YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020 Trường THPT Chu Văn An có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020 Trường THPT Chu Văn An có đáp án cụ thể chi tiết giúp các em học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm đề. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN CÔNG NGHỆ 12

Thời gian: 45 phút

 

 

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điện trở biến đổi theo điện áp

B. Điện trở cố định.

C. Điện trở nhiệt.

D. Quang điện trở.

Câu 2: Công dụng của điện trở là:

A. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

B. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.

D. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

Câu 3: Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có…

A. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0)

B. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm.

C. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

D. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

Câu 4: Trong các nhóm linh kiện điện tử sau đây, đâu là nhóm chỉ toàn các linh kiện tích cực?

A. Điôt, tranzito, tirixto, triac.

B. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt.

C. Tụ điện, điôt, tranzito, IC, điac.

D. Tranzito, IC, triac, điac, cuộn cảm.

Câu 5: Ý nghĩa của trị số điện trở là:

 A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

 B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.

 C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở.

 D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện.

Câu 6: Công dụng của tụ điện là:

A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng

B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.

C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua.

D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Câu 7: Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào…

A. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện.

B. Vật liệu làm vỏ của tụ điện.

C. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.

D. Vật liệu làm chân của tụ điện.

Câu 8: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tụ điện có điện dung thay đổi được.

B. Tụ điện có điện dung cố định.

C. Tụ điện bán chỉnh.

D. Tụ điện tinh chỉnh.

Câu 9: Ý nghĩa của trị số điện dung là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.

Câu 10: Ý nghĩa của trị số điện cảm là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm

C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

Câu 11: Trên một tụ điện có ghi 220V - 150µF. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.

C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

D. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.

Câu 12: Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác?

A. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều.

B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện.

C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ.

D. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện.

Câu 13: Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?

A. Tụ gốm                 B. Tụ xoay                  C. Tụ giấy                   D. Tụ hóa

Câu 14: Loại tụ điện nào không thể mắc được vào mạch điện xoay chiều?

A. Tụ hóa                  B. Tụ xoay                  C. Tụ giấy                   D. Tụ gốm

Câu 15: Công dụng của cuộn cảm là:

A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.

B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.

C. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.

D. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Câu 16: Cuộn cảm được phân thành những loại nào?

A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

Câu 17: Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm

C. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

Câu 18: Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?

A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.

B. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.

C. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.

D. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.

Câu 19: Công dụng của điện trở:

A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện.

B. Phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Tất cả sai.

D. Tất cả đúng.

Câu 20: Cấu tạo của tụ điện:

A. Dùng dây kim loại, bột than.

B. Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn.

C. Dùng hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi.

D. Câu a, b,c đúng

Câu 21: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng, xanh lục, kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là.

A. 34x106 Ω ±0,5%.

B. 34x102 KΩ ±5%.

C. 23x102 KΩ ±5%.

D. 23x106Ω ±0,5%.

Câu 22: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của điện trở là.

A. 18 x104 Ω ±0,5%.           

B. 18 x104 Ω ±1%.

C. 18 x103 Ω ±0,5%.

D. 18 x103 Ω ±1%.

Câu 23: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, đỏ, vàng, ngân nhũ. Trị số đúng của điện trở là.

A. 32 x104 Ω ±10%.

B. 32 x104 Ω ±1%.

C. 32 x104 Ω ±5%.

D. 32 x104 Ω ±2%.

Câu 24: Một điện trở có giá trị 72x108 Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là:

A. xanh lục, đỏ, xám, kim nhũ

B. tím, đỏ, xám, ngân nhũ

C. tím, đỏ, xám, kim nhũ

D. xanh lục, đỏ, ngân nhũ

Câu 25: Một điện trở có giá trị 56x109 Ω ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ

B. xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ

C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ

D. xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ

Câu 26: Vạch thứ tư trên điện trở có bốn vòng màu có ghi màu kim nhũ thì sai số của điện trở đó là:

A. 10%                                  B. 5%                          C. 2%                          D. 20%

Câu 27: Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:

A. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.

B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).

C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.

D. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng

Câu 28: Kí hiệu như hình vẽ là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tranzito.

B. Điôt chỉnh lưu.

C. Điôt ổn áp (Điôt zene).

D. Tirixto.

Câu 29: Tranzito là linh kiện bán dẫn có…

A. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).

C. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).

D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

Câu 30: Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi…

A. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

C. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

D

A

A

A

C

A

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

D

D

A

A

A

C

B

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

A

C

B

B

D

C

A

A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020 Trường THPT Chu Văn An có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF