Chuyên đề ôn tập chương 1 Đại số và giải tích 11 sẽ giúp các em tổng hợp những nội dung lý thuyết trọng tâm về hàm số lượng giác và phương trình lượng giác. Bên cạnh đó là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có lời giải chi tiết, sẽ giúp các em làm quen với hình thức ra đề mới ở môn Toán nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi trong tương lai.
LÝ THUYẾT BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11
Để xem đầy đủ nội dung tài liệu các em vui lòng sử dụng chức năng xem Online hoặc đăng nhập Hoc247.net tải file PDF tài liệu về máy.
I. ĐỊNH NGHĨA
1) Hàm số sin
Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực \(\sin x:\)
\(\begin{array}{l}\sin x:\mathbb{R} \to \mathbb{R}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \to y = \sin x\end{array}\)
Được gọi là hàm số sin, kí hiệu \(y = \sin x.\)
Tập xác định của hàm số sin là \(\mathbb{R}.\)
2) Hàm số côsin
Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực \(\cos x:\)
\(\begin{array}{l}\cos x:\mathbb{R} \to \mathbb{R}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \to y = \cos x\end{array}\)
Được gọi là hàm số sin, kí hiệu \(y = \cos x.\)
Tập xác định của hàm số côsin là \(\mathbb{R}.\)
3) Hàm số tang
Hàm số tang là hàm số được xác định bởi công thức \(y = \frac{{\sin x}}{{\cos x}}\,(\cos \ne 0),\) kí hiệu \(y = \tan x.\)
Tập xác định của hàm số \(y = \tan x\) là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
4) Hàm số côtang
Hàm số côtang là hàm số được xác định bởi công thức \(y = \frac{{\cos x}}{{\sin x}}\,(\sin x \ne 0),\) kí hiệu là \(y = \cot x.\)
Tập xác định của hàm số \(y = \cot x\) là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
II. TÍNH TUẦN HOÀN VÀ CHU KÌ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC
1) Định nghĩa
Hàm số \(y = f(x)\) có tập xác định là D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại một số \(T \ne 0\) sao cho với mọi \(x \in D\) ta có:
\(x - T \in D\) và \(x + T \in D\)
\(f(x + T) = f(x)\)
Số dương T nhỏ nhất thỏa mãn các tính chất trên được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn đó.
Người ta chứng minh được rằng hàm số \(y = \sin x\) tuần hoàn với chu kì \(T = 2\pi ;\) hàm số \(y = \cos x\) tuần hoàn với chu kì \(T = 2\pi ;\) hàm số \(y = \tan x\) tuần hoàn với chu kì \(T = \pi ;\) hàm số \(y = \cot x\) tuần hoàn với chu kì \(T = \pi .\)
2) Chú ý
Hàm số \(y = \sin (ax + b)\) tuần hoàn với chu kì \({T_0} = \frac{{2\pi }}{{\left| a \right|}}.\)
Hàm số \(y = \cos \left( {ax + b} \right)\) tuần hoàn với chu kì \({T_0} = \frac{{2\pi }}{{\left| a \right|}}.\)
Hàm số \(y = \tan (ax + b)\) tuần hoàn với chu kì \({T_0} = \frac{\pi }{{\left| a \right|}}.\)
Hàm số \(y = \cot \left( {ax + b} \right)\) tuần hoàn với chu kì \({T_0} = \frac{\pi }{{\left| a \right|}}.\)
Hàm số \(y = {f_1}(x)\) tuần hoàn với chu kì \({T_1}\) và hàm số \(y = {f_2}(x)\) tuần hoàn với chu kì \({T_2}\) thì hàm số \(y = {f_1}(x) \pm {f_2}(x)\) tuần hoàn với chu kì \({T_0}\) là bội chung nhỏ nhất của \({T_1}\) và \({T_2}.\)
III. SỰ BIẾN THIÊN CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC
1) Hàm số sin
Xét hàm số \(y = \sin x\)
- Tập xác định: \(D=\mathbb{R}.\)
- Tập giá trị: \([-1;1].\)
- Hàm số tuần hòa với chu kì \(2\pi \).
- Sự biến thiên:
- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {-\frac{{ \pi }}{2} + k2\pi ;\,\,\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}.\)
- Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}\).
- Đồ thị hàm số \(y = \sin x\)
- Đồ thị là một đường hình sin.
- Do hàm số \(y = \sin x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
- Đồ thị hàm số \(y = \sin x\):
2) Hàm số côsin
Xét hàm số \(y = \cos x\)
- Tập xác định: \(\mathbb{R}\)
- Tập giá trị: \([-1;1].\)
- Hàm số tuần hòa với chu kì: \(2\pi \)
- Sự biến thiên:
- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(( - \pi + k2\pi ;\,\,k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).
- Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \((k2\pi ;\,\,\pi + k2\pi )\), \(k \in \mathbb{Z}\).
- Đồ thị hàm số \(y = \cos x\)
- Đồ thị hàm số là một đường hình sin.
- Hàm số \(y = \cos x\) là hàm số chẵn nên đồ thị nhận trục tung làm trục đối xứng.
- Đồ thị hàm số \(y = \cos x\):
3) Hàm số \(y = \tan x\)
- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)} \right\}.\)
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi.\)
- Tập giá trị là \(\mathbb{R}\).
- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {\frac{{ - \pi }}{2} + k\pi ;\,\frac{\pi }{2} + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)
- Đồ thị hàm số \(y = \tan x\)
- Hàm số \(y = \tan x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
- Đồ thị hàm số \(y = \tan x\):
4) Hàm số \(y = \cot x\)
- Tập xác định \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,\left( {k \in } \right)} \right\}.\)
- Tập giá trị là \(\mathbb{R}.\)
- Hàm số tuần hoàn với chu kì \(\pi .\)
- Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k\pi ;\,\pi + \,k\pi } \right),\,\,k \in \mathbb{Z}.\)
- Đồ thị hàm số \(y = \cot x\)
- Hàm số \(y = \cot x\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.
- Đồ thị hàm số \(y = \cot x\):
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Vấn đề 1: TẬP XÁC ĐỊNH
Câu 1. Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{{2017}}{x}.\)
A. \(D = \mathbb{R}.\)
B. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}.\)
C. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
D. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
Câu 2. Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{{1 - \sin x}}{{\cos x - 1}}.\)
A. \(D = \mathbb{R}.\)
B. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
C. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
D. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k2\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)
Câu 16. Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn?
A. \(y = \sin x\)
B. \(y = \cos x\)
C. \(y = \tan x\)
D. \(y = \cot x\)
Câu 20. Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua trục tung?
A. \(y = \sin x{\mathop{\rm cosx}\nolimits} .\)
B. \(y = {\sin ^3}x.\cos \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right).\)
C. \(y = \frac{{\tan x}}{{{{\tan }^2}x + 1}}.\)
D. \(y = \cos x.{\sin ^3}x.\)
Câu 28. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?
A. Đồ thị hàm số \(y = \left| {\sin x} \right|\) đối xứng qua gốc tọa độ O.
B. Đồ thị hàm số \(y = \cos x\) đối xứng qua trục Oy.
C. Đồ thị hàm số \(y = \left| {\tan x} \right|\) đối xứng qua trục Oy.
D. Đồ thị hàm số \(y = \tan x\) đối xứng qua gốc tọa độ O.
{--Xem đầy đủ nội dung ở phần Xem Online hoặc tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em trong quá trình học tập.
Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi!
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm