YOMEDIA

Các dạng toán về Quy tắc dấu ngoặc Toán 6

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng toán về Quy tắc dấu ngoặc Toán 6. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Toán. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK

CÁC DẠNG TOÁN VỀ QUY TẮC DẤU NGOẶC

I.  LÍ THUYẾT

1. Quy tắc “dấu ngoặc”

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc  :  dấu “+” thành

dấu “-” và dấu “- ” thành dấu “+”.

–  Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ  nguyên.

Ví dụ : – (a – b) = – a + b ; – (a + b – c) = – a – b + c.

2. Tổng đại số

– Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.

– Khi viết một tổng đại số, để cho đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng (với

số đối), ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc.

– Trong một tổng đại số, ta có thể :

a) Thay đổi  tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng;

b) Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc

là dấu thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Ví dụ : a – b – c = (a – b) – c = a – (b + c).

II. CÁC DẠNG TOÁN

1. Dạng 1. TÍNH CÁC TỔNG ĐẠI SỐ

Phương pháp giải

Thay đổi vị trí số hạng và bỏ hoặc đặt dấu ngoặc một cách thích hợp rồi tính.

Ví dụ 1.

Tính tổng :

a) (-17) + 5 + 8 + 17 ;                                       

b) 30 + 12 + (-20) + (-12);

c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 ;                       

d) (-5) + (-10) + 16 + (-1).

Giải

a) (-17) + 5 + 8 + 17 = -17 + 5 + 8 + 17 =  (-17 + 17) + (5 +  8)

= 0 + 13 = 13.

b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = 30 + 12 – 20 – 12 = (30 – 20) + (12 – 12)

= 10 + 0 = 10.

c) (-4) + (- 440) + (-6) +   440 = – 4 – 440 – 6    + 440

= (440 – 440) – (4 + 6) = 0 – 10 = – 10.

d) (-5) + (-10) + 16 + (-1) = – 5 – 10 + 16 – 1 = (16     –       i) –      (5 +    10)

= 15 – 15 = 0.

Ví dụ 2. 

Tính nhanh các tổng sau :

a) (2736 – 75) – 2736 ;                   

 b) (-2002) – (57 – 2002).

Giải

a) (2736 – 75) – 2736 = 2736 – 75 – 2736 = (2736 – 2736) – 75

= 0- 75 = -75.

b) (-2002) – (57 – 2002) = -2002 – 57 + 2002 = (2002 – 2002) – 57

= 0 – 57 = – 57.

2. Dạng 2. ÁP DỤNG QUY TẮC  DẤU NGOẶC ĐỂ ĐƠN GIẢN BIỂU THỨC

Phương pháp giải

Bỏ dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính.

Ví dụ 3. 

Đơn giản biểu thức :

a) x + 22 + (- 14) + 52 ;                         

b) (- 90) – (p + 10) + 100.

Giải

a) x  + 22 + (-14) + 52 = x + (22 – 14 + 52) = x + 60.

b) (-90) – (p + 10) + 100 = – 90 – p – 10 + 100

= (100 – 90 – 10) – p

= 0 – p = – p.

Ví dụ 4. 

Bỏ dấu ngoặc rồi tính :

a) (27 + 65) + (346 – 27 –

65) ; b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17).

Giải

a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65) = 27 + 65 + 346 – 27 – 65

= (27 – 27) + (65 – 65) + 346

= 0 + 0 + 346 = 346.

b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17) = 42-69 + 17 -42- 17

= (42-42)+ (17- 17)-69

= 0 + 0 – 69 = – 69.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Đơn giản biểu thức:

a) x + 25 + (-17) + 63

b) (-75) – (p + 20) + 95

Hướng dẫn giải:

a) x + 25 + (-17) + 63 = x + 8 + 63 = x + 71

b) (-75) – (p + 20) + 95 = (-75) – p - 20 + 95 = (-95) - p + 95 = -p

Câu 2: Tính nhanh các tổng sau:

a) (5674 - 97) – 5674

b) (-1075) – (29 - 1075)

Hướng dẫn giải:

a) (5674 - 97) – 5674 = (5674 – 5674) - 97 = -97

b) (-1075) – (29 - 1075)= (-1075) + 1075 – 29 = -29

Câu 3: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (18 + 29) + (158 - 18 – 29)

b) (13 – 135 + 49) – (13 + 49)

Hướng dẫn giải:

a) (18 + 29) + (158 - 18 – 29)= 18 + 29 + 158 - 18 – 29= (18 - 18) + (29 - 29) + 158 = 158

b) (13 – 135 + 49) – (13 + 49)= 13 – 135 + 49 – 13 - 49 = (13 - 13) + (49 - 49) - 135= -135

Câu 4: Tính giá trị của biểu thức: x + b + c; biết:

a) x = -3, b = -4, c = 2

b) x = 0, b = 7, c = -8

Hướng dẫn giải:

a) Thay x = -3, b = -4, c = 2 vào biểu thức x + b + c ta được:

-3 + (-4) +2 = (-7) + 2 = -5

b) Thay x = 0, b = 7, c = -8 vào biểu thức x + b + c ta được:

0 + 7 + (-8) = -1

Câu 5: Tính tổng (tính nhanh):

a) A = (5672 - 97) - 5672

b) B = (-124) + (36 + 124 - 99) - (136 - 1)

c) C = {115 + [32 - (132 - 5)]} + (-25) + (-25)

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: A = (5672 - 97) - 5672

     A = 5672 - 97 - 5672

     A = (5672 - 5672) - 97

     A = 0 - 97 = -97

b) Ta có: B = (-124) + (36 + 124 - 99) - (136 - 1)

     B = -124 + 36 + 124 - 99 - 136 + 1

     B = (-124 + 124) + (36 - 136) - 99 + 1

     B = 0 + (-100) - 98

     B = -(100 + 98) = -198

c) Ta có: C = {115 + [32 - (132 - 5)]} + (-25) + (-25)

     C = {115 + 32 - 132 + 5} + [-(25 + 25)]

     C = {(115 + 5) - (132 - 32)} + -(50)

     C = 120 - 100 + (-50)

     C = 20 + (-50)

     C = -(50 - 20) = -30

Câu 6: Chứng minh rằng

 (a - b) - (b + c) + (c - a) - (a - b - c) = -(a + b - c)

Hướng dẫn giải:

Ta có: (a - b) - (b + c) + (c - a) - (a - b - c)

     = a - b - b - c + c - a - a + b + c

     = (a - a - a) + (-b - b + b) + (-c + c + c)

     = -a + (-b) + c

     = -(a + b - c) (đpcm)

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán về Quy tắc dấu ngoặc Toán 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON