HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Đề cương ôn tập HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 được HOC247 biên soạn và tổng hợp với mục đích củng cố và khái quát những nội dung kiến thức quan trọng giúp các em ôn tập và chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 cuối năm sắp đến. Mời các em cùng tham khảo!
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. Tính hút đẩy
- Hai nam châm cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. (giống điện tích).
- Hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau, ngược chiều thì hút nhau. (khác điện tích).
1.2. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện
+ Điểm đặt: Tại trung điểm đoạn dây dẫn đang xét.
+ Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ - tại điểm khảo sát.
+ Chiều lực từ: Quy tắc bàn tay trái.
Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 90o sẽ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
+ Độ lớn (Định luật Am-pe) F = BIℓ sin α
1.3. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
a. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài:
Vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tại một điểm được xác định:
- Điểm đặt tại điểm đang xét.
- Phương tiếp tuyến với đường sức từ.
- Chiều được xác định theo quy tắc nắm tay phải.
- Độ lớn: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)
R: Khoảng cách từ điểm xét tới dòng điện.
I: Cường độ dòng điện.
b. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn:
Vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây được xác định:
- Phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây
- Chiều là chiều của đường sức từ được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải: Khum bàn tay phải theo vòng dây của khung dây sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều của dòng điện trong khung, ngón tay cái choải ra chỉ chiều đương sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện.
- Độ lớn: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{NI}}{R}\)
R: Bán kính của khung dây dẫn.
I: Cường độ dòng điện.
N: Số vòng dây.
c. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn
Từ trường trong ống dây là từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) được xác định
- Phương song song với trục ống dây
- Chiều là chiều của đường sức từ được xác định theo quy tắc nắm tay phải
- Độ lớn: \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}n.I = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{N}{l}.I\)
n = \(\frac{N}{l}.\): Số vòng dây trên 1m, N là tổng số vòng dây, ℓ là chiều dài ống dây
1.4. Từ trường của nhiều dòng điện
Nguyên lí chồng chất: Vectơ cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vectơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy.
\(\overrightarrow B = {\overrightarrow B _1} + {\overrightarrow B _2} + ... + {\overrightarrow B _n}\)
1.5. Lực Lorenxơ
a. Lực Lorenxơ là lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường, kết quả là làm bẻ cong (lệch hướng) chuyển động của điện tích
- Điểm đặt tại điện tích chuyển động.
- Phương vuông góc với mặt phẳng chứa \(\overrightarrow v\) và \(\overrightarrow B \).
- Chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 90o sẽ chỉ chiều của lực Lo-ren-xơ nếu hạt mang điện dương và nếu hạt mang điện âm thì chiều ngược lại
- Độ lớn của lực Lorenxơ: f = |q0|vBsin α với α là góc tạo bởi \(\overrightarrow v\) và \(\overrightarrow B \) .
b. Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều
Chuyển động của hạt điện tích là chuyển động phẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường (với điều kiện vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường).
Quỹ đạo của một hạt điện tích là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường, có bán kính: \(R = \frac{{mv}}{{|{q_o}|B}}\)
Với R là bán kính cong của quỹ đạo.
1.6. Từ thông qua diện tích S
- Số đường sức từ xuyên qua một mạch kín (C) gọi là từ thông:
\(\phi = BS\cos \alpha ({\rm{W}}b)\) với \(\alpha = (\overrightarrow {n;} \overrightarrow B )\)
Trong hệ SI, đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1Wb = 1T.1m2
Chú ý: Từ thông qua N vòng dây: Φ = NBScosα
1.7. Cảm ứng điện từ
+ Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng.
+ Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua (C). Nói riêng, khi từ thông qua (C) biến thiên do một chuyển động nào đó gây ra thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
1.8. Suất điện động cảm ứng
+ Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín đó xuất hiện suất điện động cảm ứng ec và do đó tạo ra dòng điện cảm ứng.
\({e_c} = - N\frac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}}\)
2. LUYỆN TẬP
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Câu 2. Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 4 .Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.
B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau.
C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ.
Câu 7. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích chuyển động.
B. nam châm đứng yên.
C. các điện tích đứng yên.
D. nam châm chuyển động.
Câu 8. Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A. đổi chiều dòng điện ngược lại.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.
Câu 9. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. vặn đinh ốc 1.
B. vặn đinh ốc 2.
C. bàn tay trái.
D. bàn tay phải.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên d.điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều d.điện và đường cảm ứng từ.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức \(B=\frac{F}{Il\sin \alpha }\) phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức \(B=\frac{F}{Il\sin \alpha }\) không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
Câu 14. Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
A. 0,4 (T).
B. 0,8 (T).
C. 1,0 (T).
D. 1,2 (T).
Câu 15. Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:
A. 0,50
B. 300
C. 600
D. 900
Câu 16. Phát biểu nào dưới đây là Đúng?
A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song với dòng điện
B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn
C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng song song cách đều nhau
D. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn
Câu 17. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì
A. BM = 2BN
B. BM = 4BN
C. \({{B}_{M}}=\frac{1}{2}{{B}_{N}}\)
D. \({{B}_{M}}=\frac{1}{4}{{B}_{N}}\)
Câu 18. Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
A. 2.10-8(T)
B. 4.10-6(T)
C. 2.10-6(T)
D. 4.10-7(T)
Câu 19. Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Đường kính của dòng điện đó là:
A. 10 (cm)
B. 20 (cm)
C. 22 (cm)
D. 26 (cm)
Câu 20. Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng
A. 25 (cm)
B. 10 (cm)
C. 5 (cm)
D. 2,5 (cm)
-(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 50 của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.