Nhằm cung cấp cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 10 năm học 2021. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
* Cơ sở hình thành:
- Thời gian: thời kỳ Đông Sơn (đầu thiên niên kỷ I TCN)
- Kinh tế: sử dụng phổ biến công cụ đồng và bắt đầu có công cụ sắt.
+ Nông nghiệp: dùng cày, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
* Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ, phát triển ở trình độ cao hơn cư dân Phùng Nguyên.
- Xã hội:
+ Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.
+ Tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, xuất hiện công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
→ Sự chuyển biến KT - XH đặt ra yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm => Nhà nước ra đời.
* Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:
- Văn Lang (VII – III TCN):
+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).
+ Địa bàn: tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ.
- Âu Lạc (III – II TCN):
+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
+ Địa bàn: mở rộng xuống Bắc Trung Bộ.
- Thiết chế chính trị:
+ Đứng đầu là vua; giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng.
+ Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
+ Dưới bộ là các làng, xã do Bồ chính (già làng) cai quản.
- Dưới thời Âu Lạc: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
- Xã hội: Bao gồm Vua – Quý tộc; dân tự do; nô tì.
- Đời sống vật chất – tinh thần: phong phú, hòa nhập với tự nhiên
Ý nghĩa việc thành lập nước Vạn Xuân :
+ Cuộc khởi nghĩa của Lí Bí và Triệu Quang Phục giành được thắng lọi thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập đánh dấu 1 bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
+ Mặc dù chỉ tồn tại được 60 năm nước Vạn Xuân độc lập vẫn là sự cổ vũ lớn cho thế hệ sau trong cuộc chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc.
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng :
* Ý nghĩa lịch sử :
+ Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của dan tộc ta
+ Xác lập vững chắc nền độc lập của tổ quốc
+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh dành lại độc lập hàng chục thế kỉ của dân tộc ta.
*Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân
+ Do tài mưu lược của Ngô Quyền trong việc sử dụng nghệ thuật thủy chiến
Những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc :
* Năm 40, 2 Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa dành đc thằng lợi. Trưng Trắc đc suy tôn lên làm vua
Đóng đô ở Mê Linh.
* Năm 100, hơn 3000 dân nổi dậy đốt phá trị sở, nhà của bọn quan lại đô hộ. cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
* Năm 137, hơn 2000 dân đánh huyện lị đốt thành. Cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn 1 năm mới thất bại.
* Năm 144, hơn 1000 dân Nhật Nam nổi dậy liên kết vs nhân dân Cửu Chân đánh các huyện nhưng bị đàn áp.
* Năm 157, hơn 4000 dân Cửu Chân, Nhật Nam ( do Chu Đạt lãnh đạo ) đánh giết huyện lệnh, đánh quận lị Cửu Chân, giết thái thú. 3 năm sau cuộc k/nghĩa mới bị đàn áp.
* 178-181, hàng vạn dân nổi dậy do Lương Long cầm đầu. đến năm 181 cuộc k/nghĩa mới bị đàn áp xong.
* Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo dân chúng k/n. nhà Ngô huy động 8000 quân mới đàn áp đuọc
* Năm 542, Lí Bí k/n. năm 544 cuộc k/n thắng lợi, thành lập nc Vạn Xuân
* Năm 687, Lý Tự Tiên , Đinh Kiến k/n, vây đánh phủ thành Tống Bình (Hà Nội), giết chết Đô hộ Phủ Lưu Diên Hựu. nhà Đường cử quân sang đánh bại nghĩa quân.
* Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An ) nổi dậy k/n, xây dựng căn cứ chống giăc ở Sa Nam (Nam Đàn).
* Năm 722, Phùng Hưng k/n ở Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây) đánh chiếm phủ thành Tống Bình, quản kí đ/nc. Phùng Hưng mất năm 791, nhà Đường đem quân sang xam lược.
* Năm 905, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đã đánh chiếm phủ thành Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ.
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán bảo vệ độc lập tự chủ.
Những đóng góp trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc :
* Hai Bà Trưng :
+ Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược , giành độc lập tự chủ cho dân tộc
+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ ấy
* Lí Bí :Liên kết vs các hào kiệt, nổi dậy k/n chống quân nhà Lương giành được thắng lợi. thành lập nước Vạn Xuân độc lập tự chủ cho dân tộc.
* Triệu Quang Phục :
+ Kế tục sự nghiệp của Lí Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.
+ Tiếp tục đưa đất nc trở lại thanh bình trong 1 tgian.
* Khúc Thừa Dụ :
+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đã đánh đổ ách thống trị của nhà Đường
+ Cuộc k/n của KTD thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.
* Ngô Quyền :
+ Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thủ cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán.
+ Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
+ Cuộc k/n và chiến thắng BĐ của NQ năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của pkien Trung Quốc mở ra 1 bước ngoặt mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Trình bày tóm tắt sự phát triển của giáo dục nước ta qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ?
Đáp án :
- Giáo dục nước ta qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ có bước phát triển mạnh : ( 1,75đ )
- Nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời quan tâm đến GD.
+ Thời Đinh – Tiền Lê
+ Thời Lý
+ Thời Trần
+ Thời Hồ
+ Thời Lê Sơ
Trong 38 năm dưới thời vua Lê Thánh Tông, nhà nước mở 12 khoa thi Hội, lấy đỗ 501 tiến sĩ , có 9 trạng nguyên. Đây được xem là thời kỳ thịnh đạt nhất của GD thi cử phong kiến.
Về hình thức tuyển chọn, nội dung và tư tưởng giáo dục : ( 1,25đ )
- Về hình thức : nhiệm cử, tiến cử, khoa cử.
- Tư tưởng “ giáo dục là đường thẳng của quan trường ”
- Nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo qua các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư…
- Thi cử được tổ chức chặt chẽ, số người đi học tăng.
- Thời Lê sơ, quy định 3 năm có một kỳ thi Hội, đậu được phong là Tiến sĩ. Có 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu, khắc tên 1.323 vị.
+ Nguyên nhân phát triển
+ GD phát triển ngày càng hoàn thiện.
+ Có nhiều thầy giáo giỏi, đức độ.
+ Từ GD khoa cử đã xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà chính trị…
Bài 2: Sự phân hóa xã hội ở nước ta trong các thế kỉ X-XV được thể hiện như thế nào ? Hậu quả và nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa đó ?
Đáp án:
- Sự phân hóa
+ Sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế đã làm cho đời sống nhân dân đảm bảo hơn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chế độ phong kiến, xã hội cũng từng bước phân hóa.
+ Tầng lớp quý tộc được củng cố, địa chủ gia tăng. Từ thế kỉ XII, nhà Lý đã ban hành nhiều điều luật về mua bán ruộng đất. tuy nhiên, tình trạng phân hóa giàu nghèo càng tăng cao ở cuối thế kỉ XII và XIV.
+ Những năm đói kém, nhân dân nhiều nơi phải bán ruộng đất và con trai – con gái làm nô tỳ.
- Hậu quả
+ Làm bùng nổ các mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến và dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân chống phong kiến ở cuối triều đại.
+ Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn dã làm cho đại đa số nhân dân bị bần cùng hóa cao độ; công thương nghiệp kém phát triển vì sức mua hang hóa của nhân dân ngày càng thấp.
- Nguyên nhân
+ Sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam , quý tộc quan lại , dịa chủ ngày càng chấp chiếm nhiều ruộng dất làm cho đa số nông dân bị mất đất.
+ Những điều luật của nàh Lý đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng chế độ tư hữu ruộng đất và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
Bài 3: Phân tích vai trò của Phật giáo ở nước ta từ thế kỉ X đến XV, qua đó hãy nhận xét về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân thời Lý, Trần, Lê ?
Đáp án:
- Vai trò
+ Phật giáo được truyền bá vàò nước ta từ thời Bắc thuộc và phát triển cực thịnh từ thời Lý – Trần.
+ Phật giáo phù hợp với đặc điểm và tính cách của người Việt Nam, nhất là tính vị tha và hỉ xả.
+ Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam ở các triều Đinh – Lí – Trần . Triều đình có ban văn, ban võ, ban tăng.
+ Thời Lý – Trần , Phật giáo là quốc giáo.
- Nhận xét
+ Từ thế kỉ X, dất nước ta được độc lập, tự chủ và có điều kiện xây dựng và phát triển . Vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần được năng cao hơn trước.
+ Cùng với sự phát triển của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo nhiều loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian cũng có điều kiện phát triển phong phú như tuồng, chèo…
+ Có nhiều nghệ nhân xuất hiện, dời sống văn hóa tinh thần phong phú, đạng …
+ Nho giáo trở thành công cụ thống trị không thể thiếu trong đời sống chính trị lúc bấy giờ./.
- Chính sách “ Ngụ binh ư nông” :
* Khái niệm : là binh lính luân phiên nhau làm nhiệm vụ thường trực bảo vệ cung điện, công sở còn phân lớn làm nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. lúc có chiến tranh tất cẩ được huy động để đánh giặc.
* Ý nghĩa:
+ Đảm bảo số quân tập trung của triều đình đến mức cần thiết và hợp lí.
+ Giảm đóng góp của nhân dân và tiêu dùng của nhà nước, đảm bảo sức sản xuất lâu dài.
+ Tổ chức được đội dân binh bảo vệ thôn làng đánh địch tại chỗ.
Bài 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc k/c chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV:
* Nguyên nhân thắng lợi :
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn
+ Khối đoàn kết toàn dân vững mạnh
+ Triều đình phong kiến đã chăm lo xây dựng quân đội, có những chính sách chăm lo đời sống nhân dân à tạo sự gắn bó đoàn kết giữa nhân dân và triều đình.
+ Nghệ thuật chỉ huy quân sự thiên tài của các vị anh hùng xưa.
+ Chiến tranh chính nghĩa.
* Ý nghĩa lịch sử :
+ Đập tan âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ quốc gia dân tộc.
+ Mở ra 1 thời kì phát triển mới cho lịch sử dân tộc VN.
+ K/định sức mạnh của dân tộc ta, nâng cao lòng tự hào tự cường của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân
+ Góp phần xây đắp truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất mãnh liệt từ đời này qua đời khác của dân tộc ta. Để lại nhiều bài học quý báu cho thế hệ sau.
Công loa của phong trào Tây Sơn và Quang Trung – Nguyễn Huệ :
+ Lật đổ các tập đoàn phong kiến : Trịnh, Nguyễn, Lê.
+ Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
+ Chiến thắng quân xâm lược Xiêm, Thanh hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
+ Xây dựng 1 vương triều mới tiến bộ.
Đánh giá chung về nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX :
* Tích cực :
+ Tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.
+ Kinh tế được củng cố.
+ Văn hóa đạt được những thành tựu nhất định.
* Hạn chế :
+ Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế đã lỗi thời.
+ Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” làm cho nền kinh tế không phát triển tạo điều kiện cho các nước tư bản nhòm ngó và xâm lược.
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Năm 111 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Triệu
B. Nhà Hán
C. Nhà Lương
D. Nhà Ngô
Câu 2. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán vào năm 40?
A. Triệu Thị Trinh
B. An Dương Vương
C. Lý Thường Kiệt
D. Trưng Trắc - Trưng Nhị
Câu 3: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược nào?
A. Quân nhà Hán
B. Quân nhà Tuỳ
C. Quân nhà Ngô
D. Quân nhà Lương
Câu 4: Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ ở đâu?
A. Mê Linh (Vĩnh Phúc)
B. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
C. Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây)
D. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Câu 5. Trong số các lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, ai là người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương"?
A. Lý Tự Tiên
B. Đinh Kiến
C. Mai Thúc Loan
D. Phùng Hưng
Câu 6. Năm 907, khúc thừa dụ qua đời, ai là người lên thay để cai quản đất nước?
A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Mỹ
C. Dương Đình Nghệ
D. Đinh Công Trứ
Câu 7. Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta.
A. Nhà Tây Hán
B. Nhà Đông Hán
C. Nhà Nam Hán
D. Nhà Tống
Câu 8. Lợi dụng cơ hội nào mà quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết
B. Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn
C. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sử
D. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán.
Câu 9: Tướng nào của Nam Hán bị Ngô Quyền bắt sống trên sông Bạch Đằng
A. Thoát Hoan
B. Ô Mã Nhi
C. Hoằng Tháo
D. Ngột Lương Hợp Thai
Câu 10. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay?
A.Chớp thời cơ thuận lợi.
B. Đoàn kết nhân dân.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn.
D.Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 50 của đề cương ôn tập vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: So sánh các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp và Mĩ (từ giữa TK XVI đến cuối TK XVIII)?
Câu 2: So sánh CMTS Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 3: Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập?
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng không triệt để?
Câu 5: Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?
Câu 6: Nêu mặt tích cực và hạn chế của chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
Câu 7: Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh.
Câu 8: Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỉX-XIV?
Câu 9: Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?
Câu 10: Tại sao máy hơi nước là phát minh quan trọng nhất?
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 10 năm học 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.