YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Đề số 2

Tải về
 
NONE

Bước vào kì thi quan trọng, chắc hẳn các em còn lo lắng vì không biết hình thức ra đề sẽ ra sao, dạng câu hỏi như thế nào? Để các em bớt bỡ ngỡ, hôm nay, HOC247 sẽ giới thiệu tới các em Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Đề số 2 vừa mới cập nhật. Đề thi đã bao gồm lời giải và thang điểm chi tiết. Các em hãy cùng thử sức nhé!

ADSENSE
YOMEDIA

                      ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 9 – ĐỀ SỐ 2

 

Phần I: Đọc-hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau :

 “ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.

Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”

                            (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan-Ngữ văn 9, tập II, NXBGD VN 2015)

Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 3 (1,0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn  sau:

  “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”

Câu 4 (1,0 điểm) Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì?Tại sao ?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)  

Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Câu 2: (5,0 điểm)  

Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với con”.

.......HẾT........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I: Đọc-hiểu (3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2:

Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của Trí thức”, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.

Câu 3:

Thành phần biệt lập : Có lẽ - Thành phần biệt lập tình thái

Câu 4:

Theo tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. -Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Và trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)  

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (đủ số câu theo yêu cầu)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo những ý sau:

  • Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất chính là con người.
  • Vì vậy, việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng:
    • Tu dưỡng về đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh…
    • Học tập rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập…
    • Giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc…
    • Trách nhiệm của bản thân.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2: (5,0 điểm)  

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

  • Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận.
  • Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ vấn đề.
  • Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tình yêu quê hương, nguồn cội.

c. Học sinh có thể săp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về

cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Giới thiệu khái quát về nhà thơ Y Phương và bài thơ Nói với con 
  • Tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ được thể hiện một cách độc đáo, qua lời dặn dò của người cha đối với con.
  • Cảm nhận được tình yêu quê hương, nguồn cội được biểu hiện cụ thể trong bài thơ là niềm tự hào về người đồng mình.
    • Tự hào về tâm hồn, lãng mạn, hào hoa, giàu chất thơ, giàu tình nghĩa.
    • Tự hào về người đồng mình giàu ý chí, giàu nghị lực.
    • Tự hào về sức sống mãnh liệt, sự cần cù, tinh thần lạc quan, sự hồn nhiên của người đồng mình.
    • Tự hào về tinh thần tự tôn dân tộc của người đồng mình.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Đề số 2. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF