YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu tài liệu sau đây đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Vật lý 9 thông qua nội dung tài liệu Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Phần A: Trắc nghiệm

I. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho các câu trả lời sau:

Câu 1: Mối quan hệ giữa nhiệt lượng Q toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua và cường độ dòng điện I, điện trở R của dây dẫn và thời gian t được biểu thị bằng hệ thức nào?

A.        Q = I R t.                                                      B.    Q = I R2t.

C.        Q = I2Rt.                                                       D.    Q = I R t2.

Câu 2: Một kim nam châm đặt cân bằng trên trục quay tự do, khi đứng cân bằng thì hai đầu của nó luôn chỉ hướng nào của địa lí ?

A. Bắc – Nam.                                                        

B. Đông – Tây.

C. Bắc – Nam xong lại chỉ Đông – Tây.      

D. Đông – Tây xong lại chỉ Bắc – Nam.       

Câu 3: Từ trường có ở đâu ?

A. Xung quanh một thanh sắt.                                   

B. Xung quanh một thanh gỗ.           

C. Xung quanh một thanh nhôm.                  

D. Xung quanh một nam châm.

Câu 4: Theo quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên 1 dây dẫn thẳng đặt trong từ trường thì ngón tay giữa hướng theo:

A. Chiều đường sức từ.                                           

B. Chiều của lực điện từ.

C. Chiều của dòng điện.                                

D. Cả ba hướng trên đều đúng.

PHẦN B: Tự luận

Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm (không cần ghi tên và đơn vị các đại lượng trong công thức) ?

Câu 2: Hai điện trở R1 = 10W, R2 = 30W được mắc song song với nhau và mắc vào hiệu điện thế 12V.

a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b, Tính cường độ dòng điện qua từng mạch rẽ.

Câu 3:

a, Tính nhiệt lượng tỏa ra ở một dây dẫn có điện trở 3000W trong thời gian 10 phót, biết cường độ dòng điện chạy qua là 0,2A.

b, Giả sử một sợi dây điện trở thứ hai có trị số là 300 W , được làm từ cùng một loại vật liệu, cùng chiều dài như dây thứ nhất (ở phần a). Tính tỉ số tiết diện của dây thứ nhất với dây thứ hai ?

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm:

1

2

3

4

C

A

D

C

Tự luận:

Câu 1:

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây

- Hệ thức của định luật: I = U/R

Câu 2:

a,  Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

R =  \(\frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_{{1_{}}}} + {R_2}}}\)    =  \(\frac{{10.30}}{{10 + 30}}\)   = 7,5 (W)

b, Vì R1//R2 nên U1= U2 = U = 12 V

Cường độ dòng điện qua R1 là:

 I1 =   \(\frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)  = 12/10  = 1,2 (A)

Cường độ dòng điện qua R2 là:

I2 =  \(\frac{{{U_2}}}{{{R_2}}}\)   = 12/30 = 0,4 (A)

Câu 3:

a, Đổi 10 phút = 600 s

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây điện trở là:

Q = I2.R.t = (0.2)2.3000 .600 = 72000 (J)

b, Tính tỉ số tiết diện của dây thứ nhất với dây thứ hai là:

\(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = \frac{{300}}{{3000}} = \frac{1}{{10}}\)

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song được tính theo công thức :

A)  \({R_{td}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)      

B) \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)                   

C) \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)                     

D) \({R_{td}} = \frac{{{R_1} + {R_2}}}{{{R_1}.{R_2}}}\)

Câu 2: Khi hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng lên 3 lần thì điện trở của dây dẫn:

A. Tăng 3 lần.                            

B. Giảm 3 lần.              

C.Tăng 6 lần.                             

D.Không đổi.

Câu 3: Để nhận biết sự tồn tại của từ trường ta dùng :

A. 1 lõi sắt non                       

B. 1 lõi thép               

C. 1 kim nam châm                

D. 1ống dây

Câu 4: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm đặt gần nó gọi là:

A.Lực hấp dẫn.                         

B.Lực từ.                      

C.Lực điện từ.                 

D.Lực điện.

Câu 5: Bóng đèn có điện trở  4  được mắc vào hiệu điện thế 6V thì công suất tiêu thụ của đèn là :

A. 9W                                     B. 1,5 W                      C. 24 W                                   D. 96 W

Câu 6: Đặt vào 2 đầu một dây dẫn có điện trở 20  một hiệu điện thế 60V.Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong 10 phút là:

A. 801 000J.                             B.  810000J                C.180000J                      D.108000J.

Điền từ thích hợp vào dấu ………

1 ) Dùng quy tắc …………………………. để  xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

2 ) Cường độ dòn điện chạy qua một dây dẫn........................với hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn và............................với điện trở của dây.

3) Trong từ trường, sắt và thép đều........................   

Điền từ Đ (Đúng) hay S (Sai) vào ô vuông ở mỗi câu  sau

1) Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song luôn nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.      

2)  Tăng lực từ của nam châm điện bằng cách giảm cường độ dòng điện chạy qua các vòng đây.  

3) Động cơ điện một chiều quay được là do tác dụng của lực từ.                          

4) Nam châm vĩnh cữu được chế tạo dựa vào sự nhiễm từ của sắt.                                 

II. TỰ LUẬN.

Câu 1:

a) Phát biểu và viết hệ thức định luât Jun- Len-Xơ?                                                

b) Cho 2 điện trở R1, R2. Chứng minh rằng khi cho dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với các điện trở đó:    \(\frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)                                                                         

Câu 2: Một ấm điện có ghi: 220V-800W được sử dụng với mạch điện có hiệu điện thế 220V.

a)Tính điện trở của ấm điện.

b) Dùng ấm trên để đun sôi 1,5l nước trong 15 phút.Tính nhiêt lượng do ấm điện tỏa ra trong thời gian trên và nhiệt độ ban đầu của nước, biết hiệu suất của ấm là 70%.Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm.

1C

2B

3C

4B

5A

6D

Các từ cần điền:  

1) nắm tay phải                                    

2) tỉ lệ thuận ,tỉ lệ nghịch.

3) bị nhiễm từ.

ĐÚNG – SAI: 1Đ; 2S; 3S; 4S

II) Tự luận:

Câu 1:

a) Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch vời điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

-Hệ thức định luật Jun- Len-Xơ:    Q= I2Rt.

-Trong đó: I đó bằng ampe (A)

                  R đo bằng Ôm  ( )

                  t đo bằng giây (s) thì Q đo bằng jun (J).

b) Áp dụng tính chất đoạn mạch mắc song song, ta có:

U1 = U= U

Nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở:

Q1= \(\frac{{{U^2}}}{{{R_1}}}\)    ,   Q2=    \(\frac{{{U^2}}}{{{R_2}}}\)

 Suy ra:  (đpcm) 

Câu 2: Tóm tắt

Ấm điện (220V - 800W)                         

U=220V, V = 1,5l

t2=1000C , t =15 phút = 900s

H=70%, C=4200J/Kg.K

a) R=?

b) Q=?  ,t1=?                                 

GIẢI

a) Ấm điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V đúng bằng hiệu điện thế định mức nên:

P = Pđm = 800W

Điện trở của ấm điện: R=  \(\frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{800}} = 60.5\Omega\)

b) Nhiệt lượng do ấm điện tỏa ra.

QTP = Pt  = 800.900 = 720000J

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước.

Từ   H= \(\frac{{{Q_i}}}{{{Q_{tp}}}} \Rightarrow {Q_i} = H.{Q_{tp}} = 70\% .720000 = 504000J\)

Ta có: Qi=mc.(t2 - t1) => (t2 - t1)= \(\frac{{{Q_i}}}{{mc}} = \frac{{504000}}{{1,5.4200}} = {80^0}C\)

Suy ra: t=200C

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?

A. RAB = R1 + R2           

B. IAB = I1 = I2              

C. \(\frac{{\mathop U\nolimits_1 }}{{\mathop U\nolimits_2 }} = \frac{{\mathop R\nolimits_1 }}{{\mathop R\nolimits_2 }}\)                   

D. UAB = U1  + U2

Câu 2: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn.                               

B. Khối lượng của dây dẫn.

C.Chiều dài của dây dẫn.                             

D. Tiết diện của dây dẫn.

Câu 3: Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở bao nhiêu ?

A. 0,2Ω                           

B. 5Ω                          

C. 44Ω                           

D. 5500Ω  

Câu 4: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A.  Khi hai cực Bắc để gần nhau.                         

B. Khi hai cực Nam để gần nhau.

C.Khi hai cực khác tên để gần nhau.                 

D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.

Câu 5: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

A. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.

B. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.

C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.

D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.

Câu 6: Có cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

A. Giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.     

B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.

C. Giảm cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.

D. Tăng số vòng của ống dây hoặc tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Một ấm điện loại 220V – 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước.

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây nung của ấm khi đó.

b) Thời gian dùng ấm để đun nước là 0,5h mỗi ngày. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Biết giá tiền điện là 2000đ/kW.h.

Câu 2:

a) Phát biểu quy tắc nắm tay phải.

b) Hãy dùng quy tắc nắm tay phải để xác định tên các từ cực của ống dây trong hình vẽ.

Câu 3:

a) Phát biểu quy tắc  bàn tay trái.

b) Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định các đại lượng còn thiếu trong hình vẽ ( vẽ lại hình vào giấy kiểm tra):

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

B

C

C

A

D

Tự luận

Câu 1:

- Cường độ dòng điện định mức của ấm điện là

P = U.I =>I = P/U = 1100/220 = 5(A)

- Công của dòng điện trong 1 ngày là:

A = P.t = 1100.0,5= 550W = 0,55kW.h

- Số tiền điện phải trả trong một tháng là

 0,55 x  30 x 2000 = 33.000(đ)

Câu 2:

a. Quy tắc nắm bàn tay phải:

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

b. Đầu A là cực Bắc, B là cực nam

Câu 3 :

a. Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

b.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF