Cùng HỌC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Tin học 11 năm 2022-2023 bao gồm lý thuyết bao quát các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình, dữ liệu, cách khai báo biến, .... và các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các em củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới.
1. Kiến thức trọng tâm
1.1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
- Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình
- Tác dụng của chương trình dịch.
- Phân biệt thông dịch và biên dịch
1.2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
- Biết các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
- Biết các tên chuẩn, tên dành riêng.
- Hiểu được cách đặt tên đúng và tên sai qui định.
1.3. Cấu trúc chương trình
- Biết các từ khóa dùng để khai báo và cấu trúc phần thân chương trình
- Hiểu được các thành phần của cấu trúc chương trình
1.4. Một số kiểu dữ liệu chuẩn
- Biết được các kiểu dữ liệu và phạm vi giá trị
- Với giá trị biến nhận được hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp.
1.5. Khai báo biến
- Biết cú pháp khai báo biến
- Khai báo biến phù hợp với phạm vi giá trị của biến.
- Tính được tổng bộ nhớ cấp phát cho biến.
1.6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
- Biết các phép toán số học.
- Hiểu câu lệnh gán và cách ghi biểu thức trong Pascal
- Dựa vào biểu thức đã cho để tính kết quả và cách biểu diễn trong Pascal
- Viết lại các biểu thức dạng Toán học sang biểu diễn tương ứng trong Pascal
1.7. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
- Biết thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình
- Biết được cách ghi nhập dữ liệu từ bàn phím cho các biến.
- Hiểu được thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình Write.
- Dựa vào đoạn chương trình để chọn kết quả đưa ra màn hình là gì.
1.8. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Biết tổ hợp phím tắt để lưu chương trình
- Hiểu được đoạn chương trình thực hiện công việc gì
- Cho chương trình có lỗi. Viết lại một chương trình đúng
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Trong NNLT Pascal biểu diễn nào dưới đây sai?
A. (a-b)>(c-d); (a-b)<>(b-a); 12*a>5a;
B. (a-b)>(c-d); (1/x-y)>=2*x; b*b>a*c;
C. b*b>a*c; a*(1-a)+(a-b)>=0; 1/x-x<0;
D. Sqrt(a-b)>x; (1/x-y)>=2*x; 15*a>5;
Câu 2. Câu lệnh writeln; có tác dụng
A. Dừng chương trình
B. Xuống dòng
C. Xoá màn hình
D. Hiện một xâu ký tự
Câu 3. Cú pháp của thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình:
A. Writeln(
B. Writeln(
C. Readln
D. Readln(
Câu 4. Tên trong ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal là một dãy liên tiếp không quá bao nhiêu kí tự?
A. 256
B. 64
C. 512
D. 127
Câu 5. Biểu diễn hằng nào trong TP sau đây là sai?
A. 3+9
B. 57,15
C. 1.03E-15
D. ’TIN HOC’
Câu 6. Cho y là biến đã khai báo kiểu thực. Sau khi thực hiện hai câu lệnh sau :
y := 10 ;
Writeln(y:9:2);
thì kết quả dạng nào sẽ xuất hiện trên màn hình trong những dạng kết quả sau ?
A. _ _ _ _ 10.00
B. 10
C. .10.00
D. 1.000000000000000E+001
Câu 7. Trong cấu trúc chương trình Pascal phần thân chương trình bắt đầu bằng….và kết thúc bằng…?
A. BEGIN… END,
B. BEGIN… END.
C. BEGIN… END
D. BEGIN…END;
Câu 8. Hãy chọn phát biểu đúng về hằng?
A. Đại lượng không đổi trong quá trình thực hiện chương trình
B. Đại lượng có thể thay đổi
C. Không cần khai báo khi dùng
D. Khai báo bằng từ khóa VAR
Câu 9. Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong Pascal?
A. 100ngan
B. Bai tap
C. AB_234
D. ‘*****’
Câu 10. Biểu thức ((35 mod 9) div 2) có kết quả là mấy?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 11. Trong 1 chương trình, biến M có thể nhận các giá trị: 10, 15, 20, 30, 40, và biến N có thể nhận các giá trị: 1.0 , 1.5, 2.0, 2.5 , 3.0, khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?
A. Var M: Real; N: Word;
B. Var M, N: Longint;
C. Var M: Word; N: Real;
D. Var M,N :Byte;
Câu 12. Cho đoạn chương trình sau: x := 10; y := 20; writeln('x + y'); kết quả ra màn hình sẽ là gì?
A. x+y
B. 30
C. 10
D. 20
Câu 13. Trong Pascal, khai báo hằng nào sau đây sai?
A. CONST pi=3.1416;
B. CONST Lop=’Lop 11’;
C. CONST Truong=”Nguyen Trai”;
D. CONST Max=1000;
Câu 14. Kết quả của biểu thức sqr((ABS(25-30) mod 3) ) là?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 15. Trong các kiểu dữ liệu sau, kiểu nào dùng bộ nhớ lưư trữ là 4 byte?
A. Real
B. Longint
C. ExtENDed
D. Word
Câu 16. Biến X có thể nhận giá trị: 0; 1; 3; 5; 7; 9 và biến Y có thể nhận các giá trị 0.5; 1.5; 2.5; 3.5; 4.5. Khai báo biến nào sau đây là đúng?
A. Var X, Y: Integer;
B. Var X: Byte; Y: Real;
C. Var X: Real; Y: Byte;
D. Var X, Y: Byte;
Câu 17. Hãy chọn phát biểu đúng về biến trong ngôn ngữ lập trình?
A. Tên biến có thể được bắt đầu bằng chữ số
B. Tên biến được đặt tùy ý
C. Biến là đại lượng có giá trị không đổi
D. Biến phải được khai báo trước khi sử dụng
Câu 18. Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số phần thập phân ?
A. Write(M:5);
B. Writeln(M:2);
C. Write(M:5:2);
D. Writeln(M:2:5);
Câu 19. Trong khai báo dưới đây bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến tổng cộng là bao nhiêu byte?
Var x,y,z : Integer; c,h: Char; ok: Boolean;
A. 9 byte
B. 12 byte
C. 11 byte
D. 10 byte
Câu 20. Kiểu dữ liệu nào sau đây chỉ nhận giá trí đúng hoặc sai
A. Boolean
B. Char
C. Real
D. Byte
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
A |
D |
B |
A |
B |
A |
C |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
A |
C |
C |
B |
B |
D |
C |
A |
A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tin học 11 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tiếng Anh 11 năm 2022-2023
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.