YOMEDIA

Câu hỏi ôn bồi dưỡng HSG môn Sinh lớp 11 - Chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với các câu hỏi nâng cao giúp các em học sinh 11 có thể ôn tập tốt hơn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - SINH HỌC 11

CHUYÊN ĐỀ:

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Câu 1:

a. Hình thức sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào?

b. Giải thích tại sao nếu một giống cà chua có khả năng sinh ra êtilen nhiều hơn bình thường thì sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa? Khi thu hoạch cà chua về nhà, người ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa những quả xanh. Việc làm đó nhằm mục đích gì?

Câu 2:

a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc...) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các loài này?

b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích?

Câu 3: Các hoocmôn sinh trưởng có tác động như thế nào đến tính cảm ứng của thực vật? Giải thích?

Câu 4: Sự ra hoa của cây cần điều kiện nào? Trong nông nghiệp để thúc đẩy sự ra hoa của nhiều loại cây trồng, nhất là cây nhập nội cần chú ý các điều kiện liên quan nào?

  • . Hãy cho biết tỉ lệ hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng sau đây điều chỉnh hiện tượng hoặc quá trình sống nào?
  1. Auxin/Xitokinin.
  2. AAB/Giberelin.
  3. Auxin/Etilen.
  4. Xitokinin/AAB.

Câu 6. Dựa vào thuyết quang chu kì, hãy giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt:

  1. Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu.
  2. Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông.
  3. Bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông.

Câu 7. Tương quan tỷ lệ các phitôhoocmôn sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh?

  • Auxin/Xitôkinin;
  • Axit Abxixic/Gibêrelin;
  • Auxin/Êtilen;
  • Xitôkinin/Axit Abxixic.

Câu 8. Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau:
a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu?
b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông?

Câu 9. Dựa vào thuyết quang chu kì, hãy giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt:
a. Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu.
b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông.
c. Bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông.

Câu 10.

a. Trình bày đặc điểm chung của hoocmôn thực vật.
b. Trình bày ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì ở thực vật.

Câu 11. Hãy ghép nội dung cột 1 với nội dung cột 2 cho phù hợp.

Cột 1

Cột 2

1. Ức chế hạt nảy mầm

a. Auxin

2. Tạo chồi ở mô sẹo

b. Gibêrelin

3. Đóng mở khí khổng

c. Xitôkinin

4. Hướng động

d. Axit abxixic

5. Tăng trưởng lóng cây 1 lá mầm

e. Êtilen

6. Kích thích mô sẹo tạo rễ

 

7. Phát triển chồi bên

 

8. Tạo quả sớm

 

 

Câu 12.

a. Tính năng lượng cần thiết để hình thành 1 phân tử glucoz đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím?

b. Đối với quang hợp, tia sáng đơn sắc nào có hiệu ứng quang hoá mạnh nhất? Tại sao?

Câu 13.

a. Cho một số hạt đậu nảy mầm trọng mùn cưa ướt trên 1 cái rây đặt nằm ngang. Rễ cây mọc xuống, thò ra ngoài rây, nhưng sau 1 thời gian thì cong lại chui vào trong rây. Em hãy giải thích hiện tượng nói trên. Nếu đặt rây nằm nghiêng 45°, rễ cây sẽ phản ứng như thế nào ? Giải thích?

b. Có 2 lọ thí nghiệm được bịt kín, bên trong chứa số lượng hạt như nhau: 1 lọ đựng hạt nảy mầm, 1 lọ đựng hạt khô. Sau 1 thời gian dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của 2 lọ kết quả sẽ như thê nào/ giải thích?

Câu 14. Trình bày thí nghiệm chứng minh tác dụng sinh lý ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin và tác dụng ngược lại của xitokinin trên hạt đậu đang nảy mầm ?

Câu 15: Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.

Câu 16: Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%.

a. Giải thích hiện tượng trên.

b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên.

Câu 17:

a. Tại sao AAB được xem như là một hoocmôn của sự già hóa đồng thời là hooc môn của “stress” ở thực vật.

b. Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa đến sự nảy mầm của hạt.

Câu 18: Tương quan tỷ lệ các phitôhoocmôn sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh?

Auxin/Xitôkinin; Axit Abxixic/Gibêrelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Axit Abxixic.

Câu 19: a. Có hai khóm lúa A và B (cùng 1 giống), khi chín người ta cắt hết bông của khóm A, sau hai tuần người ta thấy ở khóm A, các lá dưới bông vẫn xanh. Còn ở khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới bông đều vàng hết. Giải thích.

b. Cắt chồi đỉnh của 2 cây hướng dương, sau đó bôi axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của một trong hai cây. Sau một thời gian quan sát thấy chỉ một trong hai cây mọc chồi nách. Giải thích hiện tượng trên và nêu ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 20. Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau:

a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu?

b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông?

Câu 21. Tương quan tỷ lệ các phitôhoocmôn sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh?

  • Auxin/Xitôkinin;
  • Axit Abxixic/Gibêrelin;
  • Auxin/Êtilen;
  • Xitôkinin/Axit Abxixic.

Câu 22:

a. Nêu những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả và hạt. Vì sao muốn quả chín nhanh người ta phải ủ kín?

b. Nêu các kiểu quả không hạt được tạo nên trong tự nhiên. Dựa trên cơ sở khoa học nào, người ta tạo ra quả không hạt.

Câu 23: Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì?

Câu 24: Hãy trình bày vai trò của ánh sáng đỏ và hồng ngoại chiếu bổ sung vào đêm dài tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài.

Câu 25: Giải thích

a. Mùa thu: thắp đèn ở ruộng hoa cúc.

b. Mùa đông: thắp đèn ở vườn thanh long.

Câu 26: Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp? Trình bày mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

Câu 27: Khi chiếu tia sáng mặt trời qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy:

a. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này?

b. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích vì sao?

Câu 28. Bạn cần nhiều quả lê cho buổi liên hoan nhưng chúng còn xanh. Bằng cách nào trong các cách sau làm cho chúng chín nhanh? Giải thích?

  • Cho lê vào trong tối.
  • Cho lê vào tủ lạnh.
  • Cho lê ra cạnh của sổ.
  • Gói lê vào tờ giấy nâu cùng các quả táo đã chín.

Câu 29. Thế nào là vận động theo đồng hồ sinh học? Giải thích.

Trên đây là nội dung Chuyên đề: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật  - Sinh 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF