YOMEDIA

Đề ôn thi THPT QG năm 2019 - Sở GD ĐT Kiên Giang (có đáp án)

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề ôn thi THPT QG năm 2019 - Sở GD ĐT Kiên Giang (có đáp án). Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quá trình học tập của các em học sinh.

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIÊN GIANG

ÔN THI THPTQG 2019 – MÃ ĐỀ 004

MÔN: HÓA HỌC

 

Câu 41: Amilopectin là thành phần của

     A. xenlulozơ.                B. tinh bột.                    C. amilozơ.                   D. protein.

Câu 42: Hợp chất hữu cơ nào sau đây có 8 liên kết xích ma trong phân tử?

     A. C5H12.                      B. C3H4.                        C. C3H6.                        D. C6H6.

Câu 43: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ?

     A. Khả năng phản ứng hóa học chậm, theo nhiều hướng khác nhau trong cùng điều kiện.         

     B. Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ thường à liên kết ion.         

     C. Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.    

     D. Kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Câu 44: Al(OH)3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau đây?

     A. NaOH, HCl.            B. NaCl, H2SO4.           C. Na2SO4, KOH.         D. KCl, NaNO3.

Câu 45: Sắt tan được trong dung dịch nào sau đây?

     A. AlCl3.                       B. FeCl2.                       C. FeCl3.                       D. MgCl2.

Câu 46: Để một sợi dây đồng nối tiếp một dây nhôm để trong không khí ẩm. Sau một thời gian, chỗ tiếp xúc xảy ra hiện tượng

     A. Dây đồng bị ăn mòn điện hóa.                       B. Dây nhôm bị ăn mòn hóa học.          

     C. Dây đồng bị ăn mòn hóa học.                        D. Dây nhôm bị ăn mòn điện hóa.         

Câu 47: Anilin có công thức là

     A. CH3NH2.                  B. C6H5CH2NH2.          C. C6H5OH.                  D. C6H5NH2.

Câu 48: Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên?

     A. Tơ tằm.                    B. Tơ nitron.                 C. Tơ nilon-6,6.            D. Tơ lapsan.

Câu 49: Các số oxi hóa đặc trưng của crom là:

     A. +2, +4, +6.               B. +1, +2, +4, +6.         C. +2, +3, +6.               D. +3, +4, +6.

Câu 50: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện?

     A. HCl.                         B. CH3OH.                   C. NaCl.                        D. CuSO4.

Câu 51: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

     A. Al3+, Cu2+, SO42-.                                           B. Na+, Mg2+, OH-.

     C. Ca2+, Na+, Cl-.                                                D. K+, Fe2+, NO3-.

Câu 52: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là

     A. C17H35COOH và glixerol.                             B. C17H33COONa và glixerol.

     C. C15H31COONa và glixerol.                            D. C15H31COONa và etanol.

Câu 53: Cho sơ đồ phản ứng: Ca  (X)  Ca(HCO3)2  (Y)  Ca(NO3)2. X và Y có thể là (mỗi mũi tên cho một phản ứng hóa học)

     A. CaO và Ca                                                     B. Ca(OH)2 và CaCO3 

     C. CaCO3 và Ca(OH)2                                        D. Ca(OH)2 và CaO

Câu 54: Cho các chất sau: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là:

     A. Y, T                          B. Y, Z                          C. Z, T                            D. X, Z

Câu 55: Cho các chất sau: etyl fomat, vinyl axetat, tristearin, metyl acrylat, phenyl axetat lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư. Số chất sau phản ứng tạo ra ancol là  

     A. 4.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 5.

Câu 56: Cho chất X có công thức phân tử C4H6O2, biết:

     X + NaOH → Y + Z;                                        Y + H2SO4  →  Na2SO4 + T.

Z và T đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là

     A. HCOOCH=CH-CH3.                                    B. CH3COOCH=CH2.

     C. HCOOCH2-CH=CH2.                                   D. HCOOC(CH3)=CH2.

Câu 57: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng một sợi dây đồng vào dung dịch FeCl3.

(b) Đốt dây sắt trong khí clo.

(c) Cho Mg tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3.

(d) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Thêm dung dịch HNO3 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là

     A. 4.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 5.

Câu 58: Hỗn hợp Y gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1:4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Y (trong trường hợp không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:

     A. Al, Fe và Al2O3.                                             B. Al2O3, Fe và Fe3O4.

    C. Al2O3 và Fe                                                    D. Al, Fe và Fe3O4 và Al2O3.

Câu 59: Cho dãy các dung dịch sau: axit axetic, phenylamoni clorua, alanin, natri axetat, metyl amin, glyxin, metylamoni clorua. Số dung dịch trong dãy tác dụng được với NaOH là

     A. 4.                              B. 5.                              C. 6.                              D. 3.

Câu 60: Cho các dung dịch sau:

(1) H2N-CH2-COOH;       

(2) ClNH3+-CH2-COOH;         

(3) H2N-CH2-COONa;

(4) H2N(CH2)2CH(NH2)-COOH                                      

(5) HOOC(CH2)2CH(NH2)-COOH.

Các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:

     A. (2), (5).                     B. (1), (5).                     C. (1), (4).                     D. (3), (4).

Câu 61: Cho dung dịch NaOH loãng, dư vào lần lượt các dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa X. Đem toàn bộ X nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y. Chất Y gồm:

     A. FeO, CuO, ZnO.                                            B. FeO, CuO.               

     C. Fe2O3, ZnO, CuO.                                         D. Fe2O3, CuO.

Câu 62: Phát biểu nào sau đây không đúng?

     A. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.           

     B. Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 đều tạo ra ancol có 6 nhóm OH.

     C. Khi đun nóng glucozơ với Cu(OH)2/OH- cho kết tủa đỏ gạch.         

     D. Fructozơ không tham gia phản ứng tráng bạc vì không có nhóm CHO.

Câu 63: Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KHCO3, AlCl3, KNO3

     A. AgNO3.                    B. HCl.                         C. BaCl2.                       D. Ca(OH)2.

Câu 64: Cho các phát biểu về cacbohiđrat sau:

(a) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(b) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

(d) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc - glucozơ.

(e) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là          

     A. 2.                              B. 4.                              C. 3.                              D. 5.

Câu 65: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 dư, đun nóng thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là

     A. 49,00%.                    B. 38,07%.                    C. 40,50%.                    D. 50,25%.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề ôn thi THPT QG năm 2019 - Sở GD ĐT Kiên Giang (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF