YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

Tải về
 
NONE

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường do Học247 tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo trước kì thi Học kì 2 sắp tới. hi vọng với đề thi có kèm hướng dẫn chi tiết này, các em sẽ học được những kiến thức bổ ích. Chúc các em thi thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG                                   ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

                                                                                               Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 9

                                                                                                         

A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Chọn chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Văn bản Bố của Xi-mông của tác giả Mô-pa- xăng thuộc thể loại:

A. Tùy bút.                B. Kịch.          C.         Tiểu thuyết.              D. Truyện ngắn.

Câu 2: Bài thơ “Nói với con” được nhà thơ Y Phương sáng tác theo thể thơ:

A.  Bảy chữ.              B. Tám chữ.               C. Tự do         D. Lục bát.

Câu 3: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết vào năm:

A. 1974          B. 1975           C. 1976           D. 1977

Câu 4: Dòng thơ nào sau đây không mang hàm ý?

A. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

B. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

C. Đêm nay rừng hoang sương muối.

D. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.

Câu 5: Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã dùng các phép liên kết nào để liên kết câu, liên kết đoạn văn?

“Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu” (Lão Hạc - Nam Cao)

A. Phép lặp, phép nối.                     B. Phép thế, phép nối.

C. Phép lặp, phép liên tưởng.         D. Phép lặp, phép thế.

Câu 6. Câu: “Con đường đi qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!” (trích Những ngôi sao xa xôi) được dùng với mục đích gì?

A. Bày tỏ ý nghi vấn.             B. Trình bày một sự việc.

C. Bộc lộ cảm xúc.                D. Thể hiện sự cầu khiến.

Câu 7. Xác định trong các câu dưới đây, câu nào đưa ra được đề văn yêu cầu xây dựng một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống?

A. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

B. Suy nghĩ về câu “Uống nước nhớ nguồn”.

C. Suy nghĩ về cảnh “Ao tù nước đọng” ở một số làng quê nông thôn.

D. Suy nghĩ về câu “Lá lành đùm lá rách”.

Câu 8. Trong câu văn: “Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.” (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ?

A. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,

B. chúng ta

C. có thể tin ở tiếng ta,      

D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp.

B. Tự luận

Câu 9: Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới đã viết: “Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi), trong đó có chứa thành phần phụ chú, trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 10: Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần trắc nghiệm: (2 điểm) - mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C B C D B C A

Phần tự luận:(8 điểm)

Câu 9 (3 điểm):

  • Yêu cầu: Viết được đoạn văn theo 1 cách trình bày nhất định. Nội dung cần đảm bảo các ý sau:
    • Giới thiệu và khẳng định ý kiến của Vũ Khoan là hoàn toàn đúng. (0,5 điểm)
    • Bởi vì: trong những hành trang chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử (dẫn chứng). Trong thế kỉ tới (thế kỉ XXI), nền kinh tế thị trường phát triển mạnh thì vai trò của con người lại càng nổi trội (dẫn chứng).
      • Máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng không thể thay thế được con người. (1,5 điểm)
    • Liên hệ: Vì vậy, chúng ta - những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước hiện đang ngồi trên ghế nhà trường cần học tập, rèn luyện, hơn nữa cả về đạo đức lẫn tài năng để yên tâm, vững bước tiến vào thế kỉ XXI (0,5 điểm)
    • Tóm lại ý kiến trên, khẳng định một hành trang quan trọng nhất là chuẩn bị con người để bước vào thế kỉ mới. (0,5 điểm)

Câu 10:

1. Mở bài (0,25 điểm)

  • Truyện “Những ngôi sao xa xôi” ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
  • Truyện đã xây dựng thành công hình ảnh những cô giái thanh niên xung phong với những phẩm chất tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả một thế hệ thời kì kháng chiến chống Mĩ.

2. Thân bài

  • Khái quát nội dung: (0,5 điểm)
    • Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom.
    • Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.
  • Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. (1 điểm)
    • Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.
    • Họ đều là các cô gái còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội.
    • Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ quốc nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.
  • Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong
    • Nhân vật Phương Định. (1 điểm)
      • Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Phương Định thích ngắm mình trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu, dài dài, hay nheo nheo như chói nắng...
      • Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy nữ tính. Cô đẹp nhưng không kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cô có tài bịa lời cho những bài hát. Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
      • Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng kiến cảnh trận mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng trường lung linh... Những hoài niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.
    • Nhân vật Thao (0,5 điểm)
      • Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường. Ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm, cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.
      • Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả. Khi Nho bị thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
      • Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát yêu đời, cất lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.
    • Nhân vật Nho. (0,5 điểm)
      • Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu chuyện. Đó là lúc phá bom, khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng, duyên dáng “Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng” nhưng “lì bướng” dũng cảm không sợ hi sinh.
  • Tổng hợp: Ba cô gái tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

3. Kết luận(0,25 điểm)

  • Khẳng định tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong.
  • Suy nghĩ, liên hệ bản thân.

* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc kiến thức, kĩ năng đã học, không suy diễn tuỳ tiện. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF