YOMEDIA

Đề cương ôn tập môn Sinh 9 HK2 năm 2018 - 2019

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập môn Sinh lớp 9 Học kì 2 năm học 2018-2019 là phần tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học. Kiến thức được tổng hợp dưới dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm, đạt được thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

Môn: Sinh học 9 - Năm học 2018 – 2019

Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống?

+ Thoái hóa giống là: Hiện tượng mà các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng, thân lùn, dị dạng, hạt ít, chống chịu kém ...

+ Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hay giao phối gần ở động vật qua các thế hệ tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp gen lặn gây hại tăng dần

Câu 2: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống:

            - Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn

            - Tạo dòng thuần, chuẩn bị cho lai khác dòng

            - Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể

Câu 3: Ưu  thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai?

Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt, có các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. .             Ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai..

            Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai

            * cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai

            - Lai hai dòng thuần ( Kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội

            - Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định

            VD: Aabbcc x aaBBCC -> AaBbCc

            * Muốn duy trì ưu thế lai ta dùng phương pháp nhân giống vô tính: Giâm, chiết, ghép, công nghệ tế bào

Câu 4: Các phương pháp tạo ưu thế lai?

  • Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
    • Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phán với nhau
      • Ví dụ: Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 => 30% so với giống hiện có
    • Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
  • Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:

Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm

  • Ví dụ: Lợn ỉ Móng Cái  x  Lợn Đại Bạch => Cho lợn con mới sinh nặng 0.8 kg tăng trọng nhanh tỉ lệ nạc cao

* Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ?

      Là phép lai mà người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.

     Phổ biến ở nước ta là dùng con cái trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.

Câu 5: Môi trường sống của sinh vật?

 - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.

            - Có 4 loại môi trường: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường   trên mặt đất -không khí và môi trường sinh vật

Câu 6: Các nhân tố sinh thái của môi trường? 

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác

Câu 7: Giới hạn sinh thi?

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.

Câu 8: Anh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật?

- Anh sáng ảnh hưởng nhiều tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Câu 9: Anh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật?

  • Anh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Anh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động,khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

Câu 10: Anh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?

- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái hoạt,  động sinh lí của sinh vật

- Đa  số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C . Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có khả năng sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao (Vi khuẩn lưu huỳnh sống ở suối nước nóng có thể chịu được nhiệt độ tới 1130C )

- Nhờ khả năng thích nghi mà hình thành hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt

* Sinh vật biến nhiệt: Là nhóm sinh vật có nhiệt độ cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường sống

            Vd: nấm, tảo, vsv, thực vật, động vật không xương sống, lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát

* Sinh vật hằng nhiệt: là nhóm sinh vật có nhiệt độ cơ thể ổn định và không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường

            Vd: Lớp chim, lớp thú

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập môn Sinh học 9 học kì 2 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF