Mời quý thầy, cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều năm 2022-2023. Đề cương bao gồm các kiến thức trọng tâm và câu hỏi ôn tập có đáp án hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới nhé.
1. Nội dung ôn tập
1.1. Phần Lịch sử
- Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
- Vì sao cần học Lịch sử?
- Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
- Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho con người trong quá khứ để lại.
- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Trải qua thời gian, thông tin và những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau như: truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…
- Chúng ta muốn biết và xây dựng lại lịch sử bắt buộc phải dựa vào các tư liệu đó. Mỗi tư liệu sẽ bổ sung cho một khía cạnh của sự kiện lịch sử giống như các mảnh ghép sẽ góp phần tạo nên sự hoàn thiện của một bức tranh lịch sử.
- Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
+ Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch.
+ Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt trăng chuyển động một vòng quay quanh Trái Đất được tính là một tháng.
+ Dương lịch là cách tính dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quay quanh Mặt Trời được tính là một năm.
+ Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa vào cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch. Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên.
- Trước công nguyên: là năm trước năm đầu tiên của Công nguyên.
- Công nguyên: là năm từ sau năm 1.
- 1 Thập kỉ: là 10 năm.
- 1 Thế kỉ : là 100 năm.
- 1 Thiên niên kỉ:là 1000 năm.
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm,
- Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3.
- Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650m3 đến 1200cm3.
- Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.
- Dấu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam
- Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.
=> Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.
- Đời sống vật chất người nguyên thủy
- Công cụ lao động: rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm
- Cách thức lao động: săn bắt và trồng trọt, chăn nuôi
- Địa bàn cư trú: sống trong các hang động bên ven sống suối.
- Đời sống tinh thần người nguyên thủy
- Người nguyên thủy có đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.
- Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sung bài “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy. Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật hoặc thực vật hoặc các hiện tương tự nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…) Chúng trở thành “vật tổ” hay còn gọi là tô –tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.
- Cuối thời nguyên thủy, hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc kết nối với thế giới bên kia trở nên phổ biến ở nhiều nơi.
- Người nguyên thủy còn để lại những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật.
- Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam
+ Đời sống vật chất:
- Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.
- Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc.
+ Đời sống tinh thần:
- Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp.
- Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.
- Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy và tình hình Việt Nam cuối thời nguyên thủy
1.2. Phần Địa lí
1.2.1. Bản đồ- phương tiện thể hiện bề mặt trái đất
- Nêu khái niệm về kinh tuyến và vĩ tuyến
- Kinh tuyến: Là đường lối liền 2 điểm cực Bắc với cực Nam trên bề mặt Trái Đất
- Vĩ tuyến: Là những đường vuông góc với đường kinh tuyến và song song với đường xích đạo
- Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc?
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn nước Anh, được đánh số 00
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, được đánh số 00
- Thế nào là tỉ lệ bản đồ?
- Tỉ lệ bản độ: là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
- Hãy nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào kinh tuyến?
Cách xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào kinh tuyến.
+ Đầu trên của kinh tuyến là hướng Bắc.
+ Đầu dưới là hướng nam.
+ Bên phải là hướng Đông.
+ Bên trái là hướng tây.
- Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc chú giải?
- Bảng chú giải giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của kí hiệu trên bản đồ.
- Các đối tượng địa lí thường được thể hiện trên bản đồ bằng những loại kí hiệu nào?
Các đối tượng địa lí trên bản đồ được thể hiện bằng 3 loại:
+ Kí hiệu điểm.
+ Kí hiệu đường.
+ Kí hiệu diện tích.
1.2.2. Hệ thống kiến thức cơ bản chủ đề trái đất – hành tinh trong Hệ mặt trời
- Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái đất?
- Do sự vận động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất luân phiên có ngày và đêm.
- Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời , thì có góc chiếu lớn , nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt .Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó . Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời , thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
- Các mùa nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.
- Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
Vào những ngày 21.3 và 23.9, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.
- Các vĩ tuyến 23027’ Bắc và Nam là những đường gì?
- Các vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường gì?
- Vĩ tuyến 23027’ Bắc là đường chí tuyến Bắc
- Vĩ tuyến 23027’ Nam là đường chí tuyến Nam
- Vĩ tuyến 66033’ Bắc là đường vòng cực Bắc
- Vĩ tuyến 66033’ Nam là đường vòng cực Nam
- Vào ngày 22.6 các địa điểm tại vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có hiện tượng gì? Các địa điểm nằm ở cực Bắc và Nam có hiện tượng gì?
Vào ngày 22.6 các địa điểm tại vĩ tuyến 66033’ Bắc có hiện tượng ngày dài 24 giờ.
Vào ngày 22.6 các địa điểm tại vĩ tuyến 66033’ Nam có hiện tượng đêm dài 24 giờ .
Các địa điểm nằm ở cực Bắc và Nam có hiện tượng ngày, đêm dài suốt 6 tháng
2. Câu hỏi ôn tập
2.1. Phần Lịch sử
Câu 1: Học lịch sử để biết được
A. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
B. nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.
C. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất.
D. sự vận động của thế giới tự nhiên.
Câu 2: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
A. Tư liệu truyền miệng
B. Tư liệu hiện vật
C. Tư liệu chữ viết
D. Các bài nghiên cứu khoa học
Câu 3: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” đó là câu danh ngôn của ai?
A.Hê-ra-chít
B. Xi-xê-rông
C. Xanh-xi-mông
D. Đê-mô-crit
Câu 4: Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?
A. Sự sáng tạo không ngừng của con người.
B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.
C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.
D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.
Câu 5: Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là?
A. thời gian hoạt động
B. các hoạt động
C. tính cá nhân
D. mối quan hệ với cộng đồng
Câu 6: Công lịch ra đời dựa trên cơ sở
A. Cải biến lịch Hồi giáo
B. Hoàn chỉnh lịch vạn niên
C. Sửa đổi cách tính của âm lịch
D. Dương lịch đã được hoàn chỉnh
Câu 7: Năm đầu tiên của Công lịch là năm
A. Thánh Ala ra đời
B. Thần Brahma ra đời
C. Phật Thích Ca ra đời
D. Chúa Giê-su ra đời
Câu 8: Khẳng định nào sau đây không đúng:
A. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo trình tự của nó.
B. Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trời xung quanh Trái Đất.
C. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên.
D. Một thập kỷ là 10 năm, một thiên nhiên kỷ là 1000 năm.
Câu 9: Người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu tính thời gian theo:
A. Công lịch
B. Dương lịch
C. Âm lịch
D. Hệ thống lịch riêng
Câu 10: Các nhà khoa học phát hiện ra công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ vào khoảng:
A. 400 000 năm trước.
B. 600 000 năm trước.
C. 800 000 năm trước.
D. 100 000 năm trước.
Câu 11: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:
A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.
Câu 12: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:
A. Khoảng 3 triệu năm.
B. Khoảng 5-6 triệu năm.
C. Khoảng 6-7 triệu năm.
D. Khoảng 150 000 năm trước.
Câu 13: Cô gái Lu-cy được các nhà khảo cổ học phát hiện có niên đại khoảng:
A. 1,3 triệu năm trước.
B. 1,2 triệu năm trước.
C. 3,2 triệu năm trước.
D. 2,3 triệu năm trước.
Câu 14: Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng chứng tỏ:
A. Công cụ và đồ trang sức được làm ra ngày càng nhiều.
B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng bắt đầu xuất hiện.
C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các gia đình.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển.
Câu 15: Hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc “kết nối với thế giới bên kia” thể hiện:
A. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
B. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển.
C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
D. Đời sống vật chất phong phú, đa dạng.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự sùng bái “vật tổ” của người nguyên thủy:
A. Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật, thực vật hoặc các hiện tượng tự nhiên.
B. Đa số các động vật được tôn sùng được dùng để gọi tên bộ lạc.
C. Động vật, thực vật được tôn sùng trở thành “vật tổ”.
D. Sùng bái “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy.
Câu 17: Người nguyên thủy tạo ra lửa để:
A. Nấu chín thức ăn.
B. Sưởi ấm.
C. Xua đuổi động vật.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 18: Vật dụng bằng kim loại nào có nguồn gốc từ những phát minh của người nguyên thủy hiện nay không còn được sử dụng:
A. Lưỡi cuốc, lưỡi câu.
B. Dao, rìu chặt cây.
C. Xiên thịt nướng.
D. Chày và bàn nghiền thức ăn.
Câu 19: Sự phân hóa của xã hội cuối thời nguyên thủy ở các nước trên thế giới có đặc điểm:
A. Giống nhau, diễn ra đồng đều ở các khu vực.
B. Đồng đều về mặt thời gian nhưng không đồng đều về mức độ triệt để.
C. Không đồng đều về mức độ thời gian.
D. Không đồng đều về mức độ thời gian và không đồng đều về mức độ triệt để.
Câu 20: Cuối thời nguyên thủy, ở phương Đông mối quan hệ giữa người với người vấn rất gần gũi, mật thiết ở:
A. Ai Cập.
B. Hy Lạp.
C. La Mã.
D. Ấn Độ.
2.2. Phần Địa lí
Câu 1: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 100 thì trên bề mặt quả Địa Cầu có:
A. 36 kinh tuyến.
B. 360 kinh tuyến.
C. 306 kinh tuyến.
D. 3600 kinh tuyến.
Câu 2: Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là
A. Vĩ tuyến.
B. Kinh tuyến.
C. Xích đạo.
D. Vĩ tuyến O0
Câu 3: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh được gọi là:
A Kinh tuyến gốc.
B. Kinh tuyến đông.
C. Kinh tuyến tây.
D. Kinh tuyến đổi ngày
Câu 4: Trên quả địa cầu kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến
A. 1800 B. 3600 C. 00 D. 900
Câu 5: Các vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc với kinh tuyến được gọi là
A. Các vĩ tuyến bắc. B. Các vĩ tuyến.
C. Các vĩ tuyến gốc. D. Các vĩ tuyến nam
Câu 6: Trên quả địa cầu, cứ cách 1 độ ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả
A. 360 vĩ tuyến. B. 36 vĩ tuyến.
C. 18 vĩ tuyến. D. 181 vĩ tuyến
Câu 7: Trên Quả Địa Cầu đường xích đạo là
A. Vĩ tuyến lớn nhất
B. Kinh tuyến nhỏ nhất
C. Vĩ tuyến nhỏ nhất
D. Kinh tuyến lớn nhất
Câu 8: Theo quy ước quốc tế, đường Xích đạo được ghi số:
A. 00 B. 900
C. 1800 D. 3600
Câu 9: Vĩ tuyến Bắc là những đường:
A. Song song với Xích đạo.
B. Nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
C. Nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
D. Nằm bên phải kinh tuyến gốc
Câu 10: Bản đồ có tỷ lệ 1/100.000. Vậy 5 cm trên bản đồ tương ứng với thực địa là:
A. 1 Km B. 5 Km C. 10 Km D. 15 Km
Câu 11: Tỷ lệ bản đồ cho chúng ta biết:
A. Các đối tượng địa lý
B. Các quốc gia, các khu vực
C. Các ký hiệu địa lý
D. Bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực địa
Câu 12: Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có tỷ lệ 1:2000.000 tương ứng ở thực địa là:
A. 2 Km B. 12 Km
C. 20 Km D. 200 Km
Câu 13: Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là:
A. Kinh tuyến gốc
C. Toạ độ địa lý
B. Vĩ tuyến gốc
D. Phương hướng trên bản đồ
Câu 14: Để thể hiện những đối tượng địa lý phân bố theo chiều dài ranh giới quốc gia, đường ô tô. người ta dùng:
A. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu diện tích.
B. Kí hiệu đường
D. Kí hiệu tượng hình
Câu 15: Các ký hiệu diện tích trên bản đồ, thể hiện:
A. Sân bay, cảng biển
B. Vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp.
C. Nhà máy thuỷ điện
D. Ranh giới tỉnh.
Câu 16: Muốn đọc, hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là:
A. Tìm phương hướng
C. Đọc toạ độ địa lý
B. Đọc tỷ lệ bản đồ.
D. Đọc bảng chú giải
Câu 17: Để thể hiện thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng. người ta dùng:
A. Kí hiệu hình học.
C. Kí hiệu tượng hình.
B. Kí hiệu chữ.
D. Kí hiệu điểm
Câu 18: Theo quy ước quốc tế, bề mặt Trái Đất được chia thành:
A. 12 khu vực giờ
B. 20 khu vực giờ
C. 24 khu vực giờ
D. 36 khu vực giờ
Câu 19: Giờ G.M.T là:
A. Giờ riêng của mỗi khu vực
B. Giờ riêng của mỗi quốc gia
C. Giờ địa phương
D. Giờ tính theo khu vực giờ gốc
Câu 20: Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
A. Từ Tây sang Đông, ngược chiều kim đồng hồ.
B. Từ Đông sang Tây, thuận chiều kim đồng hồ
C. Từ Bắc xuống Nam
D. Từ Nam lên Bắc
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.