YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bình Hải có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 9 tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bình Hải có đáp án được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết cụ thể giúp các em rèn luyện kĩ năng làm đề, để có kết quả tốt cho kì thi. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI

 

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là

A. Là một bào quan trong tế bào

B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật

C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp phân tử?

A. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu

B. ADN có trình tự các cặp nucleotit đặc trưng cho loài

C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh

D. Cả A và B

Câu 3: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X

B. A, T, G, X

C. A, D, R, T

D. U, R, D, X

Câu 4: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải

B. Chiều từ phải qua trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ

D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 5: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

A. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài

B. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn

C. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh dài

D. Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắn

Câu 6: Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là

A. Đột biến giao tử.

B. Đột biến tiền phôi.

C. Đột biến xôma.

D. Đột biến dị bội thể.

Câu 7: Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về:

A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt

B. Hình dạng và vị của quả

C. Màu sắc của thân và độ dài của cánh

D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa

Câu 8: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã

A. Cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.

B. Lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

C. Lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

D. Lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm )

Một đoạn mạch ARN có trình tự Nuclêôtit  như sau:

-A-U-G-X-A-X-G-

Xác định trình tự các Nuclêôtit  trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN nói trên.

Câu 2: (2 điểm)

Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?

Câu 3: (2 điểm)

Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực , cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

C

A

B

A

C

D

C

C

 

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Mạch mARN: - A – U – G – X – U – U – G – A – X –

Mạch khuôn : - T – A – X – G – A – A – X – T – G -

Mạch bổ sung :- A – T – G – X – T – T – G – A – X -

Câu 2:

Bộ NST đặc trưng ở loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ sự phối hợp các cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh .Nhờ có giảm phân , giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái , bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi . Như vậy sự phối hợp các quá trình nguyên phân , giảm phân va thụ tinh đã đảm bảo sự di truyen ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể của các loài.

Câu 3:

- Do hiểu được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực : cái ở vật nuôi bằng việc tác động vào sự kết hợp giữa các giao tử trong thụ tinh hoặc điều chỉnh các yếu tố của môi trường trong quá trình sống của hợp tử, hay dùng hoocmôn sinh dục tác động vào giai đoạn còn non của sự phát triển cá thể.

- Việc chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất; làm tăng hiệu quả kinh tế cao nhất cho con người.

Ví dụ: nuôi gà lấy trứng thì cần nhiều gà mái, vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ đực:cái sao cho số lượng con cái nhiều hơn con đực.

--------------------------------------------0.0--------------------------------------------

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

Chọn đáp án trả lời đúng

Câu 1: Protein không có vai trò nào sau đây

A. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể

B. Là thành phần cấu tạo nên chất xúc tác

C. Là thành phần cấu tạo nên các hoocmon điều hòa quá trình trao đổi chất

D. Bảo vệ các bào quan thông qua khả năng thực bào

Câu 2: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là

A. ADN và ARN

B. ARN

C. ADN và prôtêin

D. Prôtêin

Câu 3: Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen

A. Biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử

B. Cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình

C. Biểu hiện ngay trên kiểu hình.

D. Biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác

B. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí Axit Amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang Axit Amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Câu 5: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin

C. Làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

D. Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

Câu 6: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

A. Sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

B. Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.

C. Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.

D. Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Câu 7: Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp?

A. Đều thay đổi về cấu trúc gen.

B. Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

C. Đều là biến dị di truyền.

D. B và C đều đúng.

Câu 8: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ

A. Giảm 1.

B. Giảm 2.

C. Tăng 1.

D. Tăng 2.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Phân biệt thường biến với đột biến:

Câu 2: (2 điểm) 

So sánh đột biến cấu trúc NST với đột biến số lượng NST

Câu 3: (2 điểm)

Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1 : - A – T – G – X – T – X – G -
Mạch 2 : - T – A – X – G – A – G – X -
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

D

B

A

B

D

D

C

 

-(Để xem tiếp nội dung phần đáp án từ câu 1-3 tự luận đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bình Hải có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF