào sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?

A.Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo toàn)
B. Vì enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’, nên trên mạch khuôn 5’ – 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ – 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được mối lại nhờ enzim nối
C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bán và để lộ ra hai mạch khuôn
D. Enzim ADN – pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại

Câu 20: Ở kỳ đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tói dạng đột biến

A. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit                       B. đảo đoạn NST

C. chuyển đoạn NST                                          D. mất đoạn và lặp đoạn NST

----Để xem nội dung và đáp án từ câu 21 - 30 của đề thi thử THPT QG môn Sinh học lớp 12, vui lòng xem online hoặc tải về máy-----

 

Câu 31: Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?

Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch

A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về dự tiến hóa của sinh giới

B. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loại náo xuất hiện trước, loại nào xuất hiện sau
C. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loại náo xuất hiện trước, loại nào xuất hiện sau     
D. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất

Câu 32: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí
B. Hình thành loài mới bằng cách sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thựcvật

Câu 33: Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam phát triển mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng nhanh số lượng ốc bươu vàng là do:

 (1). Tốc độ sinh sản cao.

 (2). Gần như chưa có thiên địch.

 (3). Ngườn sống dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh.

 (4). Giới hạn sinh thái rộng.

Số phương án đúng là:

A. 3                               B. 2                               C. 4                                 D. 1

Câu 34: Sơ đồ dưới minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này:

(1). Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.

 (2). Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.

 (3). Loài E tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài F.

 (4). Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loại D sẽ không mất đi

 (5). Có 3 loại thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.

 (6). Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm

Số kết luận đúng là:

A. 3                               B.5                                C. 2                                 D.4

Câu 35: Có mấy phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

 (1). Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với những loài động vật ít di chuyển xa.

 (2). Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

 (3). Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hóa thường xảy ra trong quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi.

 (4). Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến

Số phương án đúng là:

A. 3                               B. 1                               C. 2                                 D. 4

Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen A quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với gen a quy  định hoa kép; gen B quy định hoa dài trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng một nhóm gen liên kết và cách nhau 20 cm. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường và hoán vị gen xảy ra ở 2 bên. Phép lai P: (đơn, dài) (kép, ngắn). F1: 100% đơn dài. Đem F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng về thông tin trên?

 (1). F2  có kiểu gen Ab/aB chiếm tỉ lệ 2%

 (2). F2  tỉ lệ đơn, dài dị hợp là 66%

 (3). F2  gồm 4 kiểu hình: 66% đơn, dài : 9% đơn, ngắn : 9% kép, dài : 16% kép, ngắn.

(4). Tỉ lệ kiểu gen dị hợp từ ở F2 chiếm 50%

(5). Khi lai phân tích F1 thì đời con  Fa gồm 10% cây kép, ngắn.

(6). Số kiểu gen ở F2  bằng 7

A. 2   B. 5    C. 3     D. 4

Câu 37: Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?

A. Trùng roi sông trong ruột con mối                B. Cây phong lan sống trên thân cây gỗ

C. Nấm sống chung với địa y                            D. Giun sán sống trong ruột người

Câu 38: Cho các phát biểu sau đây:

(1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

 (2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đôi.

 (3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.

 (4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.

 (5). Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá kiểu gen khác nhau trong quần thể.

 (6). Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội

Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:

A. 4                               B. 3                               C. 5                                 D. 6

Câu 39: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?

A. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
B. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
C. Do thay đổi điều kiện tự nhiên, khí hậu
D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

Câu 40: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
B. Chỉ có những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản mới là nguyên liệu của tiến hóa
C. Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật

Trên đây là phần trích dẫn đề thi thử THPT QG môn Sinh học lớp 12.Chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy.

Ngoài ra, có thể thao khảo thêm 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF