YOMEDIA

Đề cương ôn tập thi HK2 môn GDCD 7 năm học 2018 - 2019 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC 247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 7 tài liệu Đề cương ôn tập thi HK2 môn GDCD 7 năm học 2018 - 2019 có đáp án. Đề thi bao gồm tóm tắt nội dung ôn tập, các hỏi tự luận và các câu hỏi xử lí tình huống có hướng dẫn giải chi tiết, cụ thể bám sát với nội dung thi HK2 của môn GDCD lớp 7. Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HK2 MÔN GDCD 7 NĂM HỌC 2018 - 2019

A. NỘI DUNG ÔN TẬP 

Xem kĩ các nội dung đã học từ bài 12 cho đến hết bài 18 kể cả những nội dung trong các bảng biểu trong vở ghi và trong sách giáo khoa.
Chú ý đến những nội dung sau : 
+ Tự lập bảng kế hoạch cho bản thân. 
+ Thành ngữ, ca dao, tục ngữ. 
+ Bảo vệ di sản văn hóa và tự do tín ngưỡng tôn giáo.
+ Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.
+ Các câu hỏi dạng tình huống. 

B. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Nếu sống và làm việc có kế hoạch phải đảm bảo những yêu cầu nào?

- Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

- Nếu sống và làm việc có kế hoạch phải đảm bảo những yêu cầu:

+ Biết xác định nhiệm vụ: Phải biết làm gì, mục đích là gì, xác định được những công việc cần làm có những công đoạn nào,....

+ Biết cách sắp xếp các công việc: Làm công việc gì trước, công việc gì sau; Phân chia thời gian cho từng việc dựa trên sự tính toán của tất cả các điều kiện, phương tiện và cách thực hiện. Đồng thời phải biết cân đối các công việc với nhau như: học tập, vui chơi giải trí,.....

+ Biết tự giác và quyết tâm thực hiện các công việc đã sắp xếp: Tự giác thực hiện theo bảng kế hoạch đã đề ra và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch cho phù hợp với từng hoàn cảnh thực tế cụ thể,...

Câu 2. Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em?

a. Quyền của trẻ em

b. Bổn phận của trẻ em

- Quyền được bảo vệ:

  + Trẻ em có quyền được khai sinh, có quốc tịch

  + Được nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo vệ: tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác;

- Quyền được chăm sóc:

  + Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy, bảo vệ sức khỏe, được sống chung với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình

  + Trẻ em tàn tật, khuyết tật được nhà nước và xã hội xã hội giúp đỡ trong việc điều trị và phục hồi chức năng

    + Trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước , xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy

- Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn;

- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục;

- Quyền được giáo dục

    + Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ

    + Trẻ em được vui chơi, giải trí

    + Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa thể thao

- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Câu 3. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò gì?

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

+ Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

Câu 4 : Nêu những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.

+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Câu 5:  Vì sao nói nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân,do dân và vì dân ? Công dân có quyền và trách nhiệm gì với đại biểu mình bầu ra ?

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ‘nhà nước của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân ’. Bởi vì, nhà nước ta là thành quả của cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

- Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

 

{-- xem tiếp nội dung đề cương ôn thi HK2 môn GDCD 7 năm học 2018 - 2019 ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn thi HK2 môn GDCD 7 năm học 2018 - 2019. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 7 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể tham khảo một số đề thi HK2 môn GDCD 7 tại đây :

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF