Hoc247 xin giới thiệu Đề thi HSG môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Các tỉnh ĐB Bắc Bộ do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
Kì thi chọn HSG các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc Bộ,
ĐỀ THI CHÍNH THỨC, môn ĐỊA LÍ LỚP 10, năm học 2018 – 2019
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (5 điểm)
a. Ý nghĩa của góc nhập xạ? Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại các địa điểm: Hà Nội (21002’B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047’B) biết rằng khi đó Mặt trời đang lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng (16002’B).
b. Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất?
Câu 2 (5 điểm)
a. Các dòng biển trên thế giới chảy theo quy luật nào? Phân tích ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu vùng ven bờ.
b. Tại sao trên thế giới có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao? Chứng minh rằng nước ta cũng có sự phân bố đất theo độ cao.
Câu 3 (2 điểm)
Chỉ rõ những điểm khác nhau về cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dân số theo tuổi và quá trình đô thị hoá giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Vì sao hiện nay ở nhiều nước đang phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá?
Câu 4 (4 điểm)
a. Giải thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp thì không?
b. Cho BSL sau:
Sản lượng điện, than, dầu trên thế giới giai đoạn 1950 - 2003
Năm |
1950 |
1960 |
1970 |
1980 |
1990 |
2003 |
Điện (tỷ KWh) |
967 |
2304 |
4962 |
8247 |
11832 |
14851 |
Than (triệu tấn) |
1820 |
2603 |
2936 |
3770 |
3387 |
5300 |
Dầu (triệu tấn) |
523 |
1052 |
2336 |
3066 |
3331 |
3904 |
Vẽ biểu đồ phù hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than và dầu của thế giới từ 1950 – 2003.
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của em hãy giải thích về sự tăng trưởng của sản lượng điện thế giới giai đoạn trên.
Câu 5 (4 điểm)
a. Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động?
b. Vì sao các thành phố lớn nhất thế giới như Niu- Ooc, Luân Đôn, Tôkyô... cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn nhất hiện nay?
c. Tại sao nói, để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
-------------------HẾT-------------------
ĐÁP ÁN
Câu |
Ý |
Đáp án |
Điểm |
1 |
a |
Ý nghĩa của góc nhập xạ? Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại các địa điểm: Hà Nội (21002’B) và Thành phố Hồ Chí Minh (16047’B) biết rằng khi đó Mặt trời đang lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng (16002’B) |
2 |
|
- Khái niệm: góc nhập xạ (góc tới, góc chiếu sáng) tại một điểm là góc tạo bởi tia sáng mặt trời với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại điểm đó. - Ý nghĩa góc nhập xạ: + Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới mặt đất. Góc nhập xạ càng gần 900 thì lượng nhiệt và ánh sáng đem tới mặt đất càng lớn + Cho biết độ cao Mặt trời so với Trái đất. - Tính góc nhập xạ + Công thức tổng quát: h0 = 900 – φ ± α + Trong đó: h0: góc tới φ: vĩ độ địa điểm cần tính góc tới α: góc nghiêng của tia sáng mặt trời với mặt phẳng xích đạo Mặt trời lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng tức α = 16002’ + Cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều thuộc bán cầu mùa hè + Hà Nội (21002’B) có vĩ độ lớn hơn Đà Nẵng => h0 = 900 – φ + α Thay số vào ta có h0 = 900 – 21002’ + 16002’ = 850 + TP Hồ Chí Minh (10047’B) có vĩ độ nhỏ hơn Đà Nẵng => h0 = 900 + φ – α Thay số vào ta có h0 = 900 + 10047’ – 16002’ = 84045’ (Lưu ý: Thí sinh có thể làm theo cách khác: vẽ hình, tính toán chính xác hoặc lí giải: Cả 3 địa điểm đều thuộc một bán cầu, Mặt trời lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng nên góc nhập xạ ở Đà Nẵng là 900, Hà Nội chênh lệch so với Đà Nẵng 21002’ – 16002’ = 50 nên góc nhập xạ của Hà Nội cũng nhỏ hơn góc nhập xạ ở Đà Nẵng 50 nghĩa là 850. Tương tự đối với TP Hồ Chí Minh thì vẫn cho điểm tối đa) |
0,25
0,25
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
b |
Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất. |
3 |
|
|
* Địa hình tác động đến nhiệt độ - Độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C - Hướng sườn: Sườn phơi nắng (hoặc sườn đón nắng) có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng - Độ dốc và hướng sườn: + Khi hướng phơi 2 sườn như nhau: Độ dốc lớn hơn thì nhiệt độ thấp hơn + Sườn đón nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng cao + Sườn khuất nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng thấp - Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình + Nơi đất bằng biên độ nhiệt nhỏ hơn nơi đất trũng + Trên mặt cao nguyên không khí loãng hơn đồng bằng nên nhịêt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng. * Địa hình tác động đến lượng mưa - Độ cao: càng lên cao lượng mưa càng tăng do nhiệt độ giảm, hơi nước dễ ngưng tụ. Nhưng đến một độ cao nhất định độ ẩm không khí giảm nhiều sẽ không còn mưa - Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. |
0,5
0,5
0,75
0,25
0,5 0,5 |
{-- Xem đáp án đầy đủ tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!