Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An do Hoc247 tổng hợp với các câu hỏi tự luận khái quát các kiến thức đã học nhằm giúp các em vừa ôn tập vừa rèn luyện kỹ năng làm bài của môn Địa lý 7. Hy vọng các em đạt thành tích cao trong các kỳ thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!
PHÒNG GD & ĐT BẾN CÁT
TRƯỜNG THCS PHÚ AN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II ĐỊA LÍ 7
Năm học: 2019 – 2020
Câu 1. Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ?
a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây:
- Là hệ thống núi trẻ, cao đồ sộ, dài 9000 km theo hướng Bắc-Nam
- Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên.
- Có nhiều khoáng sản: đồng, vàng, uranium…
b. Miền đồng bằng ở giữa:
- Địa hình dạng lòng máng khổng lồ, cao phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam.
- Trong miền có nhiều hồ rộng và sông dài.
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông: Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và núi già A-pa-lat có nhiều than và sắt.
Câu 2. Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì?
- Phía Tây kinh tuyến 1000T là hệ thống Cooc-di-e theo hướng B-N chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng T-Đ, nên ở sườn phía đông ít mưa. Dòng biển lạnh Ca-li-phooc-ni-a ảnh hưởng làm giảm lượng mưa, gây khô hạn.
- Phía Đông kinh tuyến 1000T là đồng bằng trung tâm, núi già và cao nguyên thấp tạo điều kiện cho các khối khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông và khối không khí nóng ẩm từ biển phía nam xâm nhập sâu vào lên phía bắc vào mùa hạ.
Câu 3. So sánh sự khác nhau của các hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
- Tiểu điền trang:
- Quy mô dưới 5 ha
- Quyền sở hữu: nông dân
- Hình thức canh tác: cổ truyền.
- Sản phẩm: cây lương thực.
- Mục đích: tự túc.
- Đại điền trang:
- Quy mô: hàng nghìn ha
- Quyền sở hữu: đại điền chủ
- Hình thức canh tác: hiện đại.
- Sản phẩm: cây công nghiệp
- Mục đích: xuất khẩu
Câu 4. Quốc gia nào thực hiện thành công công cuộc cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Cu Ba
Câu 5. Trình bày tình hình phát triển công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
- Các nước có nền công nghiệp phát triển: Braxin, Ac-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la, Chilê với các ngành cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất…
- Các nước khu vực An-đét, eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản.
Câu 6. Nêu đặc điểm về vị trí, địa hình của Châu Đại Dương?
a. Vị trí:
- Nằm giữa Thái Bình Dương.
- Diện tích hơn 8,5 triệu km2.
b. Địa hình:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a chủ yếu là hoang mạc, núi cao ở phía đông, đồng bằng chạy ven biển.
- Các đảo:
- Mêlanêdi (đảo núi lửa)
- Micrônêdi (đảo san hô)
- Pôlinêdi (đảo núi lửa và san hô)
- Niudilen (đảo lục địa).
Câu 7. Nêu những nét cơ bản về khí hậu, động vật và thực vật của châu Đại Dương?
a. Trên các đảo:
- Các đảo ở phía bắc có khí hậu nóng ẩm điều hoà hơn các đảo ở phía nam.
- Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt.
b. Lục địa Ôx-trây-li-a:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a: Khí hậu khô hạn, hoang mạc chiếm diện tích lớn.
- Động vật độc đáo, duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt....
- Thực vật hơn 600 loài bạch đàn khác nhau.
Câu 8. Tại sao nói Châu Đại Dương là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương vì:
- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm
- Rừng xích đạo, rừng mưa nhiệt đới, rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.
Câu 9. Tại sao phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?
- Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên không khí ổn định khó gây mưa.
- Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển chắn gió ẩm từ vùng biển phía đông thổi vào gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn.
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.
Câu 10. Những tài nguyên nào đóng vai trò quan trọng nhất ở châu Đại Dương?
- Biển và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng ở châu Đại Dương.
- Có những loài sinh vật độc đáo không nơi nào có được.
Câu 11. Thiên nhiên mang đến những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống dân cư ở Châu Đại Dương?
- Thuận lợi: giá trị kinh tế của rừng và biển.
- Khó khăn: bão nhiệt đới, ô nhiễm biển, mực nước biển dâng cao do trái đất nóng lên.
Câu 12. Trình bày đặc điểm dân cư, đô thị của Châu Âu?
a. Đặc điểm dân cư:
- Dân cư châu Âu đang già đi, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp < 0,1%.
- Mật độ dân số trung bình 70 người/km2.
- Dân cư phân bố không đều:
- Tập trung đông: ở Tây Âu, Trung Âu và Nam Âu (khí hậu ôn đới hải dương, kinh tế phát triển)
- Thưa dân: ở Bắc Âu và vùng núi cao (khí hậu ôn đới lục địa, giá lạnh).
b. Đô thị hóa:
- Mức độ đô thị hóa cao.
- Có dải đô thị xuyên biên giới.
- Đô thị hóa nông thôn phát triển.
Câu 13. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa ở châu Âu
- Phần lớn dân cư châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it
- Đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ: Giecman, Latinh, Xlavơ.
- Chủ yếu theo đạo Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa, Tin Lành, Chính Thống), phần nhỏ theo đạo Hồi.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !