YOMEDIA

Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Tam Hưng

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Tam Hưng có đáp án chi tiết. Với đề thi này, các em có thể làm bài thi thử dưới hai dạng tải File hoặc làm bài thi Online. Hi vọng, với tư liệu này, các em có thể nắm vững kiến thức đã học hơn!

ADSENSE
YOMEDIA

                                                                             ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

TRƯỜNG THCS TAM HƯNG                                        Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 7  

 

Câu 1 (3,0 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến”.

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)

b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)

c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”.

Câu 2 (2,0 điểm). So sánh 2 câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3 (5,0 điểm).

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.

 ------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)

  • Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
  • Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)

b. Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)

  • Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
  • Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
  • Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
  • Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm)

c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... (0,5 điểm)

d. Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu (0,5 điểm)

  • Phân tích: (0,25 điểm)

Bổn phận của chúng ta / là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.

                                                                            ĐT              

                  CN                                                                          VN

⇒ Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)

Câu 2: (2,0 điểm)

  • Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0,5 điểm)
  • Vì:
    • Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0,5 điểm)
    • Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0,5 điểm)
  • Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang. (0,5 điểm)

Câu 3: (5,0 điểm)

  • Mở bài (0,5 điểm)
    • Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
    • Dẫn câu tục ngữ.
    • Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
  • Thân bài (4,0 điểm)
    • Giải thích: (1,0 điểm)
      • Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.
      • Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
    • Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,0 điểm)
      • Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ). (2,0 điểm)
      • Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,0 điểm)
  • Kết bài: (0,5 điểm)
    • Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
    • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
    • Liên hệ bản thân.

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi online tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF