Cùng Hoc247 trải nghiệm Đề thi HSG môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN |
KÌ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018- 2019 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 11 Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. |
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất. Trong hai lớp vỏ đó, lớp vỏ nào xuất hiện sau? Tại sao?
Câu 2 (2,0 điểm)
a, Trình bày khái niệm, ý nghĩa của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học.
b, Tại sao các nước phát triển phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu?
Câu 3 (2,0 điểm)
Phân tích tác động của đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học - kĩ thuật và thị trường đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 4 (2,0 điểm)
a, Trình bày hệ quả của khu vực hóa kinh tế. Việt Nam hiện nay là thành viên của những tổ chức kinh tế khu vực nào?
b, Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm đa dạng sinh học có mối quan hệ như thế nào?
Câu 5 ( 2,0 điểm)
Nêu đặc điểm vị trí, lãnh thổ, tự nhiên và dân cư - xã hội của khu vực Tây Nam Á.
Câu 6 ( 2,0 điểm)
Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng? Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ đã đem lại lợi ích gì cho nhân dân vùng biên giới 3 nước Đức, Bỉ, Hà Lan?
Câu 7 ( 2,0 điểm)
Tại sao Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng kinh tế vấn đứng đầu thế giới?
Câu 8 ( 2,0 điểm)
Phân tích đặc điểm địa hình và khí hậu của Liên Bang Nga.
Câu 9 ( 2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Sự biến động cơ cấu dân theo nhóm tuổi của Nhật Bản
Năm |
1950 |
1970 |
1997 |
2005 |
2025 (dự kiến) |
Số dân (triệu người ) |
83 |
104 |
126 |
127,7 |
117 |
Dưới 15 tuổi ( %) |
35,4 |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
11,7 |
Trên 65 tuổi ( %) |
5,0 |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
28,2 |
a, Tính số người trong độ tuổi trên 65 tuổi của Nhật Bản thời kì trên.
b, Hãy nhận xét xu hướng biến đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 – 2005.
Câu 10 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị các ngành kinh tế trong GDP của Hoa Kì giai đoạn 1960 – 2015
(Đơn vị: Tỉ USD)
Năm |
Các ngành kinh tế |
||
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Dịch vụ |
|
1960 |
21,1 |
178,5 |
326,8 |
1997 |
156,7 |
2115,2 |
5562,1 |
2006 |
112,1 |
2553,3 |
9789,6 |
2015 |
296,9 |
3860,0 |
14401,1 |
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của Hoa Kì năm 1960 và năm 2015.
-------------Hết-----------
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|||||||||||||||
1
|
Trình bày lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất. Trong hai lớp vỏ đó, lớp vỏ nào xuất hiện sau? Tại sao? |
2,0 |
|||||||||||||||
- Vỏ Trái Đất + Là lớp vỏ cứng của Trái Đất, được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (kể tên). |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa). |
0,25 |
||||||||||||||||
- Vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) + Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Chiều dày khoảng 30 - 35 km (nêu giới hạn). |
0,25 |
||||||||||||||||
- Vỏ địa lí xuất hiện sau. |
0,5 |
||||||||||||||||
- Nguyên nhân : + Vỏ địa lí ra đời do sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ thành phần. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Các vỏ thành phần (trừ thạch quyển) xuất hiện sau khi đã có vỏ Trái Đất. |
0,25 |
||||||||||||||||
2
|
a) Trình bày khái niệm, ý nghĩa của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học. |
1,0 |
|||||||||||||||
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: + Khái niệm: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch (hiệu số) giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính %. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Ý nghĩa: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới, nó được coi là động lực phát triển dân số. |
0,25 |
||||||||||||||||
- Gia tăng cơ học: + Khái niệm: gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư, đơn vị tính là %. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Ý nghĩa: trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng. |
0,25 |
||||||||||||||||
b) Tại sao các nước phát triển phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu? |
1,0 |
||||||||||||||||
- Những vấn đề lớn toàn cầu hiện nay như thủng tầng ôdôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit… đều từ các trung tâm khí thải lớn của TG như EU, NBản, Hoa Kì… |
0,5 |
||||||||||||||||
- Nhiều nước CN phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình.Tuy nhiên, nhiều công ti TB đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước ĐPT. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp. |
0,5 |
||||||||||||||||
3
|
Phân tích tác động của đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học - kĩ thuật và thị trường đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. |
2,0 |
|||||||||||||||
- Đất đai: quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu, năng suất và phân bố cây trồng, vật nuôi. |
0,5 |
||||||||||||||||
- Khí hậu: với các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, gió, bão… ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ và tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. |
0,5 |
||||||||||||||||
- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật: như cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, công nghệ sinh học... giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. |
0,5 |
||||||||||||||||
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước: ảnh hưởng đến giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa. |
0,5 |
||||||||||||||||
4
|
a) Trình bày hệ quả của khu vực hóa kinh tế. Việt Nam hiện nay là thành viên của những tổ chức kinh tế khu vực nào? |
1,0 |
|||||||||||||||
* Hệ quả của khu vực hóa kinh tế: - Tích cực: + Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. |
0,25 |
||||||||||||||||
- Hạn chế: đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải giải quyết, như vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia… |
0,25 |
||||||||||||||||
* Việt Nam hiện nay là thành viên của những tổ chức kinh tế khu vực: - ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. - APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. - CPTPP: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( HS nêu được 2 tổ chức kinh tế khu vực mà VN là thành viên mới cho điểm) |
0,25 |
||||||||||||||||
b) Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm đa dạng sinh học có mối quan hệ như thế nào? |
1,0 |
||||||||||||||||
- Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm đa dạng sinh học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau - Biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến suy giảm đa dạng sinh học + Thời tiết, khí hậu thất thường: thiên tai, dịch bệnh -> suy giảm đa dạng sinh học + Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng -> đe dọa và hủy hoại môi trường sống của sinh vật. |
0,5 |
||||||||||||||||
- Đa dạng sinh học tác động đến biến đổi khí hậu: suy giảm đa dạng sinh học làm trầm trọng hơn vấn đề biến đổi khí hậu |
0,25 |
||||||||||||||||
Ví dụ : phá rừng làm mất nguồn hấp thụ khí cacbonic, dẫn đến nhiệt độ TĐ tăng và gây nên biến đổi khí hậu |
0,25 |
||||||||||||||||
5
|
Đặc điểm vị trí, lãnh thổ, tự nhiên và dân cư - xã hội của khu vực Tây Nam Á. |
2,0 |
|||||||||||||||
- Về vị trí, lãnh thổ, tự nhiên: + Tây Nam Á là khu vực rộng lớn, nằm ở tây nam châu Á, vị trí mang tính chiến lược – ngã ba đường của ba châu lục Á, Âu, Phi. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Khí hậu khô nóng, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc, bán hoang mạc. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Khoáng sản: là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới ( chiếm xấp xỉ 50% trữ lượng thế giới) phân bố quanh vịnh Pecxich (các nước có nhiều dầu khí là Arập Xêut, I rắc, I ran, Côoet, …). |
0,5 |
||||||||||||||||
- Về dân cư - xã hội: + Tây Nam Á có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người (năm 2005). |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Là nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh lâu đời. |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, phần lớn dân cư theo đạo Hồi, một phần nhỏ theo các tôn giáo khác. Đạo Hồi là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái đang góp phần gây mất ổn định trong khu vực. |
0,5 |
||||||||||||||||
6
|
Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng? Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma – xơ Rai- nơ đã đem lại lợi ích gì cho nhân dân vùng biên giới 3 nước Đức, Bỉ, Hà Lan |
2,0 |
|||||||||||||||
* EU phát triển liên kết vùng vì: - Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU |
0,5 |
||||||||||||||||
- Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế chung của mỗi nước. |
0,5 |
||||||||||||||||
- Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới. |
0,5 |
||||||||||||||||
* Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma – xơ Rai- nơ đã đem lại lợi ích gì cho nhân dân vùng biên giới 3 nước Đức, Bỉ, Hà Lan: - Hàng ngày có khoảng 30.000 người đi sang các nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng 3 thứ tiếng. |
0,25 |
||||||||||||||||
|
- Các trường Đại học tổ chức khoá đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng..... |
0,25 |
|||||||||||||||
7
|
Tại sao Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng kinh tế vấn đứng đầu thế giới. |
2,0 |
|||||||||||||||
- Hoa Kì thu được nguồn lợi phi mậu dịch rất lớn. Nguồn thu này đảm bảo cho nền kinh tế vẫn phát triển trong tình trạng nhập siêu với giá trị lớn, kéo dài, cụ thể: + Hoa Kì là nước đứng đầu thế giới về chuyển giao công nghệ cho các nước khác. Hiện nay, hầu hết các nước đều sử dụng các quy trình công nghệ và kĩ thuật của Hoa Kì. |
0,5 |
||||||||||||||||
+ Thông tin liên lạc của nhiều nước phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các vệ tinh của Hoa Kì + Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng của Hoa Kì có cơ sở ở nhiều nước trên thế giới, du lịch phát triển mạnh... |
0,5
|
||||||||||||||||
- Sự phát triển kinh tế chủ yếu nhờ vào mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong nước với thị trường nội địa rất lớn, sức mua trong dân cư là nhân tố chủ yếu làm tăng GDP. |
0,5
|
||||||||||||||||
- Đồng đô la là ngoại tệ mạnh ..... |
0,5 |
||||||||||||||||
8
|
Phân tích đặc điểm địa hình và khí hậu của Liên Bang Nga. |
2,0 |
|||||||||||||||
* Địa hình - Cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông Ê – nit- xây chia Liên Bang Nga thành 2 phần rõ rệt: |
0,25 |
||||||||||||||||
- Phần phía Tây + Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất đai màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LBN. + Đồng bằng Tây Xibia: phía bắc chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành ở phía Nam. Đồng bằng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên. |
0,5 |
||||||||||||||||
+ Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng săt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á – Âu trên lãnh thổ LBN. |
0,25 |
||||||||||||||||
- Phần phía Đông: Phần lớn là núi cao và cao nguyên không thuận lợi lắm cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thuỷ điện lớn. |
0,5 |
||||||||||||||||
* Khí hậu: Hơn 80% lãnh thổ Liên Bang Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía Tây có khí hậu ôn hòa hơn phía đông. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% lãnh thổ ở phía nam có khí hậu cận nhiệt. |
0,5 |
||||||||||||||||
9
|
a.Tính số người trên 65 tuổi của Nhật Bản Số người trên 65 tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2025 (ĐV: triệu người)
( Tính đúng từ 3 năm trở lên cho 0,5 đ) |
1,0 |
|||||||||||||||
b. Nhận xét: - Giai đoạn 1950 – 2005, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng + Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm (dc) |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng đến 1997, tăng 10%, sau đó lại giảm xuống còn 66,9% (2005). |
0,25 |
||||||||||||||||
+ Tỉ lệ dấn số trên 65 tuổi tăng liên tục (dc) |
0,25 |
||||||||||||||||
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản thay đổi từ nước có kết cấu dân số trẻ sang nước có kết cấu dân số già. |
0,25 |
||||||||||||||||
10 |
* Xử lí số liệu: Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của Hoa Kì năm 1960 và năm 2015. (Đơn vị: %)
(Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) |
0,5
|
|||||||||||||||
* Vẽ biểu đồ thích hợp nhất - Vẽ biểu đồ tròn: mỗi năm một hình tròn và bán kính năm 2015 > bán kính năm 1960 (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm) - Yêu cầu: vẽ bằng bút mực ( trừ hình tròn), chính xác số liệu và bán kính. Trình bày rõ ràng và sạch đẹp, ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ …. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) |
1,5 |
||||||||||||||||
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI |
20 |
--------HẾT--------
Trên đây là nội dung Đề thi HSG môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!